Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3/2009, Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban-ki Mun tuyên bố: “Bạo lực đối với phụ nữ là một tội ác ghê tởm”.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có hơn 1 tuần để gửi bài mà em. Em có vướng mắc ở đâu ko?
Mặc dù chỉ là quần chúng ăn dưa không liên quan, nhưng mình có thể có 1 góp ý rất rất nho nhỏ là chúng ta có nên thả rộng một chút về mặt hình thức văn bản không? Kiểu như hình thức văn bản khuôn mẫu mở-thân-kết nó khiến bài viết chỉ bó gọn trong dạng lý luận văn học trong nhà trường, khiến sức sáng tạo của các bạn tham gia bị bóp nghẹt khá nhiều. Trong khi đó trên thực tế, thể loại liên quan đến "văn học" mà chúng ta tiếp xúc ở ngoài thì các thể loại mà hình thức cấu trúc mang tính tự do lại mang tính áp đảo: truyện, thơ, tản văn, kí... Từ đó có thể thấy việc yêu cầu bố cục bài viết phải như một bài văn thông thường đã giết sạch các ý tưởng viết thơ, viết truyện ngắn, viết tản văn, viết nhật kí hồi kí, viết thư... để thể hiện nội dung cùng chủ đề. Mà các hình thức viết kể trên cũng thú vị đấy chứ, có lẽ chúng ta không nên kì thị chúng như vậy?
Mẹ kính yêu của con, mẹ biết không? Ở lớp học, cô giáo có phát động cuộc thi viết thư cho mẹ và con muốn nhờ bức thư này để nói lên tình cảm của con dành cho mẹ.
Con biết hằng ngày mẹ rất bận rộn, với nhiều công việc đang đợi mẹ. Vào buổi sáng, mẹ phải dậy sớm để đưa con ra xe buýt đến trường rồi mới đi làm. Buổi chiều về, mẹ phải đi chợ, nấu ăn cho cả gia đình, kèm con học bài, chơi với con rồi ru cho con ngủ. Mỗi khi con bị ốm, mẹ thức trắng cả đêm bên cạnh con kiểm tra nhiệt độ, giúp con hạ nhiệt, vỗ về cho con dễ đi vào giấc ngủ.
Khi mùa hè đến, mẹ sẽ cho con đi rất nhiều nơi và dạy con hiểu về những bài học của cuộc sống. Con nhớ nhất là kỷ niệm đi chơi ở Sapa cùng mẹ. Con và mẹ đi đến bản nghèo, gặp gỡ và nói chuyện với các bạn nhỏ. Nhờ vậy, con biết mình đang được hưởng một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Sau chuyến đi, con tự nhủ mình phải học hành chăm chỉ, trở thành người có ích và giúp đỡ những người nghèo, gặp khó khăn.
Và nhân ngày 8/3, không món quà nào quan trọng hơn tấm lòng thành, nên con xin chúc mẹ luôn luôn xinh đẹp, hạnh phúc và có sức khỏe dồi dào để chăm lo cho gia đình của mình, đặc biệt là phải yêu thương con nhiều hơn nữa mẹ nhé. Con yêu mẹ rất nhiều.
TT | Tên điều ước quốc tế | Điều ước quốc tế về quyền con người(1) | Điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia(2) | Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế(3) | |
1 | Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em | (1) | |||
2 | Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển | (2) | |||
3 | Nghị định thư Ki -ô –tô về môi trường | (2) | |||
4 | Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng | (2) | |||
5 | Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư | (3) | |||
6 | Hiệp đinh thương mại Việt Nam – Nhật Bản | (3) | |||
7 | Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a | (3) | |||
8 | Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ | (1) |
Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị coi thường. Đàn bà, con gái chỉ đảm nhận vai trò của một người mẹ, người vợ, suốt ngày quẩn quanh nơi xó bếp, đồng ruộng với công việc nội trợ, đồng áng. Thế nhưng, người phụ nữ ý thức rất rõ giá trị thực sự của mình, giá trị tiềm tàng nằm ẩn trong vẻ đẹp hình thể lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Những hình ảnh ví von “tấm lụa đào”, “giếng giữa đàng”, “củ ấu gai” mà ta hay bắt gặp trong ca dao chính là biểu tượng cho những vẻ đẹp ấy. Họ mềm mại, tươi mát, quý giá, sáng trong như những viên ngọc quý của cuộc đời. Lẽ ra những con người như thế phải được xã hội đề cao, nâng niu và trân trọng. Thế nhưng, không biết bao nhiêu cô gái đã phải khóc trong ai oán :
“
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Hay
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”.
