nghi luan ve Hanh phuc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mười bốn tuổi. Mười bốn tuổi với tám năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tôi trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều. Tôi đã từng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Nhưng đến khi học văn bản “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi mới thực nhận ra sự học và mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành. Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi hay, cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. Còn hành có nghĩa là làm, là thực hành. Khi có kiến thức ta phải vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống. Có như vậy, học mới có ích, mới không là vô nghĩa. Qua văn bản, tôi đã thấy được vai trò, mục đích to lớn của việc học đối với con người: Học không chỉ cho ta kiến thức, kĩ năng mà còn giúp ta làm việc tốt hơn, có một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng quan trọng hơn là ta phải nhận thấy mối quan hệ giữa học và hành, để có phương pháp học tập đúng. Như thế mới có thể học tốt, mới có thể vươn tới đỉnh cao của sự học. Thật vậy. Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của ôxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao? Việc hành quan trọng là thế nhưng ý nghĩa của học cũng không hề nhỏ bé. Nếu ta chỉ cắm cúi hành mà không học thì sẽ làm việc một cách khó khăn, lúng túng, sản phẩm làm ra sẽ không đạt chất lượng cao. Tôi đã được đọc một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện đó kể vể một con khỉ mồ côi mẹ, sống xa thế giới loài khỉ. Đến khi có người cho nó một quả chuối vàng ươm, nó cầm lên ngắm nghía, ngửi ngửi rồi vứt đi mà không biết bóc ăn. Câu chuyện đơn giản vậy thôi mà hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chú khỉ con kia là loài khỉ mà không biết ăn chuối đó là vì chú sống không có mẹ, không được học tập về tập tính, thói quen của loài khỉ. Trong câu chuyện đó có thấp thoáng bóng dáng của con người. Con người mà không được học thì cũng không có kiến thức, chẳng phải giống như con khỉ mà không ăn chuối hay sao? Tôi có một vài câu hỏi nữa cần tôi và các bạn tự trả lời. Liệu bạn có thể tính được khối lượng, chất sản phẩm trong một phương trình hoá học nếu không biết cách tính toán. Bạn có thể tính được hiệu suất trong Vật lí nếu không biết hiệu suất là gì. Và bạn có thể vẽ được hình học động nếu không biết chức năng và các phần chính của phần mềm Geogrebra, có thể viết được một bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục nếu không biết luận điểm là gì, cách sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí ra sao? Câu trả lời là không. Bạn không thể làm được việc gì nếu không có tri thức, không thể có tri thức nếu không học. Học còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai, công việc của chúng ta sau này. Bạn muốn làm một bác sĩ giỏi chữa bệnh cứu người mà lại không học từ bây giờ, không chịu tìm hiểu sâu về y học thì ước mơ kia sẽ không thực hiện được. Bạn muốn làm một công nhân lành nghề mà lại không hay những kỹ thuật, những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến thì bạn sẽ không thể nào làm nên những sản phẩm có chất lượng, năng suất cao. Có biết bao những mơ ước đẹp đẽ biến thành những mơ tưởng hão huyền chỉ vì bạn không có ý chí, không học. Ngày nay, xã hổi đã đổi khác, thế giới ngày một văn minh, nước ta đang trên con đường xây dựng Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người nông dân cũng phải được trang bị đầy đủ tri thức, hiểu biết chính xác về giống cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, phòng dịch bệnh, sâu bọ. Hơn thế, bà con còn được học tập về những máy móc, phục vụ nông nghiệp, làm tăng năng suất lại tiết kiệm được sức lao động. Nếu con người chỉ biết lao vào công việc mà quên mất việc học thì khác nào cái máy, con rô bốt vô tri vô giác, khác nào một con vẹt học tiếng người, nói tiếng người mà chẳng hiểu mình đang nói gì?. Còn khi ta biết kết hợp việc học với việc hành thì làm việc tốt hơn củng cố được kiến thức, kĩ năng đã học. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Bin Ghết, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm súc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uốn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ. Nhà nông học Lương Định Của thì sao? Ông đã cùng nhân dân lội xuống ruộng cấy lúa, đem hết tài năng của mình để tạo ra những giống lúa mới đem lại cuộc sống ấm no cho bao người. Nếu bạn bảo “Những vị đó đều là nhân tài kiệt xuất, ta làm sao sánh bằng”. Xin thưa rằng để trở thành nhân tài họ phải học, phải hành chăm chỉ cần cù. Tôi có biết một bạn gái lớp 8 đã vui vẻ nhận lời hướng dẫn em làm Toán viết Văn, đi trồng lạc, trồng ngô cùng bố, sẵn sàng giúp đỡ gia đình. Với cô bạn ấy, đó cũng là thú vui, là cách để củng cố kiến thức cho mình. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử. Thật cảm ơn những bài học sâu sắc của tác giả. Từ đây, tôi đã nhận thấy rằng học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học sẽ giúp hành lưu loát, trôi chảy, hành sẽ giúp học tốt hơn. Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, khong thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậcm cha ông mới xứng là người con đất Việt. Giờ đây, tôi vẫn vui chơi, nghịch ngợm như trước nhưng tôi đã biết không được nghịch điện, không được bẻ cành hái hoa, không được vứt rác bừa bãi, không được thiếu lễ phép, tôn trọng mọi người. Chắc chắn rằng tôi sẽ còn cố gắng để tìm đến con đường học vấn chân chính, và bạn sẽ có được phương hướng cho mình. Hiểu biết hạn hẹp của tôi chỉ có thể có những suy nghĩa giản đơn, nhỏ bé về sự học vô bờ. Có thể bạn sẽ còn lĩnh hội được những ý nghĩa thâm thuý sâu xa của “Bàn luận về phép học” mà tôi chưa có khả năng. Nhưng bây giờ, trong óc tôi đang hiện lên một ý nghĩa nhỏ bé mà quan trọng “Học có vai trò to lớn nhưng nếu ta cố gắng, phấn đấu, sửa chữa cái sai thì ta sẽ đạt được điều mong muốn.”
P/s : Bn tham khảo nha!
Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu và đích đến của riêng mình. Trên con đường đi tới thành công đó, không một ai có thể bỏ qua quá trình “học” và “hành”. “Học” và “hành” giữ vai trò hết sức quan trọng đối với thành công mỗi cá nhân. Đặc biệt, từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chúng ta càng hiểu hơn mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
“Học” và “hành” được hiểu là gì? “Học” là hoạt động tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức được truyền lại hoặc tự tìm hiểu qua sách, báo, tivi, tài liệu, từ thực tế cuộc sống…để mở mang vốn hiểu biết, tri thức cá nhân, nâng cao trình độ. “Hành” là những hoạt động thực tiễn được ứng dụng từ những kiến thức đã học. Đó đều là cả quá trình dài lâu. Khi viết bản tấu “Luận học pháp” để gửi lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã trình bày mục đích của việc học trong phần“Bàn luận về phép học”. Ở đây, Nguyễn Thiếp đã chỉ rõ mục đích chân chính của việc học: “Học để hiểu rõ đạo lý, học để làm người”. Từ đó, ông khẳng định phải học phải có phương pháp đúng đắn: “ Học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lượt cho gọn” và “Phải theo điều học mà làm” có nghĩa là học phải gắn liền với hành.
Quả thực, “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng là hai mặt của một quá trình thống nhất, gắn bó, hỗ trợ và nâng cao lẫn nhau. Nếu bạn nắm chắc lý thuyết và tri thức nhưng không vận dụng vào thực tiễn thì đó chỉ là lý thuyết suông, cuộc sống không tránh khỏi lúng túng thiếu kinh nghiệm. Ví như Ê – đi – xơn có trí tuệ hơn người nhờ tinh thần tự học, song nếu ông không đem trí tuệ đó để sáng tạo những phát minh vĩ đại cho loài người thì liệu có ai biết đến và ghi nhớ cống hiến của ông như ngày hôm nay? Những sinh viên y khoa chưa từng tham gia thực hành khám chữa bệnh liệu có thể chữa trị thành công cho người bệnh hay không? Ngược lại, không có tri thức khoa học, không có lý thuyết soi đường dẫn lối, con người ta lại không thể tham gia vào thực tế cuộc sống. Khi ấy, mọi việc sẽ trở nên rối loạn, thậm chí thất bại.
Kết hợp “học” với “hành” là một trong những phương pháp hiệu quả để thành công. Thực tế cuộc sống đã chứng minh từ rất nhiều tấm gương tiêu biểu. Bạn muốn giỏi ngoại ngữ, nhưng bạn ngại giao tiếp, ngại thực hành thì kiến thức có tốt đến đâu cũng không thể nâng cao khả năng của bạn. Nhiều trung tâm Ngoại Ngữ đã chứng minh cách thực hành, nói chuyện trực tiếp với người bản xứ đạt hiệu quả cao hơn việc làm bài tập và thi cử thông thường. Nhìn vào lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng. Nhờ tinh thần tự học và cuộc sống giao tiếp thường ngày, Người giỏi tới hơn hai mươi thứ tiếng. Suốt những năm tháng đó, nếu không nhờ “Chủ nghĩa Mác – Lênin” và hành động của Người, liệu dân tộc Việt Nam có được độc lập tự do như ngày hôm nay? Những minh chứng xác thực đó đã chứng minh sức mạnh của “học” đi đôi với “hành”. Tri thức học được sẽ tạo động lực để ta tự tin ứng dụng cải tạo thực tiễn. Trong quá trình vận dụng ấy, không tránh khỏi những khó khăn thất bại, nhưng một lần thất bại lại giúp ta rút ra kinh nghiệm quý giá để nhanh chóng khắc phục và đi đến thành công.
Như vậy, “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đem đến những bài học vô cùng quý giá cho việc học, giúp người đọc phần nào ý thức được mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Để rồi từ đó rút ra được bài học cho bản thân mình. “Học phải đi đôi với hành” như Bác Hồ đã từng căn dặn. Chúng ta không thể chỉ học mà quên đi hành. Tích cực, chủ động tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức để bồi đắp và trang bị cho mình hành trang sẵn sàng dấn thân vào cuộc sống. Dùng hành động thực để ứng dụng những thứ mình đã học, rút kinh nghiệm, sáng tạo để thành công. Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam – những chủ nhân tương lai của đất nước cần thực hiện tốt phương pháp này để góp phần dựng xây Tổ Quốc mai sau như lời Hồ Chủ tịch lúc sinh thời : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Biết kết hợp có hiệu quả “học” và “hành”, chắc chắn bạn sẽ hoàn thiện bản thân, trở thành người có tri thức, có đạo đức, tài năng và nhân cách, kỹ năng tài giỏi.
Hơn hai trăm năm đã qua đi nhưng lời dạy thuở nào của Nguyễn Thiếp vẫn còn nguyên giá trị. Đó không chỉ là bài tấu trình vua của một bậc phu tử đời đời kính trọng mà còn là lời khuyên đúng đắn của thế hệ đi trước cho những thế hệ nối bước theo sau. “Học” và “hành” đi đôi với nhau chính là một phương pháp học tập thành công cho mỗi con người.
Chúc bạn học tốt :)).
Tình yêu thương giữa những người thân yêu là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Văn học bao đời nay đã có rất nhiều tác phẩm phản ánh, ngợi ca những tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm bạn bè... Ta có thể kể đến như Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà.... Có thể nói, hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người là niềm hạnh phúc lớn lao cần được nâng niu, trân trọng.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình, mỗi chúng ta được đón nhận bao tình cảm tốt đẹp nhất từ nơi ấy. Không chỉ là sự bao dung của người mẹ hay sự chỉ bảo ân cần của người cha trong văn bản “Mẹ tôi”, gia đình còn cho ta nhưng yêu thương thiêng liêng như “Chị ngã em nâng”, như tình mẹ dạt dào sóng nước, như công cha núi lớn ngất trời... Có ai đó đã nói rằng: tình cảm giữa những người thân trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, tự nhiên và chân thành nhất. Điều đó được mỗi người cảm nhận bằng chính nhưng yêu thương mà chúng ta nhận được từ gia đình. Đó là đôi mắt lo lắng của mẹ khi ta bị ốm. Là lời động viên đầy sức mạnh của cha. Là nụ cười móm mém hiền từ của bà. Hay đơn giản chỉ là đôi mắt trong veo nhìn anh chị của đứa em nhỏ... Hạnh phúc mà gia đình mang đến bình yên và xúc động xiết bao!
Rời tổ ấm gia đình có người sẽ lo lắng bởi sợ rằng sẽ chẳng còn yêu thương và sự quan tâm chia sẻ. Nhưng nếu biết sống đủ đầy với mọi người thì ắt hẳn ta cũng nhận lại được những thương yêu. Tôi không thể nào quên hình ảnh đứa bạn cùng lớp bỏ hết nhưng giờ ra chơi để miệt mài ngồi chép bài cho người bạn cùng bàn bị ốm. Tôi cũng không quên những tấm thiếp “hand-made” xinh xắn đám bạn cùng tổ đã kì công làm tặng tôi ngày sinh nhật. Và càng không thể nào quên hình ảnh người thầy gượng dậy sau cơn ốm nặng đội mưa đến trường để tiếp tục dạy lớp tôi...
Tình cảm của những người bạn bè, những người thầy cô khiến mỗi chúng ta cảm thấy sung sướng vì được yêu thương một cách vô tư, chân thành.
Biết bao xúc động khi được sống giữa những người thân yêu của mình. Mọi người biết sống cho nhau, sống vì nhau và tặng nhau những điều tốt đẹp nhất. Tôi hiểu rằng mình cần trân trọng tất cả những điều đó và cũng cần biết cho yêu thương để cuộc đời này luôn luôn là những sự trao - nhận ngọt ngào.
-Nghị luận trò chơi điện tử
Ngày nay, nhờ có sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cuộc sống của con người đã được đủ đầy, hạnh phúc hơn trước. Bên cạnh những nhu cầu về vật chất như cái ăn, cái mặc, chúng ta bắt đầu chăm lo hơn cho những nhu cầu về tinh thần. Đặc biệt là những người trẻ với tính thích tìm tòi, khám phá cái mới, thường nắm bắt rất nhanh những xu hướng của khoa học công nghệ. Và trò chơi điện tử ra đời đã đáp ứng đúng nhu cầu về việc giải trí cho một bộ phận lớn giới trẻ. Không thể phủ nhận trò chơi điện tử đã giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi, nhưng giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những tác hại mà khi đắm chìm quá sâu vào nó sẽ rất khó để dứt ra. Để làm bài văn nghị luận về trò chơi điện tử, chúng ta cần tìm hiểu những mặt lợi cũng như mặt hại của nó, đưa ra nguyên nhân vì sao một số học sinh nghiện trò chơi điện tử và tìm hướng khắc phục.
Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Nghị luận về bạo lực học đường
Ai mà không trải qua khoảng thời gian tươi đẹp của tuổi học trò thì đó là một thiệt thòi lớn. Cái thời đó chúng ta vô lo vô nghĩ, không toan tính toán tiền bạc, chuyện đời. Nhưng bên cạnh những kỉ niệm vui như vậy chúng ta cũng được chứng kiến những chuyện buồn. Đó chính là cái tên gọi không còn xa lạ đối với chúng ta “bạo lực học đường”. Và hiện tại các vụ bạo lực diễn ra ngày càng gia tăng.
Tại sao đây lại là một vấn đề được xã hội quan tâm mạnh mẽ đến như vậy? Thì đầu tiên ta cần hiểu “bạo lực” là gì? Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.Vậy “bạo lực học đường” được coi là một vấn đề nghiêm trọng: bạo lực giữa các học sinh trong phạm vi trường học cũng như những vụ tấn công bởi học sinh nhằm vào giáo viên của trường hoặc ngược lại. Bạo lực học đường với mức nguy hiểm cao đối với các nước được sử dụng vũ khí hay dao và hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày một tăng. Chỉ cần bạn hay theo dõi thời sự hoặc theo dõi các thông tin truyền thông trên mạng xã hội là có thể thấy rất nhiều các vụ bạo lực với những hành động bạo lực ngày một dã man hơn.
Ví dụ như vụ: “học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre: Học sinh “cá biệt” trong môi trường “đặc biệt”. Sự việc xảy ra như Lao Động đã thông tin, ngày 2/3, một nam sinh lớp 88, Trường Trung học cơ sở Tân Thạch (huyện Châu Thành) có lời lẽ nhục mạ, bóp cổ giáo viên dạy môn Anh văn của lớp là cô C.T.N.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thì có hai nguyên nhân chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đầu tiên nguyên nhân khách quan: học sinh bị tác động nhiều bởi các bộ phim ảnh, game, internet,các chất kích thích.. có tính chất bạo lực chém giết máu me, khiêu dâm,.. đã kích động đến lý trí và tình cảm của học sinh. Làm cho chúng bị mất dần đi tâm hồn cao đẹp, lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão của cuộc đời mình mà lâm vào nghiện game, nghiện sex, ăn chơi, sa và các tệ nạn xã hội, có một lối sống không lành mạnh. Ngày càng sa sút không nghĩ đến học hành và bị kích động mạnh dễ dẫn tới việc các em gây ra bạo lực, ảo tưởng về cuộc sống.
Về mặt chủ quan đây là nguyên nhân: do bản thân các em không có lập trường đúng đắn, các nghĩ sai lệch về cuộc sống dễ dẫn tới bị bạn bè, người khác rủ rê. Nhà trường coi nhẹ trong việc xử lí các hành vi bạo lực trong trường, khiến cho học sinh không còn sợ việc bị phạt nữa. Nhiều các trường học dù có những hành vi xảy ra dẫn đến nhập viện cũng không dám đuổi học sinh, như vậy thì không thể răn đe được những em học sinh khác. Cũng có một số trường hợp do chính các thầy cô gây áp lực tới học sinh là một người giáo viên mang tính độc đoán rất có thể sẽ khiến học sinh trở nên thù ghét, học sinh trở nên gan lì dẫn đến vụ việc bạo lực xảy ra. Và một nguyên nhân cũng được cho là quan trọng đó chính là gia đình. Gia đình không quan tâm tới con em mình, cha mẹ chỉ lo làm ăn không tâm sự hỏi han con cái mà chỉ biết vứt tiền cho chúng. Những việc đó đã dẫn tới những vụ việc đáng buồn xảy ra. Mà một căn bệnh đáng sợ hiện nay đã khiến cho giới trẻ cảm thấy những vụ đáng nhau và chúng cảm thấy thích thú với điều đó, căn bệnh “vô cảm” lấn sâu vào xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Do xã hội phát triển ngày càng nhiều smart phone ra đời, các vụ bạo lực diễn ra các em học sinh được chứng kiến không ngăn cản bạn mà còn quay clip ghi lại cuộc xung đột rồi tung lên mạng xã hội. Nạn nhân bị bạo lực do sức ép quá lớn của truyền thông đã có nhiều em không chịu được và hậu quả là không thể lường trước.
Những cảnh bạo lực diễn ra rất nhiều kiểu: đâm nhau, xé rách quần áo của nhau, tát nhau, và còn nhiều trường hợp ở các nước an ninh không tốt đã diễn ra các vụ xả súng, chém nhau,.. tình hình hiện nay bạo lực không chỉ diễn ra ở các em học sinh nam mà còn diễn ra rất nhiều vụ của các em học sinh nữ. Các nữ sinh đánh nhau bằng cách lấy guốc, lấy tông,.tác vào người nhau rồi còn nhiều trường hợp các em đá vào vùng kín của nhau, cạo trọc đầu đối phương, xé rách quần áo rồi quay clip lại tung lên mạng xã hội. Đó là các hành vi được xem như mất nhân tính, không có tình người và cần phải lên án mạnh mẽ.
Câu hỏi đặt ra “nếu như nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì sẽ để lại những hậu quả gì?” Mà các em học sinh chính là mầm mon tương lai của đất nước, xã hội. Bạo lực học đường cứ diễn ra ngày một nhiều thì xã hội sẽ đi về đâu, khi mà các em không có lí tưởng sống, sa đọa chỉ biết dung bạo lực để đối xử với những người khác và cư xử như những người thiếu đạo đức văn hóa. Mà nhà trường chính là nơi con người hoàn thiện và phát triển nhân cách, nếu môi trường an toàn nhất là một môi trường nguy hiểm nhất thì liệu các em học sinh có thể an tâm chuyên vào học hành hay luôn lo sợ về những vụ bạo lực xảy ra.
Như vậy chúng ta cần đưa ra các biện pháp để ngăn chặn nạn bạo lực học đường: Gia đình và nhà trường cần phải có mối liên hệ chặt chẽ quan tâm tới từng học sinh.Tổ chức các chương trình ngăn chặn và can thiệp những hành vi bất thường của học sinh. Có những hình phạt, kỉ luật thích đáng trong nhà trường nếu học sinh có hành vi bạo lực. Giáo viên cũng như vậy, nếu có hành vi bạo lực với học sinh thì nhà trường cần xét kỉ luật nặng hơn.Cần lên án các trò chơi, bộ phim có tính bạo lực.Từng cá nhân cần sống lành mạnh, tham gia nhiều các hoạt động thực tế có ích cho xã hội. Không sa đọa vào các trò chơi game có tính bạo lực, không dùng các chất kích thích, các chất gây nghiện làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thần kinh. Tích cực rèn luyện cơ thể đủ khỏe để học tập tốt.Tuyên truyền những điều nguy hiểm về bạo lực học đường và cần tuyên truyền mạnh mẽ các tấm gương biết chăm lo cho việc học tập, giúp đỡ bạn bè trong quá trình học.
Rất nguy hiểm nếu tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Tương lai của đất nước là do thế hệ trẻ quyết định vậy quốc gia đó sẽ đi về đâu nếu như xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường. Nhiều phụ huynh không dám cho con đi học chỉ vì có quá nhiều tin tức về bạo lực ngày càng nhiều. Như vậy, vì một đất nước ngày càng vững mạnh chúng ta hãy cùng chúng tay ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Và thực hiện thông điệp “Vì một môi trường học đường không có bạo lực xảy ra”.
Gợi ý phần thân bài:
- Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy sinh viên hay học sinh việc học chẳng còn quan trọng như ngày xưa. Với hiện tại như bây giờ, các thầy cô chỉ cần cho đề cương sát với đề thi 99,9% thì tỷ lệ học sinh đỗ đạt điểm rất cao.....
- Công nghệ cứ vậy mà tăng với lứa tuổi từ những em bé mới lớp 1 thôi các loại ứng dụng hay cảm ứng các em đều sử dụng một cách thành thạo, chỉ cần xem qua 1 - 2 lần là đã thuộc rồi, xong đó sẽ ảnh hưởng tới việc họ của học sinh. Những loại ứng dụng vậy sẽ là chất gây nghiện cho các em,....
- Hiện nay , không cần học thì chắc là cũng giỏi vì khi vào phòng thi thì có phao,....Làm bùa hỗ trợ, nói cách khác coi phao là kĩ năng của học sinh....
- Học chỉ là học vẹt, học hiểu tạm thời xong là bỏ gần như " chữ thầy trả cho thầy ".....
- Mở bài:
Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách, liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.
- Thân bài:
* Giải thích:
Ý thức học tập là gì? Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống.
* Hiện trạng ý thức học tập của học sinh hiện nay:
– Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài; học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học.
– Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
– Học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện kĩ năng. Nhiều học sinh lại không biết học để làm gì, thiếu động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập.
– Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp, lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
– Học vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.
* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ nhưng các giá trị mới phù hợp chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng, lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
– Sự phát triển của nền công nghệ truyền thông và phương tiện giải trí làm bùng phát nhu cầu hưởng thụ, giải trí tầm thường khiến học sinh chán ghét việc học tập căng thẳng, không còn hứng thú với việc học nữa.
– Sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai, sự lan truyền của các lối sống tôn sùng vật chất, trào lưu nổi loạn gây ảnh hương đến văn hóa và tinh thần học tập của đông đảo học sinh.
– Sự suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường học, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
– Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường.
– Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động, trường học thiếu trang thiết bị, phòng tâm lí để hỗ trợ học sinh. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ, sinh ra bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
– Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho họ sinh khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niểm tin, không có động lực để học tập tốt, xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích.
* Hậu quả:
– Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém, chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mât ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao, bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội.
– Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
– Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng, xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
* Giải pháp khắc phục:
– Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học, được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất. Giáo dục phát triển, con người có học thức, đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh.
– Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
– Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa, thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn ,lôi cuốn có tính giáo dục cao.
– Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.
– Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang xảy ra quá trình phát triển, thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm, bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân, từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.
– Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ, có hoài bão, hướng đến lý tưởng cao đẹp. Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhỏ, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ.
* Bài học:
– Không học tập thì không trở thành người tốt và không thành công trong cuộc sống, bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc.
– Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Kết bài:
Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối, sự mua chuộc, tham nhũng, hối lộ mà có. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công, tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.
Con người chắc chắn không ai có thể tồn tại một cách độc lập, đơn lẻ trong cuộc sống. Để tồn tại, chúng ta cần phải nương tựa, đùm bọc, quan tâm lẫn nhau. Và để làm được điều đó, ta cần phải có tình thương. Tình thương là một thứ tình cảm rất thiêng liêng trong cuộc sống, đó là thứ tình cảm sẽ đưa con người đến gần với nhau hơn, vượt qua mọi rào cản của xã hội.
Tình thương không phải là thứ tình cảm gì quá xa vời, vĩ đại. Đơn giản tình thương chỉ là sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ai sinh ra cũng đều được nhận tình cảm ấm áp, yêu thương, che chở của cha mẹ, của gia đình và người thân. Chúng ta được yêu thương, chở che, dạy dỗ nên người, và chắc chắn luôn có một mái nhà để ta trở về mỗi khi ta gặp phải khó khăn, vấp ngã. Đó chính là tình yêu thương trong gia đình, giữa những người thân với nhau. Những gia đình luôn sống trong tình yêu thương và tiếng cười, gia đình đó chắc chắn sẽ hạnh phúc.
Tình yêu thương không chỉ được thể hiện trong gia đình, mà dù ở bất cứ đâu, khi ta cho đi tình yêu thương thì chắc chắn ta sẽ được nhận lại những tình cảm đáng quý như vậy. Yêu thương không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa. Khi ta nhận được sự quan tâm, tình cảm của người khác dành cho mình, ta cảm thấy ấm áp, thấy hạnh phúc và biết ơn. Vậy nên chắc chắn khi ta cho đi thứ tình cảm đó, người khác cũng sẽ có cảm nhận như vậy. Khi đó, khắp mọi nơi sẽ luôn tràn ngập tình yêu thương. Bởi trong cuộc sống sẽ luôn có những hoàn cảnh khó khăn, những người kém may mắn hơn mình. Có người sinh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi. Và nếu may mắn, họ sẽ được một gia đình nhận nuôi và được yêu thương. Cũng có những hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật, không có khả năng chăm lo cho bản thân và gia đình. Khi đó, nếu nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh, họ chắc chắn sẽ được tiếp thêm nghị lực sống, có thêm niềm tin rằng xã hội không bỏ rơi họ, họ vẫn nhận được tình yêu thương của mọi người mà phấn đấu, nỗ lực để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tình yêu thương thiêng liêng, cao quý như vậy, nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Xã hội vẫn tồn tại vô số những con người ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân, sống cho riêng mình mà không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ sẵn sàng bỏ mặc, làm ngơ như không biết, không thấy sự khó khăn của người xung quanh để giúp đỡ. Không chỉ vậy, có những kẻ còn vô tâm với chính cha mẹ, chính gia đình của mình. Đau xót lắm khi hàng ngày vẫn chứng kiến cảnh những người cha, người mẹ già không còn sức lao động bị những đứa con mình đã từng yêu thương chăm sóc ngược đãi. Họ sẽ sống thế nào với xã hội khi họ tàn nhẫn với chính cha mẹ của mình? Chắc chắn, những kẻ như vậy sẽ không bao giờ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống, bị người đời khinh ghét.
