Viết một bài văn kể về câu chuyện của cây lúa non?
giúp mik với!Đừng chép mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết một bài văn kể về câu chuyện của cây lúa non(Em là cây lúa non)?
giúp mik với .đúng mik tick cho
Tham khảo bài làm của câu hỏi bạn luyen le la ở dưới câu hỏi bạn ý !
Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó
vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi
nó:
−− Tại sao cậu lại khóc vậy?
−− Hu hu....Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi....đâu lắm bạn à.
Em tức giận:
−−Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách . Kẻ đó không có chút hiểu biết
gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều
người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.
Cây non xúc động:
−−Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy...Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn
của tớ.
Em tươi cười bảo:
−− Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ
sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.
−− Cảm ơn cậu nhiều lắm.
−− Thôi ...Tạm biệt cậu...Tớ phải vào lớp học rồi...Hẹn gặp lại sau...
Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được 1 việc tốt.
#)Trả lời :
Xin phép viết bằng thơ :
Sớm nay em trở dậy
Bình minh đang quét sương
Em bước vội trên đường
Nắng giát vàng đường nhỏ
Buổi mai trên thảm cỏ
Muôn hạt ngọc lung linh
Nhưng kìa bên vệ cỏ
Giữa những mầu xanh non...
Một cây xoan bé nhỏ
Trơ trọi một đoạn thân
Nhựa nâu từng dòng chảy
Như máu đang nhỏ dần
Em vội chạy đén bên
Vì sao ơi xoan bé
Vì sao em lại thế
Kể cho chị nghe nào!
Chị gió vừa đén đây
Biết chuyện liền dừng bước
Em như thấy tiếng cây
Đang nói trong tiếng nấc
Chị ơi có cô bé
Đôi môi đỏ như son
Lên đồi chơi thấy em
Liền mang trồng hè phố
Bảo : "Ở đây đón gió
Làm dịu cơn nắng hè!"
Chị ơi ngày hôm qua
Trời xanh và mây lụa
Em tràn trề dòng nhựa
Vẫn đầy ắp sức xuân.
Mới chiều hôm qua thôi
Ở đây chơi trận giả
Một bạn bẻ luôn em
Để trêu nhau. Ồn ã.
Chị ơi em buồn quá
Máu tim đã đổ rồi
Không biết bao giờ nữa
Em mới lại xanh tươi.
- Em ơi em đừng khóc
Nắng mưa sẽ giúp em
Cứ an tâm em nhé
Rồi em sẽ lớn lên
Chị gió cũng vui vẻ
- Này đừng buồn nghe em!
Mặt trời hóm hỉnh cười
- Ta sẽ giúp chóng lớn
Còn cô bé kia ơi
Đi học đi kẻo muộn
Chào xoan, em đi học
Ngồi yên trong lớp rồi
Vẫn nghĩ đến xoan nhỏ
Cùng bao mầm xanh tươi.
- Các bạn của mình ơi
Đừng bẻ cây hái lá
Giữ mãi mầu xanh nhé
Mầu xanh của hòa bình.
#~Will~be~Pens~#
Nguyên 1 câu chuyện em thêm mắm thêm muối vô nha ( suy nghĩ của e với mb kb á)
Vua Quang Trung đại phả quân Thanh
Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.
Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.
Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:
- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.
- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.
- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.
Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.
Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.
Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.
Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.
THAM KHẢO
Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.
Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.
Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.
Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.
Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.\k cho mình nha bạn hiền ~~~
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa
Tôi là cây lúa. Họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đã mấy ngàn năm nay. Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng tôi đã gắn bó thân thiết với con người. Bằng hạt gạo – hạt ngọc của trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng mừng thọ vua Hùng. Cuộc đời cây lúa chúng tôi gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.
