K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2018

-Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng

- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ để cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản nhật dụng (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sự dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản)

Tính cập nhật của văn bản: kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng, để tài (đề tại có tính chất cập nhật). Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội.

26 tháng 11 2019

Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 để cập đến những vấn đề:

- Môi trường: Thông tin về trái đất năm 2000

- Dân số: Bài toán dân số

- Bài trừ tệ nạn thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá

9 tháng 4 2018

Chọn đáp án: D

a) Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ Văn 7 đề cập đến các vấn đề như : vai trò của nhà trường, giáo dục đối với trẻ em, tình mẫu tử, quyền trẻ em.

Suy nghĩ của em về vấn đề em quan tâm nhất : Vai trò của nhà trường:

Truyện "Cổng trường mở ra" thể hiện 1 cách xúc động, tấm lòng tình yêu thương bao la của người mẹ hiền dành cho đứa con thơ, đồng thời tác giả cũng chỉ rõ ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu động trong tâm hồn mỗi người và nêu lên vai trò to lớn của giáo dục đối với trẻ em.

b) Phân biệt ca dao và tục ngữ :

- Ca dao :

+ Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát.

+ Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.

+ Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...

- Tục ngữ:

+ Là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

+ Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.

30 tháng 7 2019

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...


Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

5 tháng 4 2018

So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3) :

- Vấn đề :

    + Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống ⇒ Vấn đề xã hội

    + Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ⇒ Vấn đề xã hội

    + Văn bản (3) là lời kêu gọi toàn quốc đoàn kết và quyết tâm kháng chiến chống Pháp ⇒ vấn đề chính trị.

- Từ ngữ :

    + Văn bản (1) và (2) : có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…).

    + Văn bản (3) : sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).

- Cách thức thể hiện nội dung :

    + Văn bản (1) và (2) : thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.

    + Văn bản (3) : chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội dung nhỏ được liên kết với nhau.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Các văn bản nhật dụng đã được học :

+ Cổng trường mở ra

+ Mẹ tôi

+ Cuộc chia tay của những con búp bê

Nội dung những văn bản trên là những vế đề bức thiết trong xã hội như các vấn đề về gia đình, quyền trẻ em, môi trường,....

Ngoài ra còn có bài Ca Huế trên sông Hương.

1. Vấn đề nhật dụng trong văn bản "Tôi đi học" là vấn đề về giáo dục.

3. Vấn đề nhật dụng và điểm chung của 3 văn bản :

- Vấn đề nhật dụng :

+ Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000: Hạn chế sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.

+ Bài toán dân số: Gia tăng dân số là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của loài người.

+ Ôn dịch, thuốc lá: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch thuốc lá bởi những tác hại vô cùng nguy hiểm mà nó mang lại.

Cả 3 văn bản có điểm chung là đều những tác hại, thông điệp gần gũi trong cuộc sống, vấn đề bức thiết và cần được giải quyết triệt để.

26 tháng 1 2022

Refer:

1,  Các văn bản nhật dụng đã học :

1/ Cổng trường mở ra

-Nội dung: Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu lắng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của con người.

Văn bản đề cập về vấn đề giáo dục, khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với con người, khuyến khích tự lập tự bước đi trên đôi chân của mình

2/ Cuộc chia tay của những con búp bê

-Nội dung: Vấn đề hạnh phúc gia đình bị chia cắt, con cái chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn. Tình cảm, tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng của cả 2 em bé

Văn bản đề cập về vấn đề gia đình trong cuộc sống với lời nhắn nhủi đến mỗi gia đình và toàn xã hội hãy hiểu và hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ, hãy lắng nghe những mong ước cháy bỏng của tuổi thơ: mong ước có được 1 gia đình hạnh phúc

3/ Mẹ tôi

- Nội dung: Nói về người mẹ có vai trò vô cùng quan trong trong gia đình. Phải yêu thương, kính trọng người mẹ của mình

Văn bản đề cập đến vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình và tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tính cảm thiêng liêng nhất đối vs mỗi con người.

4/  Ca Huế trên sông Hương

- Nội dung : Tả cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng, đồng thời giới thiệu các làn điệu dân ca Huế thể hiện lòng tự hào về Huế

- Thành công trong việc miêu tả cảnh và bộc lộ tâm trạng.

2, 

1. Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt

+ Nội dung: khẳng định chủ quyền nước Nam và quyết tâm chống giặc ngoại xâm

+ Nghệ thuật: ngắn gọn, xúc tích, ngôn ngữ hùng hồn, đanh thép

2. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải

+ Nội dung: Chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị

+ Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm xúc, giọng thơ hân hoan, tự hào

3. Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông

+ Nội dung: Bức tranh cảnh vật làng quê

+ Nghệ thuật: điệp ngữ, tiểu đối, ngôn ngữ đậm chất hội họa

4. Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi

+ Nội dung: Cảnh đẹp thiên nhiên đất Côn Sơn 

+ Nghệ thuật: giọng điệu nhẹ nhàng êm ái, đại từ hô gọi "ta"

5. Sau phút chia li - Đặng Trần Côn/Đoàn Thị Điểm?

+ Nội dung: Nỗi sầu của người phụ nữ có chồng ra trận

+ Nghệ thuật: ước lệ tượng trưng, thể thơ song thất lục bát, điệp từ, điệp ngữ

6. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

+ Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ

+ Nghệ thuật: ẩn dụ, kết cấu chặt chẽ

7. Qua đèo ngang - bà Huyện Thanh Quan

+ Nội dung: nỗi niềm nhớ nước thương nhà

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tả cảnh ngụ tình, phép đối, từ láy

8. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

+ Nội dung: tình bạn chân thành thắm thiết

+ Nghệ thuật: phép đối, nói quá, giọng điệu dí dỏm

9. Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh

+ Nội dung: sự gắn bó hòa hợp giữ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước

+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

10. Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh

+ Nội dung:Tình yêu thiên nhiên, cảnh đêm trăng Việt Bắc

+ Nghệ thuật: so sánh, điệp từ, liên tưởng, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị

28 tháng 1 2022

mình cảm ơn bạn nha