Viết bài văn thuyết minh về thể thơ lục bát ko chép mạng nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.
II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:
- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.
III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.
II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:
- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.
III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
tham khảo
đề 1
Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất
Học ngoan chợt thấy mình hư
Học khôn nhận thức hình như mình khờ
Học nhiều chỉ nhớ sơ sơ
Học nhún nhường biết so đo với đời
Học thua thiệt đủ kiếm lời
Học bảo thủ kịp theo thời kẻo quê
Học khen, khéo vẽ thành chê
Học cách chân thật mai về gian manh
Học độc ác tránh làm lành
Học tiểu nhân, hiểu cao thanh thế nào
Học cay đắng, quý ngọt ngào
Học nghèo thừa nhận sang giàu vẫn hơn
Học thất bại, muốn thành công
Học chung thủy, đổi thay lòng cho nhanh
Học bảo vệ, phá tanh bành
Học cống hiến chán, tranh giành mới vui!
học tốt .nhớ mình không sao chép nha!
Tôi đây đâu dám mong nhiều
Ước mong cho đủ để dùng mà thôi
Ước ta có chí học hành
Ước ta có sức cho nên người.
Tham khảo trên Hoc24:
Chiều buông rộn tiếng ve ngân
Bước chân thầy bỗng chậm dần đường xưa
Một đời dệt thảm ước mơ
Để em có một tuổi thơ huy hoàng
Đò đầy gánh ước mơ sang
Đổ về bến hẹn vững vàng thầy trao
Thời gian tựa giấc chiêm bao
Quay đi ngoảnh lại đã vào tuổi ông
Cảm ơn bao ước mơ hồng
Dưỡng nuôi ý chí khó không chịu lùi
Hôm nay vững bước đường đời
Nhờ công thầy đã một đời bón chăm.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.
Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.
Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: Số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.
Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: Câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.
Vần trong thơ lục bát có hai loại: Vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.
Ví dụ:
Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng,
Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.
(Ca dao)
Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
(Ca dao)
Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.
Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.
Ví dụ:
Bần thần hương huệ thơm đêm
b t b
Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn
B t b b
Chân nhang lấm láp tro tàn
b t b
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.
b t b b
(Mẹ và em – Nguyễn Duy)
Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.
Ví dụ:
Khi tựa gối, khi cúi đầu,
t b b
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.
Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.
Ví dụ:
Vì mây / cho núi / lên trời,
Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.
Hay:
Gió sao / gió mát / sau lưng
Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này?
(Ca dao)
Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:
Dễ dàng / là thói / hồng nhan,
Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều!
Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.
Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước.
thánh kiu bạn nhiều