K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2018

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.


2 tháng 6 2018

Chúng ta, có lẽ ai cũng biết, Việt Nam ta từ xưa đến nay có rất nhiều người tài giỏi, lập nhiều công lớn với đất nước, và họ phần lớn đều là những người có tài có đức và đức tính cao đẹp nhất ở họ mà ta thường thấy đó là tính khiêm nhường.

Vậy khiêm nhường là gì ? Khiêm nhường là từ gần đồng nghĩa với khiêm tốn, đó là từ dùng để chỉ tính cách một người nào đó, người đó không bao giờ tự nâng cao bản thân, không nói những lời ba hoa, bốc phét và luôn biết nhún nhường.

Chúng ta có thể nhìn thấy đức tính ấy trong một vài người giao tiếp với ta hằng ngày. Hay những cuộc phỏng vấn các " sao ", những doanh nhân thành đạt trên tivi, báo đài. Những người đó đa phần đều tỏ ra rất khiêm nhường khi được phỏng vấn. Họ cho rằng bản thân vẫn còn kém cỏi và chỉ mong góp một phần nào đó tài năng của mình vào một lĩnh vực nào đó để góp phần phát triển đất nước. Chính sự khiêm nhường mà họ thể hiện sẽ làm cho người khác cảm thấy có thiện cảm hoặc ngưỡng mộ họ. Nói gần hơn nữa là trong lớp học của ta, cũng có nhiều bạn học giỏi, nhưng không bao giờ các bạn ấy cao ngạo, hay xem thường người khác. Chẳng hạn khi cô cho một bài toán khó và các bạn ấy biết cách giải, nhưng với những người khiêm nhường họ sẽ không rêu rao với lớp rằng :" bài này dễ ợt ", " mình biết làm nè !"... hay những câu đại loại như vậy, mà họ sẽ im lặng để những người khác cùng suy nghĩ. Bên cạnh những con người có đức tính cao đẹp ấy lại là những người không biết khiêm nhường, mà học sinh gọi chung là " nổ " hay " làm màu", đó chỉ là những từ gọi cho vui nhưng thật ra là chỉ trích những kẻ luôn tự nâng cao bản thân, hay tự tin thái quá về bản thân, hoặc tỏ ra ta đây là người giỏi mà lúc nào cũng xem thường người khác.

Những con người khiêm nhường luôn được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ, và kính trọng, nể nang. Và một điều chắc chắn rằng họ luôn chiếm được cảm tình của người khác trong giao tiếp, ứng xử. Còn với những người không biết khiêm nhường chẳng những không được mọi người ngưỡng mộ ,nể nang mà thậm chí còn bị mọi người khinh khi nữa.

Khiêm nhường là một đức tính cao đẹp, cần phải có trong mỗi người. Nó làm cho ta trở nên đẹp hơn, đáng ngưỡng mộ hơn trong mắt mọi người. Vậy chúng ta hãy cùng luyện tập đức tính này nhé.

7 tháng 2 2021

Tham khảo thôi nhé:

I. Mở bài

- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

 

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.

- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.

- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:

- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:

 

“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.

4. Mở rộng

- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

III. Kết bài

- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.

- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

19 tháng 11 2016

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

 
 
20 tháng 11 2016

1) Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

Bài làm

Có thể mọi người đã viết, chăm chỉ là 1 đức tính tốt ta cần học hỏi. Thật vật, nó vô cùng có lơi cho chúng ta. Như là nếu chúng ta chăm chỉ học bài, điểm trên lớp sẽ cao, ba mẹ vui lòng và thầy cô thì yêu quý. Được các bạn trong lớp yêu mến chẳng hạn !!! Vậy nên, chúng ta cần chăm chỉ, luôn nỗ lực ko ngừng nha

Tham khảo:
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới. Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như: học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thì nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.

Từ xưa đến nay, đức tính giản dị là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con người giản dị thể hiện qua cách ăn mặc, giao tiếp và tính cách. Nhưng hiện nay, có rất nhiều người xa hoa, lãng phí vì họ có điều kiện ,mà không phải có điều kiện là xa hoa , lãng phí. Theo cách suy nghĩ của tôi, nếu mọi người cứ cầu kì mãi như thế rồi xã hội sẽ đi về đâu??? Đức tính giản dị luôn có trong mỗi con người nhưng họ không biết cách sử dụng nó. Xã hội hiện đại là tốt nhưng sẽ kéo theo những sự đua đòi, ăn chơi.... , vì thế, tôi khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ để có một xã hội văn minh.

14 tháng 3 2022

vậy câu đặc biệt đâu

24 tháng 3 2021

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều đức tính đẹp, một trong số đó là đức tính khiêm tốn. Vậy ta cần hiểu khiêm tốn là gì? Đó là đức tính khiêm nhường, không khoe khoang, sĩ bọ với người khác, dấu kín trong lòng. Biểu hiện là khi có chuyện vui thì không khoe cho mọi người, bình tĩnh xử lí các tình huống, không công nhận mình giỏi hơn người khác mà chỉ nhận bằng thôi hoặc kém hơn. Trong xã hội ngày nay có rất nhiều người có đức tính khiêm tốn, một trong số đó là Bác Hồ. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp không có đức tính khiêm tốn như Dế Mèn. Nói tóm lại, mỗi chúng ta cần giữu cho mình đức tính khiêm tốn trong mọi tình huống.

24 tháng 3 2021

Trong cuộc sống, mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn. Đây là điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Đức tính khiêm tốn là đức tính quý báu mà mỗi người cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Vậy khiêm tốn là gì? Đó là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự kiêu căng và tự phụ, lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với người khác. Khiêm tốn giúp con người biết những hạn thức của mình để không ngừng học hỏi. Trái lại, kiêu căng tự phụ sẽ làm việc học hỏi bị hạn chế rất dễ đi đến thất bại. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính quý báu mà con người phải có trong cuộc sống

25 tháng 8 2016

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.

Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.


 

7 tháng 3 2019

mik nghĩ phải đi từ đức tính khiêm tốn của ATN đến suy nghĩ chứ ko chỉ nêu ra ý nhỏ trong dẫn chứng, đây là ý kiến riêng thôi

 

2 tháng 3 2022

THAM KHAO

Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Nhất là trong học tập và đời sống, người biết khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự tương trợ, chia sẻ từ người khác, giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ, tình cảm với mọi người được khăng khít, bền chặt. Người có đức tính khiêm tốn luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu căng, khoe mẽ, tự cao tự đại không những hiểu biết của bản thân bị cạn hẹp mà còn luôn bị người khác khinh ghét và xa lánh. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng; sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng vốn có ở con người chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.