Hay
“Thân em như cột đình chung
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.”
Vừa tự hào với đời, người phụ nữ lại ngay lập tức phải trở về với thực tại, nơi mà những giá trị chân, thiện, mĩ của họ chỉ còn là ảo ảnh, hư không. Công thức ngôn từ “thân em như” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh. Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình ? Bất an, vô định, người phụ nữ gửi trọn những đau đớn ấy vào câu ca tiếng hát làm thành chất bi có tính đặc trưng trong nội dung của ca dao than thân.
Có thể nói, chính những quan niệm xã hội khắt khe, vốn đã giam cầm người phụ nữ trong vách ngăn của nỗi mặc cảm thân phận, bây giờ lại một lần nữa đẩy tình yêu của họ đến chỗ tan vỡ không thành. Phải chăng những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, phi lí mới thực sự là vật cản bước chân người phụ nữ trên hành trình kiếm tìm và góp nhặt hạnh phúc? Lại một lần khát khao mà không thể có được hạnh phúc nghĩa là thêm một bi kịch nữa xuất hiện trong cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Vì vậy, trong ca dao, ta bắt gặp không ít những cuộc tình đổ vỡ bởi những lề thói khắc khe của chế độ phong kiến.
Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung” .
Nỗi đau của những người vợ cả có lẽ không được đề cập một cách rõ nét trong ca dao, bởi ít nhất họ cũng có danh phận. Nhưng trong niềm cảm thương cho những kiếp chồng chung, thấp thoáng đâu đó ta bắt gặp những nạn nhân của thói “có mới nới cũ”. Người đời thường nói: đàn ông yêu bằng mắt. Bởi vậy, những người vợ cả thường là những kẻ yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường. Nhưng xét cho cùng, sự phai tàn xuân sắc của họ là kết quả của những tháng năm dài hi sinh vì chồng, vì con.
NGOẠI KHÓA CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
Sáng ngày 8/3 trong không khí tưng bừng chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, trường THCS Nguyễn Đức Cảnh long trọng tổ chức ngoại khóa : “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong Văn học và Âm nhạc” do thầy giáo Nguyễn Tiến Trì và thầy giáo Vũ Mạnh Cương thực hiện. Về dự chương trình ngoại khóa có đại diện Hội Cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Cô giáo Nguyễn Thị Duyên - Trưởng ban Nữ công lên giới thiệu lí do, ý nghĩa của giờ ngoại khóa. Tiếp theo là đại diện Hội Cha mẹ học sinh trường lên tặng hoa chúc mừng nhân ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8/3.
