K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhậncủa em về vẻ đẹp của nhân vật “ta” được thề hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạnvăn, có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu.Câu 2: Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớtới 2 câu văn nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - NguyễnTrãi)?Câu 4: Từ...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận
của em về vẻ đẹp của nhân vật “ta” được thề hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn
văn, có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu.
Câu 2: Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớ
tới 2 câu văn nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn
Trãi)?

Câu 4: Từ hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ, cùng vốn hiểu biết của em,
bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, hãy ghi lại những suy nghĩ của
mình về trách nhiệm tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.
  

 

Từ hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ, cùng vốn hiểu biết của em,
bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, hãy ghi lại những suy nghĩ của
mình về trách nhiệm tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.
  

 

Từ hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ, cùng vốn hiểu biết của em,
bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, hãy ghi lại những suy nghĩ của
mình về
0
25 tháng 10 2021
Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về 8 câu thơ giữa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (khoảng 12 câu) .
25 tháng 10 2021

Mờ quá ạ  

Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật " tôi". Đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú thích rõ).Em cần gấp!!Đoạn trích*: Khốn nạn…Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì...
Đọc tiếp

Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật " tôi". Đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú thích rõ).

Em cần gấp!!

Đoạn trích*:

 Khốn nạn…Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Trích Ngữ văn 8, tập một - NXB Giáo dục

1
24 tháng 10 2021

tham khảo nha bn

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

 

29 tháng 8 2021

THAM KHẢO

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

27 tháng 10 2020

  Nói đến Nguyễn Du là nói đến bậc thầy về tả người, trong đó Thúy Kiều là tiêu biểu vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân. Thúy Kiều được Nguyễn Du tâp trung đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Đôi mắt tinh anh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Nó long lanh, trong sáng do đó phản chiếu sức sống tươi trẻ và trì tuệ thông minh. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp đằm thắm có hồn, điểm thêm cho đôi mắt ấy là hai nét lông mày thanh tú, nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, lộng lẫy kiêu sa. Vẻ đẹp khiến hoa phải ghen liễu phải hờn. Với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, nói quá nhằm thể hiện vẻ đẹp đầy quyến rũ, làm say mê lòng người. Vì thế, thiên nhiên phải hờn ghen , đố kị. Thiên nhiên đố kị nên Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió trong tương lai.

* Tham khảo nhe bạn. Chúc bạn hok tốt!

27 tháng 10 2020

Bài làm
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" củ Nguyễn Du, Kiều hiện là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", hoa, liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
 

16 tháng 11 2021

Tham khảo:
         “Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” . Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

Câu in đậm so sánh

26 tháng 4 2022

Bạn có thể kham khảo dàn ý của cô mình :

 

Xây dựng đoạn văn cảm nhận về:

+ Nhân vật quan phụ mẫu.

-Sống sang trọng xa hoa: Đồ sinh hoạt xa xỉ khi đi hộ đê (theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm…). Ăn của ngon vật lạ (yến hấp đường phèn).

- Sống nhàn nhã vương giả: uy nghi, chễm chệ ngồi (Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm như thần như thánh…)

- Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung: (Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc…)

- Sống chết mặc bay: Đuổi cổ người nhà quê, xòe bài, cười lớn… trong khi đê vỡ.

- Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.