Tình yêu thương mang lại giá trị tinh thần vô cùng to lớn cho con người, cần phải được gìn giữ và phát huy. Hãy cố gắng sống đẹp, yêu thương nhiều hơn, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được những điều còn giá trị và ý nghĩa hơn những gì chúng ta nghĩ, bởi khi đó tâm hồn ta thật sự sẽ có được sự thanh thản, hạnh phúc.
A. Mở bài:
- Nói qua về tình thương có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta
- Tình thương là một tình cảm cần có trong mỗi chúng ta
B. Thân bài
- Giải thích:
– Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật – Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
– Tình thương là hạnh phúc của con người: Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Và như vậy con người có thể thỏa mãn ý nguyện, được hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
- Phân tích – chứng minh:
* Các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:
Ý 1: Trong phạm vi gia đình:
– Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
– Trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
– Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
– Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
* Dẫn chứng
Ý 2: Trong phạm vi xã hội:
– Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.
– Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
* Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…
– Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.
* Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…
– Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:
+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
- Đánh giá – mở rộng
– Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh cao quí
– Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…
- Bài học:
*Nhận thức:
– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.
* Hành động: – Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…
C. Kết bài
-Tình thương là một tính cảm thiêng liên mà bất cứ ai cũng cần có
-Mỗi chúng ta cần phải học hỏi cũng như có những hành động giúp đỡ những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn.
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.
Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Ngọc LInh - vforum.vn
BÀI VĂN MẪU 2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.
Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.
Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.
Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.
Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.
Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.
Kiều Oanh - vforum.vn
Vấn đề nghiện game online hiện này vẫn đang trở nên bức thiết đặc biệt đối với các bạn học sinh khi suy nghĩ còn chưa chín chắn vẫn chưa nhận thức được tác hại và lợi ích của chơi game và cũng chưa biết cân bằng giữa giải trí và nghiện nên kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau. Bên cạnh đó nghiện game trên điện thoại cũng trở nên đáng báo động. Thực tế việc chơi game bây giờ đa số đều tốn thời gian chứ ít mang tính chất giải trí vì người dùng sử dụng quá nhiều thời gian vào việc chơi game mà quên đi việc học tập hoặc lao động. Vì thế nếu có thể ban không nên chơi bất kỳ game nào mà hay lo học hành ra ngoài chơi các trò thể thao vận động sẽ tốt hơn
Chế tham khảo
I. MỞ BÀI:
Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.
II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:
- Phổ biến
- Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng
Nguyên nhân:
- Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ
- Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém
- Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con
Tác hại:
- Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,…
- Tốn tiền, thời gian,…
- Học hành dễ sa sút
- Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…
Biện pháp:
- Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này
- Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…
III. KẾT BÀI:
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.
Bài văn:
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.
Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.
Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.
Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.
Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.
Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.
Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Tui nghiện nè!
hạnh phúc gì bạn
Bất cứ con người nào đã sinh ra, tồn tại đều luôn mang theo trong tâm tưởng của mình vô vàn những điều đẹp đẽ, những khát vọng để sao cho có thể đứng vững, sao cho có thể sống trọn vẹn với một đời người. Khi chúng ta đã một lần chạm tay vào để có được những điều ấy, cảm xúc của chúng ta có thể được giải thích ngắn gọn bằng hai từ “hạnh phúc”. Có thể nói giá trị của đôi từ ngữ dung dị đó không hạn hẹp, bó buộc, mà ở đó là vô vàn những điều sâu sắc, đáng cho mỗi người phải suy ngẫm.
Thật khó ai có thể định nghĩa chính xác về hạnh phúc. Vì “hạnh phúc” với riêng mỗi người sẽ là một sự tiếp nhận khác nhau để từ đó cảm nhận cũng vì đó khác nhau. Nhưng nói chung có thể gọi những trạng thái cảm xúc khi người ta có được, đạt được cái gì đó làm thỏa mãn mong muốn của mình đó là hạnh phúc. Vậy là đơn giản cho cả người đọc, người hiểu. Nhưng cuộc sống không bằng phẳng, như chính suy nghĩ con người phức tạp dần. Cho nên, cũng dễ hiểu khi mà người thì cho rằng hạnh phúc là khi người ta biết dừng lại, biết trân trọng những thời khắc quan trọng mang cho ta những sự vui vẻ trong thực tại cũng như những điều đã qua đi. Nhưng bên cạnh đó, có những người cứ mãi trông chờ vào điều gì đó cao xa vời vợi, để rồi cứ mãi mãi chạy đua để tìm cho mình “hạnh phúc thật sự” trong tâm hồn họ.