Với chất giọng truyền cảm thầy Nguyễn Tiến Trì và thầy Vũ Mạnh Cương giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm Văn học ở THCS và trong Âm nhạc. Mang nét truyền thống về vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xuyên suốt trong các giai đoạn lịch sử được khắc họa một cách trọn vẹn, sâu sắc. Đó là hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua số phận của Thị Kính,Vũ Nương, Thúy Kiều, Thúy Vân, …Đó là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến qua số phận của chị Dậu (Tắt đèn), là người mẹ của chú bé Hồng ( Những ngày thơ ấu)…Đặc biệt hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời chiến tranh hiện lên với vẻ đẹp truyền thống và hiện đại qua một số nhân vật người mẹ Tà- Ôi (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ), người bà (Bếp lửa), những cô gái thanh niên xung phong ( Những ngôi sao xa xôi)…Còn hình ảnh người phụ nữ Việt nam sau chiến tranhđược ngợi ca với vẻ đẹp hiện đại, năng động…Đan xen trong giờ ngoại khóa là một số bài hát nổi tiếng ca ngợi người phụ nữ Việt Nam: Cánh cò trong câu hát mẹ ru, Lời ru trên nương, Người mẹ của tôi. Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Cô gái mở đường…
Giờ ngoại khóa kết thúc với những ấn tượng tốt đẹp! Đây thực sự là món quà tặng đầy ý nghĩa của Nam công nhà trường trong ngày mùng 8/3.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo sự phát triển của trẻ em, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế
- Bản tuyên bố cho ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn của trẻ em
- Công việc này đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng
Cần làm rõ các ý cơ bản sau:
- Nêu vấn đề cần nghị luận: giải thích ngắn gon câu nói.
- Suy nghĩ về vấn đề bạo lực đối với phụ nữ:
+ Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ.
+ Nguyên nhân: quan niệm, nhận thức về bình đẳng giới còn hạn hẹp; Do sự ích kỉ, tàn bạo của ko ít nam giới; do bản thân phụ nữ cam chịu, mặc cảm ko dám đấu tranh: do cộng đồng thờ ơ...
+ Hậu quả
+ Giải pháp
Phụ nữ như những đóa hoa hồng xinh đẹp. Những người phụ nữ giống như những đóa hồng xinh đẹp, yếu ớt nhưng cũng rất mạnh mẽ. Họ cần được bảo vệ, che chở. Vậy mà trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều việc làm xâm hại đến phụ nữ. Nhưng việc bạo lực đối với phụ nữ là hành vi ghê tởm nhất.
Như lời Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban-ki Mun tuyên bố: “Bạo lực đối với phụ nữ là một tội ác ghê tởm” vào ngày 8/3/2009, Nhân dịp Quốc tế Phụ nữ . Đúng vậy, bạo lực đối với phụ nữ là một tội ác ghê tởm nhất. Phụ nữ như những đóa hoa hồng, họ cũng rất yếu ớt họ cần được bảo vệ, ấy vậy mà có rất nhiều kẻ đã không mạng đến pháp luật, lương tâm họ đã bạo lực, dùng nắm đấm của mình vào những đóa hoa hồng xinh đẹp ấy. Họ đã không hề hay biết rằng việc làm của họ đã gây ra tổn thương nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần cho những người phụ nữ. Tại một số nước, vẫn còn bị ảnh hưởng về chế độ phong kiến, họ khinh rẻ phụ nữ, xem trọng đàn ông cho nên có rất nhiều kẻ đã lợi dụng chuyện này để hành hạ phụ nữ, bắt họ làm việc nặng nhọc, không những thế, những kẻ đó còn làm nhiều việc hành hạ phụ nữ (ví dụ như hiếp dâm, trở thành nô lệ tình dục….) lời nói của Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban-ki Mun nói vào ngày 8/3/2009 nó có ý nghĩa gì? Xem qua thì như những câu nói bình thường, nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa ẩn chứa trong câu nói của nó, câu nói của nó có những ý nghĩa như sau: +Nhằm lên án việc bạo lực đối với phụ nữ.
+ Lời cảnh cáo, khuyên bảo tất cả mọi người rằng: Hãy yêu thương, bảo vệ phụ nữ, họ đều là những con người, họ cũng có trái tim, họ cũng có quyền được tự do, họ cũng có quyền được sống, được lên án những việc xâm phậm đến quyền của họ, không có phụ nữ thì không thể có tương lai, tất cả những người trên thế giới này đều phải được đối xử bình đẳng, công bằng, không phân biệt nam hay nữ.
Mọi người trên thế giới này đều phải được đối xử bình đẳng, công bằng, hãy yêu thương phụ nữ, hãy hành động để bảo vệ họ, xóa bỏ nhận thức:"Trọng nam khinh nữ". Hãy hành động để xã hội của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn