Đọc đi, cảm động lắm
Bạn già
Ông đã không bao giờ còn có thể tìm lại được hơi ấm của ngày xưa. Của những đêm mưa tầm tã... Đôi mắt đó đã nhắm lại. Vĩnh hằng....
57 tuổi đời, ông vẫn không có lấy cho mình một cơ ngơi hoàn chỉnh, một sự nghiệp vững vàng. Trong mắt mọi người ông chỉ là một lão nghèo, không con cái. Sống trong một căn nhà dựng tạm, sập xệ, mục nát cùng với một con chó - cũng xơ xác như chính chủ nhân nó vậy...
Mười hai năm rồi, một người, một chó, sống lắt lay nơi cái Thành phố náo động này.
Ông từ đâu đến? Chẳng ai biết.
Ông tên chi? Cũng chả ai để ý hỏi làm gì.
Người ta chỉ biết tên con chó Phú Quốc luôn đi theo ông như hình với bóng - Đen. Đúng vậy, nó đen nhẻm. Bộ lông cũng không mượt mà, trông chẳng ra chi. Mọi người biết tên con chó, đơn giản là vì người ta nghe ông gọi nó như thế. Còn ông? Tên à? Có đấy. Họ thường gọi ông là Ông chủ hộ "cận giàu" (vì căn "nhà" của ông nằm cạnh một ngôi biệt thự khang trang, rộng lớn, "cận" giàu mà) Cũng có người trêu: "Lão Hạc". Ông không nói gì, chỉ cười xòa rồi lặng lẽ bước đi...
Vì sao người ta trêu ông? Không biết nữa... có lẽ... vì nghèo. Nhà ông có một vườn rau. Nói cho sang thế thôi chứ toàn rau dại, mọc hoang, không ai chăm sóc. Có lúc ông hái được chút rau, hoặc nhặt được mớ ve chai đem bán. Rồi mua được mấy ổ bánh mì, ăn qua bữa. Ông phân nửa, con chó cũng phân nửa. Sống qua ngày. Còn nếu không kiếm được gì, thì... đói. Chủ với tớ chịu chung...
Có những đêm tối trời mưa, căn nhà liêu xiêu dột nát. Cái mái nhà thủng nhiều lỗ không thể che chắn cho hai sinh linh kia khỏi giông bão cuộc đời. Ông ngồi trong một góc nhà, ôm con chó vào lòng. Ông ướt, con chó cũng chẳng hơn gì. Mưa vẫn xối ào ào, trong bóng đêm đen đặc, hai chiếc bóng nương tựa vào nhau, dựa vào hơi ấm của nhau mà sống. Hy vọng trời mau sáng, mưa sẽ ngừng rơi... Ông ôm chặt con chó bằng đôi tay run rẩy vì lạnh thì thầm:
"Đen à, xin lỗi đã bắt mày cùng tao chịu khổ! Nếu như tao giàu được như thiên hạ, tao sẽ cho mày cuộc sống tốt hơn... Tao chỉ có mình mày là tri kỷ, mày đừng bỏ tao nhé, ông bạn già của tao..."
Ông khóc. Nước mắt hòa vào nước mưa lăn dài không phân biệt được. Chỉ có những tiếng nấc rõ ràng, lạc lõng...Con chó có hiểu ông nói cái gì không chẳng biết. Chỉ biết nó đưa cái mõm đen ngòm sát vào người ông rên khe khẽ. Đôi mắt lóng lánh, u huyền...
Rồi một ngày kia, định mệnh của một lão nghèo đã thay đổi. Khát vọng về một cuộc sống khá giả ấm êm thúc đẩy ông đánh đổi bữa ăn hiếm hoi bằng hai tờ vé số. Ông liều. Nhưng trúng thật! Và trúng độc đắc. Phải chăng Thượng Đế đã mỉm cười?
Một năm sau, ông hạnh phúc ngắm nhìn căn nhà mới. Xinh đẹp, lộng lẫy trong kiến trúc hiện đại. Ngôi nhà sang trọng vô cùng. Ông ăn mặc sạch sẽ hơn, lụa là hơn. Với số tiền hiện có, cuộc sống thật tuyệt vời. "Bạn bè" của ông cũng nhiều hơn...
Ít tháng sau...
Con Đen cũng được... thay mới. Ông đem về nhà một con chó hoàng gia trắng muốt. Lông xù, vừa mượt vừa êm. Vì mọi người nói chó hoàng gia hợp với một căn nhà đẹp. Ừ, nhà của ông rất đẹp. Con khuyển xinh xắn mỗi ngày được ưu đãi với món thịt bò hảo hạng. Được ngủ trên một cái giường êm dành cho thú cưng. Mọi người ai cũng khen "Trông nó thật đẹp mắt". Và ông hãnh diện vì điều đó.
Có Trắng rồi. Đen bị tống cổ ra ngoài "Mày biến đi, đồ bẩn thỉu, không được vô nhà nghe không?". Sự mừng rỡ của nó khi thấy ông được đáp lại bằng những cú đá không thương tiếc.
Ông đã từng gọi nó là gì? Ông quên rồi. Ông đã từng hứa với nó điều gì? Ông còn nhớ không?
Con Đen bỏ đi, mất dạng. Ông không còn thấy nó nữa. Nó ở đâu? Ăn gì? Còn sống không? Ông không cần biết. Ông đang là một tỷ phú. Sống cuộc sống giàu sang mà ông vẫn hằng mơ ước. Ông biết điều đó, thế là đã đủ.
*****
Đêm trăng tròn, căn nhà tỷ phú "được" một tên cướp viếng thăm. Nghe tiếng động ông choàng tỉnh và phát hiện ra hắn. Con chó hoàng gia yêu dấu vẫn... ngủ say. Ông vừa định la lên thì đã bị tên cướp phát hiện.... Hắn rút ra một con dao bạc lao về phía ông. Phản chiếu ánh trăng lấp loáng......
Á....Á....Á...!!!!!
Tiếng thét đau đớn phá vỡ sự tĩnh lặng ghê rợn của bóng đêm ma mị. Mọi người ào đến nhưng tên cướp đã trốn thoát. Giữa nhà, trên nền gạch trắng phau. Những vệt máu loang lỗ... Ông run rẩy... Nấc những tiếng nghẹn lòng...
Trong lòng ông... con vật màu đen mềm oặt... máu đỏ từ người nó tuôn ra......
Trong cái khoảnh khắc con dao gần chạm tới ông, một cái bóng đen đã lao đến và.....hứng trọn...
Con dao cắm sâu vào người nó - con vật còm cõi với những sợi lông xơ xác - Đen - bạn già của ông. Tri kỷ của ông!!
Ông khóc! Khóc như một đưa trẻ bị bỏ rơi... những giọt đăng đắng nối nhau tuôn chảy nơi đuôi mắt hằn sâu những vết cắt của thời gian...
Chừng ấy năm sống trên cõi đời này, tạo hoá đã khắc lên người ông biết bao vết sẹo. Đôi mắt ông vẫn sáng nhưng lí trí và tâm hồn đã mờ đi vì cái gọi là tiền... Ông ôm chặt lấy con chó nghẹn ngào...
"Tao xin lỗi... Tao...xin...lỗi... Xi..n.... l..ỗi mà..y! Bạ..n.. g.i.à...ông...bạn già..."
Nhưng dẫu ông có nói ngàn lần cũng đã không còn kịp nữa... Nó không thể nào nghe thấy được... Ông ghì chặt con chó vào lòng. Con chó ướt. Ông cũng ướt. Nhưng không phải vì mưa nữa. Mà là vì máu...!
Ông đã không bao giờ còn có thể tìm lại được..... hơi ấm của ngày xưa. Của những đêm mưa tầm tã...
Đôi mắt đó đã nhắm lại... Vĩnh hằng.....
Cx dễ thui bn ạ , câu nói trên đã phần nào cho ta thấy sự bất lực của lão hạc khi để cậu con trai phải đi lm đồn điền vất vả. Vì nhà ko có tiền nên ms phải để cậu đi lm thuê công việc vất vả ko biết khi nào sẽ quay về hoặc cũng có thể ko bao giờ về nữa. Câu nói trên như một minh chứng về điều này ...từ đosuy ra dk tình yêu của lão hạc với con trai rất to lớn biết nhường nào- đó là ý kiến của mình nhé, có gì ko phải mong các bạn chỉ giúp mình ạ!
Nhắc đến con trai lão, ta hiểu lão yêu con sâu sắc đến nhường nào! Lão thương con không lấy được vợ, phẫn chí phải ra đi. Trong việc lỡ dở tình duyên này, lão luôn day dứt vì mình không phải. Ai đời làm cha mà không lo nổi hạnh phúc cả đời cho con, để nó phải đi làm đồn điền cao su? Lão thương con đứt ruột nhưng lại bất lực để con ra đi. Tất cả cũng chỉ tại những hủ tục của xã hội đương thời : bên nhà gái thách cưới nặng quá, lão nghèo nên không thể lo nổi, khiến trai gái yêu nhau mà không đến được vs nhau. Xã hội xưa bên nhà gái thách cưới rất nặng. Lão không cho nó bán vườn đâu phải vì không thương nó, đứa con mới lớn sao hiểu được sự lo lắng của người cha đã từng trải, suy nghĩ thấu đáo cho tương lai của con : “ Ai lại bán vườn đi lấy vợ ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu? Với lại , nói cho cũng nữa, nếu đằng gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới”. Con trai lão “thấy bố nói thế thì thôi ngay”, “thôi” nhưng nó có vẻ buồn vì “hai đứa mê nhau lắm”