Cuộc sống là công bằng cho tất cả, “hạnh phúc” sẽ đến với ai chịu tìm kiếm, đón nhận nó với trái tim ấm và khối óc tỉnh táo. Công cuộc ấy nó không phải chuyện một thời gian ngắn, mà nó kéo dài cả đời. Vậy mới hiểu được, chúng ta có là ai hay có được sống trong hoàn cảnh nào không quan trọng mà khẳng định một điều tuyệt vời rằng ta hoàn toàn có thể tự chọn cho mình được một cuộc sống hạnh phúc. Ta sẽ thấy hạnh phúc tồn tại ở nhiều khía cạnh, hạnh phúc thì vô cùng gần gũi, giản dị vì nó không phải là những danh vị, những thứ vật chất mà ta khao khát được nó, không phải nhà cao, cửa rộng, người yêu thật hoàn hảo lý tưởng như bao người vẫn lầm tưởng mà nó nằm ở trong chính ngôi nhà ta đang sống nơi có người cha, người mẹ thân yêu, là cô hay anh chàng bạn thân từ nhỏ, là ngôi trường bạn đang theo học, là khi bạn nhờ một việc gì đó có ai giúp đỡ, là khi ta buồn có người ở bên chia sẻ, là một người yêu chẳng phải “soái ca” nhưng đối với bạn tìm thấy ở anh ấy có sự bình yên, thấu hiểu,..mọi điều đó không gì khác là những điều tuyệt vời của cuộc sống, tất cả tạo nên những gì tốt nhất đến với ta, được ta tin tưởng tuyệt đối tất cả đều là tình cảm chân thật từ tận sâu đáy lòng hun đúc lên cho ta tình yêu lớn.
Hạnh phúc là sự gom góp những niềm vui nho nhỏ khi được nhìn ngắm bình minh bên người yêu thương, là những mầm non mới nhú sau bao nhiêu ngày chăm sóc, là ngày ngày được ca hát rồi mỉm cười với những câu chuyện hài hước,sự cho đi không màng nhận lại, là sự chăm sóc tận tình những người khác, là được sống chính mình.. đó là sự sung sướng, cảm giác ấy ngọt ngào mà có thể cho ta ghi nhớ khoảnh khắc ấy lâu dài, lan tỏa mạnh mẽ làm đẹp tâm hồn của mỗi người. Ai đã trải qua dù chỉ một lần hạnh phúc sẽ ghi nhớ nó suốt, để nếu như lỡ tay đánh mất nó sẽ làm ta phải nuối tiếc hết cả quãng đời còn lại, giống như chai nước trắng dù mới đầu uống không có vị gì, nhưng sau khi thử các loại thức uống khác đủ loại, ta mới biết chợt nhận ra nó cũng để lại dấu ấn cho ta- một thứ nước dễ uống, mát lành, tinh khiết, mà đôi khi ta lại thèm nó, cần nó hơn những thứ khác.Thật vậy, có khi hạnh phúc bị coi là những điều hiển nhiên và không đáng coi trọng. Sau khi trải qua đủ loại cảm giác “đắng, cay, mặn, ngọt” ở đời, bỏ quên nó, người ta mới cảm nhận rõ nó nhất. Có câu nói rằng: “Hạnh phúc trong cuộc đời không phụ thuộc nhiều vào điều xảy ra với bạn bằng cách mà bạn đón nhận nó”. Thật vậy, khi ta có thái độ sống đúng đắn, “ hạnh phúc” cũng sẽ tìm đến. Là khi ta biết làm chủ cảm xúc của bản thân, học được cách nhìn, cách lắng nghe người khác, biết nhìn vào mặt tích cực của bất kỳ vấn đề nào, sống thanh thản như chính tâm hồn ta, biết bao dung,thấu hiểu cho chính bản thân, cho người khác.. Như anh chàng NickVujicic nổi tiếng, dù căn bệnh quái ác từ khi sinh đã cướp đi của anh sự đầy đủ, lành lặn về cơ thể, nhưng chẳng thể ngăn được anh mang niềm tin vượt số phận khắc nghiệt để truyền nghị lực sống cho nhân loại, để biến ước mơ về hạnh phúc giản dị của mình thành hiện thực như bao người khác ngay giữa đời thường. Nên nhấn mạnh rằng hạnh phúc không phải là sự đòi hỏi người khác phải mang đến cho ta mà là phụ thuộc vào tự thân để có một tâm hồn hạnh phúc,sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Hãy gieo mầm hạt giống hạnh phúc giản dị, chân thật từ trong chính bản thân ngay từ bây giờ là điều cần thiết, bên cạnh đó giữ gìn, phát huy nó với mọi người là ta đã giúp đưa giá trị của hạnh phúc đi xa hơn, tạo điều kiện để nó có thể làm tròn vai trò, biết kết hợp giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc cộng đồng một cách chân thành, đúng đắn sẽ đưa toàn nhân loại phát triển một cách bền vững.