viet doan van ngan chung minh Bac Hồ luôn thương yêu thiêu nhi mk cân gâp cac ban giup k vơi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.
Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.
Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu... Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.
Mình đầu nhé!
Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn luu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được.
Đây là buổi biêu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả cái khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy cháo khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay v.v… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dần như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.
ủng hộ mk nha
gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé .
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
Mỗi năm khi những cơn gió mùa đông Bắc đi qua, là lúc mùa xuân về. Mùa xuân đến trên từng cành cây ngọn cỏ, khiến cho cảnh vật xung quanh em như bừng tỉnh giấc sau một lớp ngủ đông. Trên từng ngõ hẻm tất cả đều khoác lên một sức sống mới tinh khôi. Từng chồi non lộc biếc khẽ nhú mình trên những thân cây để khoe mình trong nắng ấm. Trên những cánh đồng hoa từng bông hoa đang độ xuân thì thi nhau khoe sắc, khoe hương trong ánh nắng mùa xuân thật chan hòa. Khi mùa xuân tới trẻ con cùng vui vẻ tung tăng hơn bình thường, bởi chúng được may nhiều quần áo mới, được tặng những bao lì xì mừng tuổi đầu năm với biết bao nhiêu lời chúc tụng.
Em yêu mùa xuân an lành, yêu mùa xuân trên quê hương em bởi mùa xuân chính là khởi đầu của một năm mới, và nó mang lại cho con người nhiều hy vọng.
hok tốt
Với đề như trên ,bn có thể nêu một số ý như sau để làm thành đoạn văn ngắn nhé :
Nhân vật người em trong câu chuyện '' Bức tranh của em gái tôi '' là cô bé Kiều Phương, qua lời kể của người anh thì cô bé được hiện lên với :
- Là một cô bé đẹp đẽ, nhân hậu và rất gần gũi
- Là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ đáng yêu đó (cô bé không những vui vẻ chấp nhận mà còn để xưng hô với bạn bè). ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương - Mèo rât nhiều trong cuộc sống.
- Có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ,... là một điều phiền toái) ....
- Tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả là tấm lòng nhân hậu, trong sáng: mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá và còn ganh tị với cô nhưng đối với cô bé "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất( biểu hiện rõ nhất là mời anh cùng đi nhận giải và xem bức tranh cô bé vẽ rất đẹp về người anh ,làm thay đổi quan điểm của người anh về cô ...)
~ Chúc bn học tốt!~
cam on ban nhung ban tra loi som qua ! Luc ban tra loi thi mk di hoc mat rui ! co giao mk chua bai rui ! Mk vua chi moi biet cau tra loi cua ban thui ! Sorry nha !
Tiếng Việt là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là niềm tự hào của bất kì công dân nào, từ xưa cho đến bây giờ, tiếng Việt đã có nhiều thay đổi về mặt âm và ngữ pháp. Sự phong phú của tiếng Việt là một điều chắc chắn, tiếng Việt gắn liền với lịch sử dân tộc với tương lai đang đến. Bằng sự tinh tế vốn có của dân tộc, kết hợp với những ngôn từ đẹp, tiếng Việt xứng đáng là sự giàu có của VIỆT NAM!
Một trong những loài cây thể hiện sức mạnh vươn lên vẫn sống sót với sự khắc nghiệt của thời tiết là cây xương rồng.
Nhắc đến cây xương rồng thì các bạn nghĩ đến điều gì? Đó chính là nơi khô hạn và khắc nghiệt giống như xa mạc chúng vẫn có thể sống. Vì điều kiện thời tiết thiếu nước trầm trọng nên để giảm sự bốc hơi của nước qua lá, lá của chúng đã trở nên các gai giống như chiếc kim. Đây chính là sự thích nghi tốt với môi trường ở loài này. Cây xương rồng cũng có nhiều loài, nhưng loài mình thích là xương rồng thân có dáng tròn đầy đặn như một quả cầu tròn. Loài này thường trồng trong chậu nhỏ rất xinh xắn. Quả cầu tròn và xung quanh là những chiếc gai bé màu ánh bạc, trên nền là lớp lông màu xanh nhạt. Đến kì từ quả cầu này xuất hiện bông hoa nhỏ màu đỏ trở nên điểm nhấn. Chậu hoa nhỏ này thường được đặt ở bàn học hay cửa sổ. Nên nhà em cũng mua một chậu hoa nhỏ như vậy đặt trên bàn học của em. Mỗi khi có chuyện vui buồn gì em đều ngắm cây xương rồng này. Dù chỉ là cây cối nhưng giống như hai người bạn đang trò chuyện. Khi nghĩ tới sự thích nghi tốt và vượt lên hoàn cảnh của cây em lại như nhận thêm năng lượng mới mà vượt qua những suy nghĩ tiêu cực. Khi mẹ biết chuyện mẹ cũng rất vui vì em có suy nghĩ như vậy. Chính vì thế, em lại được mẹ mua cho một cây xương rồng nữa đặt ở cửa sổ phòng em.
