K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2018

Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất nổi tiếng với tài  năng của mình và được khẳng định bởi nhiều tác phẩm trong kho tàng  văn học Việt Nam. Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta”  dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác  giả hòa quyện với hình ảnh  hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của  người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị

                                                                    Hạt gạo làng ta
                                                                    Có vị phù sa
                                                                    Của sông Kinh Thầy
                                                                    Có hương sen thơm
                                                                    Trong hồ nước đầy
                                                                    Có lời mẹ hát
                                                                    Ngọt bùi đắng cay…

Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc  và được  thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau  bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết  tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn  gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba  với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng  đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy.
                                                                        Hạt gạo làng ta
                                                                        Có bão tháng bảy
                                                                        Có mưa tháng ba
                                                                        Giọt mồ hôi sa
                                                                        Những trưa tháng sáu
                                                                        Nước như ai nấu
                                                                        Chết cả cá cờ
                                                                        Cua ngoi lên bờ
                                                                        Mẹ em xuống cấy…

Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo  người ra chiến trường, là quà , tình cảm của  hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian  khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy  là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.

                                                                     Hạt gạo làng ta
                                                                     Những năm bom Mỹ
                                                                     Trút trên mái nhà
                                                                     Những năm cây súng
                                                                     Theo người đi xa
                                                                     Những năm băng đạn
                                                                     Vàng như lúa đồng
                                                                     Bát cơm mùa gặt
                                                                     Thơm hào giao thông…

Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự  giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như  người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết  Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.

                                                                      Hạt gạo làng ta
                                                                      Có công các bạn
                                                                      Sớm nào chống hạn
                                                                      Vục mẻ miệng gàu
                                                                      Trưa nào bắt sâu
                                                                      Lúa cao rát mặt
                                                                      Chiều nào gánh phân
                                                                      Quang trành quết đất

Ở khổ thơ cuối, tầm  quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ  lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao  động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự  tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả 
                                                                      Hạt gạo làng ta
                                                                      Gửi ra tiền tuyến
                                                                      Gửi về phương xa
                                                                      Em vui em hát
                                                                      Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.  Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ  bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.

25 tháng 7 2018

mk nghĩ :

Để có đc hạt gạo thì những người nông dân đã phải bỏ ra bao nhiêu mồ hôi, công sức. Vì vậy chúng ta cần phải quý trọng hạt gạo và biết ơn những người nông dân.

hk tốt 

29 tháng 7

đoạn thơ thể hiện sự vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất. Qua đó giúp ta hiểu được sự vất vả ấy để tạo nên hạt gao một nắng hai sương.

8 tháng 11

Tự làm đi em

10 tháng 6 2023

nhanh cho mik với ạ cảm ơn mn

 

10 tháng 6 2023

câu thơ cho thấy sự yêu quý của tác giả với hạt gạo làng ta 

11 tháng 12 2023

phải nói là cảm thụ gì chứ ??

ko hiểu

11 tháng 12 2023

*Tham khảo                                                                      Hạt gạo làng ta
                                                                                         Gửi ra tiền tuyến
                                                                                         Gửi về phương xa
                                                                                          Em vui em hát
                                                                                         Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.  Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ  bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.

- Đoạn thơ đầu: 

+  Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.

+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy

+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân 

=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"

- Đoạn thơ thứ hai: 

+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. 

+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu

+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa 

=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết. 

- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ

+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc 

+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc

- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn

- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

12 tháng 2 2023

Hạt gạo được ví là như 1 hạt vàng . 

12 tháng 2 2023

Hạt gạo đó được coi là "hạt vàng" vì hạt gạo rất quý  Hạt gạo được làm nên nhờ đất, nhờ nước . - Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi. - Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.

11 tháng 12 2021

hạt vàng

11 tháng 12 2021

Hạt vàng

Hạt gạo làng taHạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nayHạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi rơiNhững trưa tháng sáuNước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm bom...
Đọc tiếp

Hạt gạo làng ta

Hạt gạo làng ta 
Có vị phù sa 
Của sông Kinh Thầy 
Có hương sen thơm 
Trong hồ nước đầy 
Có lời mẹ hát 
Ngọt bùi hôm nay

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bảy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi rơi
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 

Hạt gạo làng ta 
Những năm bom Mỹ 
Trút trên mái nhà 
Những năm cây súng 
Theo người đi xa 
Những năm bom đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt 
Thơm hào giao thông 

Hạt gạo làng ta 
Có công các bạn 
Sớm nào chống hạn 
Vực mẻ miệng gầu 
Trưa nào bắt sâu 
Lúa cao rát mặt 
Chiều nào gánh phân 
Quanh trành quết đất 

Hạt gạo làng ta 
Gửi ra tiền tuyến 
Gửi về phương xa 
Em vui em hát 
Hạt vàng làng ta 

Dựa vào bài thơ ''Hạt gạo làng ta'' của Trần Đăng Khoa, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hạt gạo làng ta được tạo nên từ những gì? Ấn tượng của em về những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo.

Câu 2: Tìm những dòng thơ phản ánh hiện thực đế quốc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc? Suy nghĩ của em về hoàn cảnh lao động sản xuất của người nông dân trong hoàn cảnh đó?

câu 3: Để làm ra hạt gạo, ngoài công sức của các bác nông dân còn có sự góp sức của ai, qua những hoạt động nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4: Ở khổ thơ cuối, tại sao "Hạt gạo làng ta" lại trở thành "Hạt vàng làng ta"?

Câu 5: Trong bài thơ, dòng thơ "Hạt gạo làng ta" được lặp lại mấy lần? dụng ý của sự lặp lại ấy là gì?

Ngữ văn địa phương lớp 6.

 

 

1
28 tháng 5 2018

Câu 1:

- Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mờ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.

- Giọt mồ hôi sa. - Những trưa tháng sáu. - Nước như ai nấu. - Chết cả cá cờ. - Cua ngoi lên bờ. - Mẹ em xuống cấy.

Câu 2: Câu thơ:

''Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà ''

=> Để làm ra hạt gạo thời đó, người nông dân đã rất vất vả

Câu 3:

Có sự góp sức của các bạn nhỏ

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vực mẻ miệng gầu

Trưa nào bắt sâu 

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quanh trành quết đất

Tác giả lớn lên từ đồng quê Việt Nam nên ông đã hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Bởi lẽ, hạt gạo làm ra với bao mồ hôi, công sức với bao khó khăn do thiên nhiên gây ra. Đó là “cái bão tháng bảy, cái mưa tháng ba, cái nắng tháng sáu” khắc nghiệt như vậy. Đến nỗi, “cua ngoi lên bờ” để tránh nắng nóng, cá cờ cũng phải chết vì không chịu được cái nắng gay gắt. Ấy vậy mà “mẹ em xuống cấy”. Qua đây, em thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Vì vậy, em càng quý trọng công sức lao động của người nông dân.

Tác giả lớn lên từ đồng quê Việt Nam nên ông đã hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Bởi lẽ, hạt gạo làm ra với bao mồ hôi, công sức với bao khó khăn do thiên nhiên gây ra. Đó là “cái bão tháng bảy, cái mưa tháng ba, cái nắng tháng sáu” khắc nghiệt như vậy. Đến nỗi, “cua ngoi lên bờ” để tránh nắng nóng, cá cờ cũng phải chết vì không chịu được cái nắng gay gắt. Ấy vậy mà “mẹ em xuống cấy”. Qua đây, em thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Vì vậy, em càng quý trọng công sức lao động của người nông dân.