Chúng tôi sinh ra và lớn lên từ những hạt thóc giống chín mẩy, vàng ươm. Sau mấy tháng nằm nghỉ ngơi trong bồ lúa, chị em chúng tôi được đem ra ngâm vào nước ba sôi hai lạnh. Nước ấm làm chúng tôi tỉnh giấc. Sự sống trong chúng tôi bừng dậy. Vài ngày sau, những chiếc rễ trắng tinh đã nhú ra. Một sớm mai hồng, chúng tôi được đem gieo trên những mảnh ruộng phẳng phiu như chiếu trải. Mùi bùn ngai ngái khiến chúng tôi ngây ngất. Ánh nắng ấm áp ban ngày, làn sương mát dịu ban đêm giúp chúng tôi nảy mầm đâm lá thành những cây mạ non mơn mởn. Cô bác nông dân chăm sóc chúng tôi kĩ lắm.
Thế rồi vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được nhổ lên, bó thành từng bó. Từ đó, chị em chúng tôi bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời: từ cây mạ biến thành cây lúa. Cứ vài dảnh mạ được cấy thành một gốc. Gốc này cách gốc kia mỗi chiều chừng ba tấc. Đang quen sống quây quần ấm áp bên nhau, giờ bị tách riêng ra, chúng tôi cảm thấy trống trải và lạnh lẽo vô cùng. Phải mất chừng vài tuần, chúng tôi mới bén rễ trên đất mới. Màu xanh của lá thẫm dần và thân thể chúng tôi cứng cáp hẳn lên. Bộ rễ cần cù hút màu mỡ nuôi cây. Dần dà, chúng tôi đã trở thành những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt. Bụi nọ mọc sát bụi kia tạo thành một tấm thảm xanh mênh mông, mỗi lần gió thổi qua lại dập dờn như sóng biển.
Ngày tháng trôi qua, chúng tôi đã thành lúa thì con gái. Các cô bác nông dân thường xuyên nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu rầy phá hoại lúa. Một hôm, trong gió sớm thoang thoảng mùi thơm thật dễ chịu. Đầu bờ, có tiếng reo vui: Ồ, lúa đã làm đòng rồi đây này! Những bàn tay vuốt ve trìu mến. Chúng tôi thầm cám ơn những bàn tay chai sần, rám nắng của người nông dân một nắng hai sương vất vả trên đồng ruộng.
Bao mồ hôi của họ đã đổ xuống đất này. Họ hàng nhà lúa chúng tôi không phụ ơn người. Tháng năm, mùa lúa chín, cả cánh đồng phủ một màu vàng rực như kén tằm. Màu vàng của nắng, màu vàng của lúa làm sáng cả một vùng quê thanh bình, gợi cảm giác ấm no, sung túc.
Đoàn người tay liềm, tay hái đổ ra đồng gặt lúa. Tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng máy tuốt lúa rào rào xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Âm thanh náo nức vang khắp cánh đồng. Theo chân người, chúng tôi về với từng sân phơi. Quang cảnh xóm làng thật nhộn nhịp và trong lòng chúng tôi cũng dâng lên một niềm vui khó tả.
Sau mấy ngày phơi mình dưới ánh nắng chói chang, chúng tôi được quạt sạch rôi đổ vào bồ, vào vựa. Có chúng tôi, người nông dân sẽ có được nhiều thứ hàng hóa cần thiết phục vụ cho đời sống. Chúng tôi đã góp phần tạo nên những ngôi nhà ngói mới, thay thế những mái tranh nghèo. Bộ mặt nông thôn ngày càng tươi đẹp chính là nhờ sự đóng góp đáng kể của họ hàng nhà lúa chúng tôi.
Chúng tôi vui sướng vì đã giúp ích cho con người. Nhân đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh lời nhắn nhủ chân thành của ông cha:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Tôi là cây lúa. Họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đã mấy ngàn năm nay. Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng tôi đã gắn bó thân thiết với con người. Bằng hạt gạo – hạt ngọc của trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng mừng thọ vua Hùng. Cuộc đời cây lúa chúng tôi gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người.