Cây xương rồng là loài em thích bởi cây mang đặc điểm mà loài người chúng ta cần học hỏi là thích nghi tốt với môi trường kể cả không thuận lợi.
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Thế là một năm học nữa đã kết thúc với bao niềm vui xen vào đó một chút bâng khuâng xa mái trường mới, thầy cô và bạn bè.
Mặc dù mọi thứ thật xa lạ khi mới bước vào ngôi trường nhưng cuối năm lại là một chút nhớ, một chút hoài niệm và một chút nhớ với những thầy cô và bạn bè. Một năm chưa đủ để chúng ta hiểu nhau nhưng một năm ấy có thể tạo ra những kỉ niệm mới về ngôi trường THCS. Một năm bắt đầu rất nhanh và kết thúc cũng vậy nó luôn để lại những gì đẹp nhất. Khi vất ngã có bạn bè, thầy cô nâng đỡ hay những lúc giận hờn vu vơ ấy để gắn tình bạn vào với nhau lâu hơn. Kết thúc một năm học mới ta sẽ được gặp lại họ với nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của mỗi người bạn , thầy cô đặc biệt là mái trường THCS.
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam”
Đó là những lời ca da diết thể hiện được tình cảm của tất cả thiếu nhi của Việt Nam đối với Bác Hồ- Vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu trong tim mỗi người Việt Nam. Đặc biệt, đối với các em thiếu nhi thì Bác Hồ như một người Bác hiền từ, rất mực thân thiết mà các em đặc biệt kính yêu.
Không hề là ngẫu nhiên, vô tình, cũng không phải Bác Hồ là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà các em thiếu nhi lại kính yêu Bác như vậy. Các em thiếu nhi của Việt Nam đều vô cùng thuần khiết, trong sáng nên khi các em đã dành những tình cảm tha thiết, sự kính yêu vô bờ với ai đó thì chứng tỏ người nhận tình yêu ấy của các em cũng vô cùng tuyệt vời, sẽ quan tâm và dành những tình cảm tương tự cho các em. Đúng vậy, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là người Bác vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi.
Mặc dù lúc nào Bác cũng bận rộn với việc nước, việc dân nhưng Bác luôn dành ra những thời gian đặc biệt để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến cả hoạt động học tập, phát triển của các em. Cũng vì vậy mà không biết từ lúc nào, Bác Hồ đã trở thành một người mà các em thiếu nhi Việt Nam yêu quý nhất.Trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan tâm và cả niềm tin mãnh liệt vào các em – thế hệ tương lai của đất nước. Vào mỗi dịp khai trường, Bác luôn dành thời gian để cùng đến tham dự với các em thiếu nhi, nếu không thể đến dự thì Bác sẽ viết thư để gửi lời chúc đến các em.Đây cũng là lí do mà dù Bác không còn nữa nhưng vào mỗi dịp khai trường, các trường học lớn nhỏ trên cả nước đều đọc thư Bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường.
Đối với Bác, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước nên sẽ là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Bác cũng đã từng viết những vần thơ về các em như:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết nói biết học hành là ngoan”
Sự quan tâm của Bác dành cho học sinh không phải là trách nhiệm của vị lãnh tụ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước mà xuất phát từ chính tấm lòng nhân hậu, yêu thương đối với các em học sinh.
Bác không chỉ yêu thương, dành cho các em thiếu nhi những cử chỉ ân cần, ấm áp như một người cha già mà Bác Hồ còn dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt, Bác tin tưởng thế hệ của các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Trong một bức thư gửi cho các em học sinh, Bác viết : “ …Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sáng va với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”
Đến nay, dù Bác đã mãi mãi rời xa dân tộc, đồng bào, rời xa các em thiếu nhi thì Bác vẫn luôn ở trong kí ức của mỗi người. Và những thế hệ sau này dù chưa từng được gặp Bác nhưng ở sâu thẳm mỗi trái tim bé nhỏ đều dành cho Bác những niềm kính yêu vô bờ.
Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.Bác Hồ có nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi. Trong đó chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết của Người đối với các cháu. Người nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu: “Trẻ em như búp trên cành /Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan /Chẳng may vận nước gian nan /Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”... hoặc“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây /Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng” (Kêu gọi thiếu nhi - 1941).
Mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ thường có thư gửi các cháu. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn (trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên) nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng, và lưu ý người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải “khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”. Người yêu cầu “đừng dạy các em thành những ông cụ non... Phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy”. Lời dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người” của Bác Hồ đã và đang được toàn Đảng, toàn dân ta học tập và làm theo.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6-1969, ba tháng trước lúc đi xa, Bác Hồ viết bài trên báo Nhân Dân khẳng định “chăm sóc và giáo dục các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”, và kêu gọi “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc, giáo dục các cháu bé cho tốt”. Trong Di chúc, Người lại nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Những lời dạy của Người thể hiện tầm nhìn sâu rộng của vị lãnh tụ cách mạng đối với thiếu niên nhi đồng - những người chủ tương lai của đất nước, lực lượng cách mạng quan trọng.