cảm nhận của em về hình ảnh đất nước và con người việt nam qua các tác phẩm lặng lẽ sa pa ,những ngôi sao xa xôi ,mùa xuân nho nhỏ sang thu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Yêu cầu:
1. Về kỹ năng:
- Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong các tác phẩm văn học với các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.
- Bài viết có sức khái quát và dấu ấn cá nhân.
2. Về kiến thức:
Trên cơ sở nắm được kiến thức về các tác phẩm đã cho, học sinh cảm nhận, phân tích, đánh giá về đất nước và con người Việt Nam trong văn học hiện đại. Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản:
* Về đất nước Việt Nam:
- “Vất vả và gian lao” qua những thăng trầm của lịch sử, qua bão táp chiến tranh nhưng luôn mang sức sống trường tồn, bất diệt (Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
- Mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú: vừa hùng vĩ, bao la, thơ mộng vừa bình dị, gần gũi (Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Sang thu).
* Về con người Việt Nam:
- Trong lao động, con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, có khát vọng cống hiến cho đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ).
- Trong chiến đấu, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc (Những ngôi sao xa xôi).
- Yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời (Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Lặng lẽ Sa Pa).
- Bình dị, khiêm nhường, thầm lặng (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
* Bên cạnh những điểm chung, học sinh cần chỉ ra được đóng góp riêng của các tác giả khi khắc hoạ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tham khảo:
Phương Định là một cô gái trẻ dũng cảm, có tâm hồn trong trẻo, giàu mộng mơ và khá nhạy cảm, là một nữ thanh niên xung phong có tinh thần trách nhiệm và có tình đồng chí sáng ngời. Cảm nhận được đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Phương Định cũng chính là việc bạn đã hiểu và cảm nhận được nét đẹp của tác phẩm.
tham khảo :
Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Những ngôi sao xa xôi là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh ung dung trước hiểm nguy.
Phương Định tạo cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: "các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai, cũng không vồn vã săn đón, cô ý thức được giá trị của mình.
Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.
Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của cô và các nữ thanh niên xung phong vô cùng nguy hiểm và đòi hỏi sự cẩn thận và tập trung cao. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, cô cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.
Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Cô yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Cô còn hiều và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: "Tôi mê hát”, “thích nhiều bài".
Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Một trong những hình ảnh đẹp nhất mà tôi biết mà con người Việt Nam. Qua khổ 4 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và bốn câu thơ đầu trong bài "Nói với con" của Y Phương hình ảnh ấy rất đa dạng và phong phú. Từ những hình ảnh đơn giản như hoa, cỏ, chim, đến những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh, tất cả đều thể hiện được bản chất của con người Việt Nam. Ấy là sự giản dị, chân thật và tinh tế của con người Việt Nam. Những hình ảnh này cũng thể hiện được sự yêu thiên nhiên và tình cảm với đất nước của người Việt. Ngoài ra, những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh trong bài thơ của Thanh Hải cũng thể hiện được tính cách của con người Việt Nam: luôn có trái tim ấm áp, tình cảm và sẵn sàng hy sinh cho người thân, bạn bè và đất nước. Hơn hết, ta thấy một tình cha con, tình anh em và tình bạn đều được thể hiện rõ nét trong 4 câu thơ đầu bài "Nói với con". Khép lại, qua các tác phẩm nói trên, chúng ta nhận định rằng hình ảnh con người Việt Nam là một người giản dị, tinh tế, yêu thiên nhiên và tình cảm. Họ luôn có trái tim ấm áp, sẵn sàng hy sinh và trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước.
(cảm nhận chung nên mình sơ lược, còn nếu bạn muốn làm rõ từng bài thì có thể đăng lại tại mình không biết là đoạn văn/ bài văn cho câu hỏi này á)
☕T.Lam
Qua biết bao đổi thay của cuộc sống, bao thằng trầm của lịch sử dân tộc, con người Việt Nam vẫn giữ trong mình những nét đẹp riêng, những phẩm chất riêng. Suốt chặng đường tiến tới Chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đã tình nguyện làm những thư kí trung thành, ghi chép một cách đầy đủ và chân thực những vẻ đẹp rạng ngời của con người Việt Nam.Vẻ đẹp đầu tiên và cũng là lòng tự hào tự tôn dân tộc chính là vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, của ý thức sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do.Con người Việt Nam hiện lên trong các tác phẩm văn học hiện đại vừa mang vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, vừa mang vẻ đẹp của con người mới dưới chế độ Chủ nghĩa xã hội. Các tác phẩm phác họa vẻ đẹp của con người Việt Nam bằng sự thấu hiểu sâu sắc, bằng thái độ ngợi ca và trân trọng hết mình. Qua đó cho thấy văn học hiệc đại phát huy tinh hoa bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt, có sự kế thừa và phát huy những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, đồng thời góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách cho các thế hệ của con người Việt Nam.
=>Nhớ lấy Dẫn chứng
Vâng! Tổ quốc và con người Việt Nam thật đẹp. Đó là những con người đã và đang lao động và cống hiến hết mình cho dân tộc. Hình ảnh của họ đã đi vào trong thơ ca, văn học, đặc biệt là các tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Ánh trăng của Nguyễn Duy. Con người Việt Nam đẹp cả trong chiến tranh và thời kì xây dựng đất nước.
Văn học phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, quê hương đất nước và văn học cũng sáng tạo hình ảnh con người mới vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa có những phẩm chất mới mẻ của thời đại. Đất nước ta đã trải qua biết bao gian khổ, hứng chịu biết bao tai họa của chiến tranh từ thực dân Pháp đến đế quốc Mĩ. Hình ảnh con người Việt Nam gắn liền với từng thời kì phát triển của đất nước. Đặc biệt là từ những ngày Cách mạng tháng Tám thành công, cả dân tộc ta rũ bùn đứng dậy sáng loà, con người Việt Nam bước vào những trang thơ, trang văn đẹp như chính cuộc đời họ. Ba tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Ánh trăng của Nguyễn Duy là bức tranh toàn cảnh ghi lại một cách chân thực và toàn diện về hình ảnh con người Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Dù họat động trên lĩnh vực nào, ở bất cứ nơi đâu, họ vẫn toát lên những phẩm chất và tính cách đáng quý.
Con người Việt Nam có những phẩm chất và tính cách đáng quý, biết vượt lên trên khó khăn, gian khổ, nguy hiểm. Trước hết, đó là phẩm chất của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Họ là những chàng trai – tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã tự nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc, bỏ lại sau lưng những gì thân thương nhất của mình: mái trường, gia đình. Họ đã ra đi với một quyết tâm lớn và cao đẹp là giữ vững nền độc lập cho đất nước. Các chàng trai trẻ ấy đã sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống ác liệt, thiếu thốn của chiến trường. Họ đã làm một công việc nguy hiểm và quan trọng là vận chuyển lương thực ra tiền tuyến để nuôi quân. Vất vả, cực nhọc là thế, máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào, đường Trường Sơn thì không hề bằng phẳng, họ lại phải lái những chiếc xe không kính. Nhưng, các anh đã chấp nhận tất cả:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Các anh đã tự lí giải cho sự thiếu thốn của mình là do chiến tranh tàn phá, để rồi:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Vẫn ung dung ngồi vào buồng lái, các anh lính trẻ bất chấp mọi thử thách để tạo cho mình một tư thế đàng hoàng nhất, một tư thế chứng tỏ bản lĩnh của người chiến sĩ. Họ vẫn vững tay lái, thậm chí còn biến khó khăn thành sự hưởng thụ vì được nhìn, được tiếp xúc một cách trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài, họ vẫn nhìn thẳng về phía trước, vẫn tiếp tục đối chọi với mọi hiểm nguy:
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Thử thách cứ nối tiếp nhau đến với người chiến sĩ, không toát lên qua hình ảnh các chiến sĩ lái xe:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Dù thiếu thốn rất nhiều: kính, đèn, mui xe, thùng xe có xước. Xe đã mất đi mọi trang bị tối thiểu nhất để bảo vệ chữ người chiến sĩ. Họ phải đối mặt với bao chông gai và hiểm nguy phía trước thế nhưng xe vẫn băng băng vượt qua bao nẻo đường, vì miền Nam ruột thịt. Đoàn xe ấy vẫn chạy dù cho còn nhiều và nhiều hơn nữa những khó khăn, chỉ cần có một trái tim. Người lính luôn mang trong mình trái tim đó, trái tim của lòng dũng cảm, của tình yêu đất nước. Trái tim ấy là biểu tượng cho ý chí cách mạng, cho những suy nghĩ ngời sáng của người chiến sĩ Trường Sơn, Các anh đã chiến đấu không mệt mỏi vì những suy nghĩ đúng đắn, vì ý thức được trách nhiệm của bản thân.
Ý thức, trách nhiệm cao độ đối với công việc cũng là một phẩm chất cao đẹp của con người xứ sở sương mù – Sa Pa. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã thể hiện đức tính đó qua nhân vật anh thanh niên. Anh đã quan niệm thật đúng đắn về công việc; anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết nhờ mình phát hiện đám mây khô mà không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực của Mĩ. Phải có lòng yêu nghề sâu sắc., đam mê hết mình cho cộng việc thì anh mới có được những niềm hạnh phúc như thế. Anh tự tâm sự về công việc: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa”.
Anh thanh niên đã tự mình tạo cho mình sự cố gắng, phấn đấu. Anh coi những ngôi sao kia đang lẻ loi một mình như một con người có cùng cảnh ngộ và rồi biết tự ý thức được trách nhiệm của mình mà làm việc. Anh còn tâm sự: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Công việc và anh gắn bó với nhau mật thiết, anh đã sống chung với công việc tưởng như là đôi. Chính ý thức trách nhiệm, chính tình yêu quê hương đất nước đã làm nên niềm say mê, hào hứng, cái nhiệt tình sôi nổi thật đáng quý, đáng trân trọng ấy.
Không chỉ có được những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống và công việc, trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam cũng có những tâm hồn cao đẹp. Vẻ đẹp ấy đã tạo nên âm vang mạnh mẽ cho Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Con người Sa Pa – họ luôn cởi mở, chân thành quý trọng tình bạn. Đó là mối chân tình của anh thanh niên và bác lái xe Họ gặp nhau chỉ trong một chuyến xe thôi nhưng lại rất quý mến nhau anh thanh niên đã đi tìm bằng được củ tam thất chỉ vì bác chẳng bảo bác gái vừa mới ốm dậy là gì?. Củ tam thất khó tìm, phải đào sâu dưới đất vậy mà chàng trai trẻ vẫn cố tìm mọi cách tìm cho bằng được. Anh quan tâm đến mọi người một cách thực lòng, tốt bụng. Bác lái xe thì trao tận tay anh thanh niên cuốn sách, bác đã giữ trọn lời hứa với anh và còn giới thiệu anh với ông họa sĩ và cô kĩ sư với một niềm hăm hở và một câu nói đầy ấn tượng: Con người cô độc nhất thế gian. Họ không quen mà trở thành những con người thân thiết của nhau, đó là một mối ân tình thật hiếm thấy trong cuộc sống, là một nét đẹp đặc biệt của con người sau Cách mạng tháng Tám. Đó không chỉ là mối quan hệ tốt đẹp của hai con người mà tâm hồn cao đẹp ấy đã thực sự tỏa sáng qua nhân vật anh thanh niên. Anh đã luống cuống, hấp tấp khi có hai vị khách lạ đến thăm mặc dù căn nhà nhỏ vẫn luôn ngăn nắp, anh còn pha trà, cắt hoa tặng cho cô kĩ sư. Anh đã tâm sự những điều không nên tâm sự: Cô là cô gái thứ nhất đến từ Hà Nội. Cô kĩ sư đã dành cho anh những tình cảm còn ông họa sĩ hứa sẽ quay trở về. Ông đã dành cho chàng trai trẻ tuổi ấy những tình cảm chân thành nhất, đó là sự cảm phục sâu sắc. Ông cảm thấy nhọc quá khi tiếp xúc với anh vì quá hạnh phúc, vì tìm thấy ở anh nhiều điều đáng quý. Tuổi đã cao, mái tóc đã điểm sương nhưng cuộc đời người nghệ sĩ già này vẫn dành hết cho nghệ thuật. Ông họa sĩ vẫn mong ước tìm thấy ở Sa Pa một ý tưởng sáng tạo, tâm hồn ông quả là rất nghệ thuật!