Chúng tôi sinh ra và lớn lên từ những hạt thóc giống chín mẩy, vàng ươm. Sau mấy tháng nằm nghỉ ngơi trong bồ lúa, chị em chúng tôi được đem ra ngâm vào nước ba sôi hai lạnh. Nước ấm làm chúng tôi tỉnh giấc. Sự sống trong chúng tôi bừng dậy. Vài ngày sau, những chiếc rễ trắng tinh đã nhú ra. Một sớm mai hồng, chúng tôi được đem gieo trên những mảnh ruộng phẳng phiu như chiếu trải. Mùi bùn ngai ngái khiến chúng tôi ngây ngất. Ánh nắng ấm áp ban ngày, làn sương mát dịu ban đêm giúp chúng tôi nảy mầm đâm lá thành những cây mạ non mơn mởn. Cô bác nông dân chăm sóc chúng tôi kĩ lắm.
Thế rồi vào một ngày đẹp trời, chúng tôi được nhổ lên, bó thành từng bó. Từ đó, chị em chúng tôi bước qua một giai đoạn mới của cuộc đời: từ cây mạ biến thành cây lúa. Cứ vài dảnh mạ được cấy thành một gốc. Gốc này cách gốc kia mỗi chiều chừng ba tấc. Đang quen sống quây quần ấm áp bên nhau, giờ bị tách riêng ra, chúng tôi cảm thấy trống trải và lạnh lẽo vô cùng. Phải mất chừng vài tuần, chúng tôi mới bén rễ trên đất mới. Màu xanh của lá thẫm dần và thân thể chúng tôi cứng cáp hẳn lên. Bộ rễ cần cù hút màu mỡ nuôi cây. Dần dà, chúng tôi đã trở thành những bụi lúa đầy đặn và tươi tốt. Bụi nọ mọc sát bụi kia tạo thành một tấm thảm xanh mênh mông, mỗi lần gió thổi qua lại dập dờn như sóng biển.
Ngày tháng trôi qua, chúng tôi đã thành lúa thì con gái. Các cô bác nông dân thường xuyên nhổ cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu rầy phá hoại lúa. Một hôm, trong gió sớm thoang thoảng mùi thơm thật dễ chịu. Đầu bờ, có tiếng reo vui: Ồ, lúa đã làm đòng rồi đây này! Những bàn tay vuốt ve trìu mến. Chúng tôi thầm cám ơn những bàn tay chai sần, rám nắng của người nông dân một nắng hai sương vất vả trên đồng ruộng.
Bao mồ hôi của họ đã đổ xuống đất này. Họ hàng nhà lúa chúng tôi không phụ ơn người. Tháng năm, mùa lúa chín, cả cánh đồng phủ một màu vàng rực như kén tằm. Màu vàng của nắng, màu vàng của lúa làm sáng cả một vùng quê thanh bình, gợi cảm giác ấm no, sung túc.
Đoàn người tay liềm, tay hái đổ ra đồng gặt lúa. Tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng máy tuốt lúa rào rào xen lẫn tiếng nói cười rộn rã. Âm thanh náo nức vang khắp cánh đồng. Theo chân người, chúng tôi về với từng sân phơi. Quang cảnh xóm làng thật nhộn nhịp và trong lòng chúng tôi cũng dâng lên một niềm vui khó tả.
Sau mấy ngày phơi mình dưới ánh nắng chói chang, chúng tôi được quạt sạch rôi đổ vào bồ, vào vựa. Có chúng tôi, người nông dân sẽ có được nhiều thứ hàng hóa cần thiết phục vụ cho đời sống. Chúng tôi đã góp phần tạo nên những ngôi nhà ngói mới, thay thế những mái tranh nghèo. Bộ mặt nông thôn ngày càng tươi đẹp chính là nhờ sự đóng góp đáng kể của họ hàng nhà lúa chúng tôi.
Chúng tôi vui sướng vì đã giúp ích cho con người. Nhân đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh lời nhắn nhủ chân thành của ông cha:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần