K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2018

13 tháng 7 2018

a) Một cử chỉ của Bác trong buổi lễ đọc Tuyên Ngôn ,đối với nhân dân trong một câu hỏi một câu rất bình thường, mà sao ta cảm thấy trong đó như có một tình yêu thương vô bờ : " Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ? " Chỉ một cử chỉ ấy, ta có thể nhận thấy rõ rằng khoảng cách giữa Bác và nhân dân đã không còn gì nữa, mà thay vào đó là tình cảm đồng bào với nhau, là sự quan tâm của vị Cha già đối với những đứa con của mình . Cách xưng hô của Bác sao mà gần gũi quá, âu cũng là một nhân cách lớn trong tâm hồn Hồ Chí Minh, cũng là điểm sáng về đạo đức mà chúng ta cần phải học tập và làm theo . ( Xin lỗi bạn, mình mới lớp 6, phân tích không đầy đủ lắm, bạnt hông cảm nhé )

b)Chỉ ra những từ Hán Việt : đồng bào, tuyên ngôn, độc lập

c) Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm

BPTT : so sánh

d) Biện pháp tu từ đó đã làm cho thấy rõ đó là sự quyết tâm, sự đồng lòng của nhân dân đối với những điều Bác nói, ngoài ra đó còn là minh chứng cho lòng đoàn kết của nhân dân, với cử chỉ thân thương của Bác ...

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 5 2018

a. Đoạn văn nằm trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.

b. Nội dung chính: nói về cảnh dân đen đang chống trọi lại với cảnh nghìn sầu muôn thảm và đối mặt với nguy cơ đê vỡ.

c. Đoạn trích với nghệ thuật tương phản và tăng cấp cho thấy sự đối lập giữa tình thế nguy cấp của người dân và thái độ thờ ơ của quan phụ mẫu. Việc miêu tả cảnh những người dân thống khổ đã tố cáo thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, bản chất lòng lang dạ thú của viên quan phụ mẫu.

4 tháng 3 2022

Tham khảo:

Từ văn bản Chiếu dời đô, ta có thể nhìn nhận được sự lập luận sắc bén, thuyết phục, vừa thấu tình đạt lý, có cả lý cả tình của nhà vua. Và quyết định ấy được lập luận bằng hệ thống luận điểm vô cùng sắc bén của nhà vua. Nhà vua đã chỉ ra rằng việc dời đô là bắt buộc trong tình cảnh lúc bấy giờ đó là đất nước đã được hòa bình nên việc đóng đô ở vùng rừng núi hiểm trở Ninh Bình không còn thích hợp nữa. Đồng thời, nhà vua cũng đưa ra những bằng chứng về thuận lợi của mảnh đất Đại La. Lịch sử hơn 1000 năm đã thể hiện được sự anh minh, sáng suốt và tài tình của nhà vua. Đại La xưa- Hà Nội nay dù đã trải qua 1000 năm lịch sử nhưng Hà Nội vẫn là thủ đô bình yên của đất nước Việt Nam yêu dấu, yên bình mà yêu dấu, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa quan trọng. Quyết định dời đô của nhà vua đã được chứng minh sự đúng đắn bằng sự tồn tại trường tồn của Hà Nội ngày nay. Phải chăng nhà vua là người có khả năng nhìn thấu được tương lai để đưa ra quyết định đúng đắn và vĩ đại đến nhường vậy? Tóm lại, quyết định dời đô của vua Lý Công Uẩn là một trong những quyết định lớn thể hiện sự sáng suốt và anh minh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

** câu nghi vấn được in đậm

STTTên văn bảnNhân vật chínhTính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính

1 Con Rồng cháu Tiên Lạc Long Quân, Âu Cơ Tổ tiên của người Việt đùm bọc, đoàn kết dân tộc Việt.
2 Bánh chưng, bánh giầy Lang Liêu Người sáng tạo ra bánh chưng bánh giầy- đề cao thành tựu nông nghiệp, óc sáng tạo, giá trị của lao động.
3 Thánh Gióng Gióng Người anh hùng dẹp tan giặc Ân- ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
4 Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh: tinh thần đoàn kết chống bão lũ của cộng đồng. Thủy Tinh: bão lũ, thiên tai.
5 Sự tích Hồ Gươm Lê Lợi Anh hùng giải phóng dân tộc, xuất phát từ nhân nghĩa, khát vọng độc lập.
6 Sọ Dừa Sọ Dừa Phẩm chất, tài năng dưới vẻ ngoài dị dạng- giá trị chân chính của con người, tình thương với người bất hạnh.
7 Thạch Sanh Thạch Sanh Dũng sĩ diệt ác cứu người, ước mơ đạo đức, công lí, nhân văn.
8 Em bé thông minh Em bé thông minh Người thông minh, đề cao giá trị con người.
9 Cây bút thần Mã Lương Người vừa có tài vừa có đức- đề cao công bằng xã hội, đề cao nghệ thuật chân chính.
10 Ông lão đánh cá và con cá vàng Ông lão đánh cá, mụ vợ Phê phán, chê trách những kẻ ác độc, tham lam. Chân lí ở hiền gặp lành.
11 Ếch ngồi đáy giếng ếch Ngu ngốc, tự mãn, thiếu hiểu biết- cần nâng cao hiểu biết.
12 Thầy bói xem voi Năm ông thầy bói Sự phiến diện, thiếu hiểu biết, nhìn nhận lệch lạc.
13 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Phê phán sự thiếu đoàn kết. Cá nhân không thể sống tách biệt với tập thể.
14 Treo biển Chủ cửa hàng Sự thiếu chính kiến, thiếu kinh nghiệm sống, không tự chủ được bản thân.
15 Con hổ có nghĩa Con hổ, bà đỡ Trần Loài vật có nghĩa- đề cao ân nghĩa, lòng biết ơn trong đạo làm người.
16 Mẹ hiền dạy con Mẹ Mạnh Tử Tình thương con của một người mẹ hiền, cách dạy con nghiêm khắc, đúng đắn. Cho con môi trường sống tốt, dạy con đạo làm người.
17 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Thầy Tuệ Tĩnh Thầy thuốc tận tâm, có nhân cách, trọng nghĩa tín.
18 Dế Mèn phiêu lưu kí Dế Mèn Nhân vật trẻ tuổi có vẻ đẹp ngoại hình nhưng kiêu căng, tự phụ.
19 Bức tranh của em Nhân vật tôi Nhân vật người anh đầy ghen tị, hạn chế về tính cách, nhưng biết hối lỗi .
20 Buổi học cuối cùng Phrang Người thầy yêu nước tha thiết qua việc yêu dân tộc.

4 tháng 10 2023

Tác dụng chính của các hình ảnh được đưa vào văn bản là giúp người đọc dễ hình dung ra loại phương tiện đang được giới thiệu.

=> Đáp án C.

4 tháng 1 2020

d, Bài học: cần chủ động, tích cực, sống trách nhiệm và tự trọng

28 tháng 4 2019

II.

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

7 tháng 5 2023

Từ việc đọc hiểu văn bản trên, một số lưu ý em rút ra được trong việc đọc, phân tích một kịch bản tuồng nói riêng và văn bản kịch nói chung:

– Cần đọc kĩ từ 2-3 lần.

– Chú ý những từ ngữ, hình ảnh đặc biệt trong câu thoại của từng nhân vật.

– Xác định được đề tài, cảm hứng chủ đạo của văn bản.

– Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm.

29 tháng 4 2018

a. Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

-Câu đặc biệt : Lá ơi!

- Câu rút gọn: Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.