Tâm hồn của người chiến sĩ Trường Sơn năm xưa cũng đáng để những con người hôm nay khai phá và tìm tòi. Cuộc sống gắn liền với bom đạn ác liệt song không hề làm mất đi ở họ những nét đẹp đáng quý cũng như một tâm hồn cao đẹp. Họ mang trong mình sự lạc quan, tếu táo, họ dũng cảm mà vẫn lãng mạn biết bao:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Sự khốc liệt của chiến tranh đã tàn phá mọi thứ và những chiếc xe không kính đã trở thành một điều bình thường, là cơ hội để người chiến sĩ lái xe trao cho nhau một tình cảm thiêng liêng và cao đẹp – tình đồng đội. Họ không hề chùn bước trước hiểm nguy và càng không hề xa rời nhau trong chiến đấu và cả sau trận chiến. Họ bắt tay nhau qua cửa kính vỡ – cái bắt tay không sợ hiểm nguy, cái bắt tay rất tếu táo, đáng yêu. Tâm hồn của các anh thật trẻ trung làm sao, tươi sáng làm sao, trái ngược với cuộc sống chiến tranh đáng sợ. Họ đã thoát mình ra khỏi những gay gắt của những trận chiến để hướng tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống. Hành động bắt tay qua cửa kính vỡ chứa đầy khí phách của những chàng trai đất Việt có một tâm hồn ngang tàng, tếu táo, đã thể hiện sâu đậm mối tình quân ngũ. Hai tác phẩm Bài thơ về tiều đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã thể hiện được những vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Con người Việt Nam qua bài thơ Ánh trăng có những vẻ đẹp đặc trưng riêng. Họ là những con người rời chiến trường trở về với cuộc sống đời thường. Lương tâm chân chính có lúc bị mai một, lãng quên quá khứ, lãng quên những năm tháng gian lao khó nhọc của đời lính, quên đi những kỉ niệm đẹp đẽ, sâu sắc tình nghĩa, quên đi tình đồng bào, tình đồng đội, trở thành một con người vô tình, bội bạc. Thế nhưng khi thức tỉnh, không có gì át được sự day dứt lương tâm và điều đó đã đến giữa thành phố hòa bình, trong một đêm mất điện, người lính bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa, vầng trăng của một thời ân tình ân nghĩa. Cái thời mà vầng trăng đã từng gắn bó với anh từ những năm tháng tuổi thơ đến lúc ở rừng và vầng trăng ấy đã một thời anh lãng quên. Trong giây phút bất ngờ, gặp lại vầng trăng, người lính và trăng ngửa mặt lên nhìn mặt. Giây phút ấy ngắn ngủi nhưng đã giúp anh nhận ra bao điều mà anh đã vô tình lãng Quên, đã làm anh thức tỉnh tâm can. Cũng từ giây phút ấy lương tâm cắn dứt, dày vò, anh tự phán xét mình. Trước ánh trăng im phăng phắc đã làm anh phải giật mình, nhìn lại mình, nhìn lại quá khứ đã qua. Đó chính là sự tự vấn lương tâm, một cuộc đấu tranh với chính lòng mình, đấu tranh với cái xấu, cái tồi tệ, cái bội bạc để hoàn thiện chính mình. Và đó cũng là vẻ đẹp trong ý thức của con người Việt Nam trong thời đại mới: biết nhìn lại chính mình, thức tỉnh lương tâm, sau những lỗi lầm, vất vả, biết hướng mình tới cái Chân – Thiện – Mĩ.
Hình ảnh con người trong ba tác phẩm là hình ảnh của những con người mới Việt Nam nhiệt tình, hăng say xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là đội ngũ những con người lao động đã và đang ươm mầm xanh cho Tổ quốc, kế tục, phát huy sự nghiệp của cha ông. Họ là những con người đáng để mỗi chúng ta học tập, noi gương.
Về đất nước Việt Nam:
- “Vất vả và gian lao” qua những thăng trầm của lịch sử, qua bão táp chiến tranh nhưng luôn mang sức sống trường tồn, bất diệt (Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
- Mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú: vừa hùng vĩ, bao la, thơ mộng vừa bình dị, gần gũi (Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Sang thu).
* Về con người Việt Nam:
- Trong lao động, con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, có khát vọng cống hiến cho đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ).
- Trong chiến đấu, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc (Những ngôi sao xa xôi).
- Yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời (Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Lặng lẽ Sa Pa).
- Bình dị, khiêm nhường, thầm lặng (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
có thể viết bài văn luôn k