K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018
Giống nhau:
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Đều thất bại
Khác nhau:
Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Mục tiêu:
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.
Tính chất:
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
Nguyên nhân thất bại :
- ko liên kết phong trào cả nước
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến
- Lực lượng ít
- Địa bàn hoạt động hẹp


>>>>Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?


- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
haha
24 tháng 4 2021

*Gioongs nhau 

- Xuất phát từ lòng yêu nước 

- Căm thù giặc từ tận đáy lòng 

-Là những người phụ nữ đứng đầu khởi nghĩa 

*Khác nhau 

-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

-Khởi nghĩa bắt đầu vào năm 246 - 247, tại vùng núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa – Cổ Định, huyện Nông Cống, nay là huyện Triệu Sơn). Bà Triệu Thị Trinh cùng anh trai đã thảo hịch kể tội ác giặc Ngô đối với nhân dân ta và kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc cứu nước. Ngay khi lời hịch truyền đi và cờ khởi nghĩa giương lên đã được đông đảo nhân dân trong vùng hưởng ứng. Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa quân tôn làm chủ soái, xưng là Nhuỵ Kiều tướng quân

11 tháng 4 2017

Câu 1 :

- Cuộc k/nghĩa của HBT bùng nổ vì chính sách cai trị tàn ác của nhà Hán.

- Diễn biến :

‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

Câu 2 :

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi:
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

Câu 3 :

* Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí :
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
* Nguyên nhân thắng lợi

Khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì : Nhân dân căm ghét bọn đô hộ nên quyết tâm đi theo cuộc khởi nghĩa của Lý Bí...

11 tháng 4 2017

khởi nghĩa bùng nổ có 2 lí do

1 do lòng căm thù giặc

2 do thi sách ( chồng trưng trắc hay trưng nhị jj đấy bị quân hán sát hại

25 tháng 12 2018

Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì?

Biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân, nông nô, nô tì. Từ đó hiểu và nêu lên được cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thế kỉ XIV. Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.


26 tháng 12 2018

Ban oi tra loi tiep di con phan nua ma minh sap thi rui

5 tháng 2 2018

mik cho bạn cái link này rồi bạn vào nha: 

https://h.vn/hoi-dap/question/33388.html

( Câu hỏi của Ngô Anh Dũng- Lịch sử lớp 6...................)

18 tháng 4 2016

cam on ban nhung minh chi hoi den het thoi ki 1000 bac thuoc thoi ma

 

9 tháng 3 2021

Tham khảo:

.  Nguyên nhân là: Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết 

- Diễn biến là: Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ). Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan

- Ý nghĩa: 

+ Nền độc lập dân tộc đc khôi phục 

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc, khẳng định ý thức độc lập của dân tộc 

+ Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam 

- Cảm nhận của em về Hai Bà Trưng là: Hai Bà Trưng là hai người con gái dũng cảm đã dám đứng lên khởi nghĩa tuy chỉ là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng bà phất tay 1 cái đã có hàng trăm ngàn hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Em rất ngưỡng mộ và biết ơn Hai Bà Trưng 

9 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé!

 

Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.

- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.

- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.