K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2018

Chỉ ra các câu nghi vấn và các từ nghi vấn trong các câu sau :

1, Tôi hỏi cho có chuyện:

-Thế nó cho bắt à?

+Câu nghi vấn: -Thế nó cho bắt à?

+Từ nghi vấn: à

2, Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

-Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.

+Câu nghi vấn: Sao lại không vào?

+Từ nghi vấn: Sao

3, Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

=> Không phải câu nghi vấn

4, Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

=>Câu nghi vấn

+Từ ngữ nghi vấn: chăng

5, Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?

=> Câu nghi vấn

+Từ nghi vấn: không

6, Gia đình em có mấy người?

=> Câu nghi vấn

+Từ nghi vấn: mấy

7, Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

=> Câu nghi vấn

+Từ nghi vấn: hả

6 tháng 3 2018

1. CNV: Thế nó cho bắt à ?

Từ NV: à

2. CNV: Sao lại không vào ?

Từ NV: sao lại

3. CNV: Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Từ NV: bao nhiêu, bấy nhiêu

4. CNV: Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?

Từ NV: chăng

5. CNV: Anh có biết con gái anh là 1 thiên tài hội họa không ?

Từ NV: không

6. Theo mk đây là câu hỏi chứ ko phải câu nghi vấn .

7. CNV: Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?

Từ NV: hả

23 tháng 1 2018

Đáp án

- Các câu nghi vấn:

a. Thế nó cho bắt à?

b. Sao lại không vào?

c. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?

d. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

- Dấu hiệu hình thức:

   + Cuối câu có dấu chấm hỏi.

   + Trong câu có các từ nghi vấn: à, sao, có...không, gì.

18 tháng 3 2018

Thế nó cho bắt à?

Sao lại không vào?

Còn nàng út đâu?

Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?

Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Dấu hiệu: Dấu chấm hỏi, từ nghi vấn: à, không, đâu, không, chăng

  Câu nghi vấn:Sao lại không vào?

  Tác dụng: Dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc… và cần được giải đáp

*(em học rồi nhưng quên mất tiêu vì lâu lắm không làm rồi,thông cảm ạ,em không chắc tác dụng là cái này đâu.)

15 tháng 3 2022

a, Câu nghi vấn : Thế nó cho bắt à?

`-` Đặc điểm hình thức : có chữ "à", và dấu chấm "?" ở cuối câu.

b, Câu nghi vấn : Còn nàng Út đâu?

`-` Đặc điểm hình thức : có  dấu chấm "?" ở cuối câu.

c, Không có câu nghi vấn

d, Không có câu nghi vấn (tả cảnh)

15 tháng 3 2022

 ai làm đc câu nào thì hộ mình nha :))

Tìm các câu cầu khiến trong Vd sau và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu
cầu khiến đó?
a. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!
b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!
( Em bé thông minh)
c. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
3. Bài tập 3: Tìm các câu cảm thán trong VD sau và cho biết chúng dùng với chức năng gì?
a. Ha ha! Một lưỡi gươm!
b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
c. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc
thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.
Tội nghiệp thầy!
4. Bài tập 4: Đặt 3 câu trần thuật và cho biết chức năng của những câu vừa đặt dùng để làm
gì?

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống...
Đọc tiếp

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:

“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (10) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

- (11)Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (12)Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

(…)

(13) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- (14)Sao cô biết mợ con có con?...

1
15 tháng 9 2021

( 1 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 2 ) Câu trần thuật - hành động nêu ý kiến - cách gián tiếp
( 3 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 4 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 5 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 6 ) Câu nghi vấn - hành động hỏi - cách trực tiếp
( 7 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách gián tiếp
( 8 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 9 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 10 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 11 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 12 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 13 ) Câu trần thuật - hành động trình bày - cách trực tiếp
( 14 ) Câu nghi vấn - hành động hỏi - cách trực tiếp
 

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống...
Đọc tiếp

Xác định kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:

“…(1) Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- (2) Không! (3) Cháu không muốn vào. (4) Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(5)Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- (6) Sao lại không vào?( 7) Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

(8) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (9) Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (10) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:

- (11)Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (12)Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

(…)

(13) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- (14)Sao cô biết mợ con có con?...

 

0
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

 :  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:-         Sao cô biết mợ con có con ?        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình...
Đọc tiếp

 

:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      “…Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:

-         Sao cô biết mợ con có con ?

        Cô tôi vẫn cứ tười cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà hội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở ben rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

        Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi  là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi…”

                                                                                                   (Ngữ văn 8, tập một)

     a/ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Năm sáng tác của văn bản? Tác giả là ai?(1.5đ)

     b/ Đoạn văn trên tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào? (0.5đ)

     c/ Từ “Mợ”, “cổ tục” trong đoạn văn có nghĩa là gì? (1.0đ)

     d/ Câu văn: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” thể hiện tâm trạng gì  của bé Hồng? (1.0đ )

     e/ Có ý kiến cho rằng “tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên đời”  Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 câu ) nêu lên suy nghĩ của em về ý kiến trên. (2.0đ )

 

 

1
10 tháng 12 2021

a/ VB: Trong lòng mẹ (1940) - Nguyên Hồng.

b/ Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

c/ Mợ: Mẹ; Cổ tục: phong tục xưa.

d/ Thể hiện tâm trạng cay ghét của chú bé Hồng đối với những phong tục xưa dành cho người phụ nữ.

e/ Tham khảo:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Đó là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao nhưng mẹ vẫn không biết mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mãn nguyện, tự hào. Mỗi người hãy luôn biết coi trọng tình cảm đẹp đẽ này.