K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2018

Nguyên nhân: Sau 2 hiệp ước 1883 và1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền. Điều đó khiến Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu nhưng không thành.

Trước tình hình đó, phe chủ chiến quyết định ra tay tránh bị quân Pháp tiêu diệt.

Diễn biến:

  • Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885, phe chủ chiến tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá.
  • Lúc đầu Pháp hoảng hốt rối loạn, sau đó chúng chiếm lại Hoàng Thành.
  • Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội.
27 tháng 3 2020

Nguyên nhân thất bại:

- Lực lượng chưa được cuẩn bị chu đáo, vũ khí thô sơ

-Thực dân Pháp mạnh về cả binh lực và hỏa lực

-Tôn Thất Thuyết chưa liên kết và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài

11 tháng 10 2018

Diễn biến:

-Năm 981,quân Tống theo 2 đường thủy bộ tiến vào xâm lược nc ta

-Quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

-Lê Hoàn cho đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng.

->Thủy quân địch bị giết chết

-Tren bộ,quân ta cx chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút lui.Thừa thắng,quân ta tiêu diệt địch,địch chết gần quá nửa.

Kết quả:

Tướng giặc bị giết.Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Ý nghĩa:

Củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

Khẳng định chủ quyền đất nc.

Đúng thì tick nhahaha

8 tháng 5 2018

Cuộc chiến thắng trên sông Bạch Đằng (năm 938)

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự tài giỏi của Ngô Quyền.

- Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo

* Diễn biến của cuộc chiến thắng trên Bạch Đằng:

- Sau khi giết được Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền huy động quân và dân làm bãi cộc ngầm ở lòng sông Bạch Đằng chuẩn bị đánh giặc.

- Cuối năm 938, đại quân Nam Hán giao Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào nước ta.

- Ngô Quyền cho người ra nhữ, giặc ham hở đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.

- Thuỷ triều rút mạnh, Ngô Quyền dốc toàn bộ lực lượng đánh quật trở lại, quân Nam Hán rút chạy, thuyền giặc va vào cọc ngầm, chiếc bị vỡ, chiếc bị đắm. Quân ta mai phục hai bên bờ tiêu diệt giặc. Hoằng Tháo tử trận.

* Kết quả của cuộc chiến thắng trên sông Bạch Đằng:

- Trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo, kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

8 tháng 5 2018

Nguyên nhân:

- Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết.

- Đc tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoàng Tháo sang xâm lược nước ta.

- Ngô Quyền chủ động đón đánh giặc, bố trí bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.

Diễn biến:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

- Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiếu chiến nhử địch vào trận địa mai phục. Quân Nam Hán đuổi theo và rơi vào trận địa cọc ngầm. Khi thủy triều rút, quân ta tấn công đánh quật trở lại, quân Nam Hán phải rút chạy. Thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ, đắm nhiều, Hoàng Tháo tử trận.

Kết quả:

- Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

7 tháng 5 2018

a.Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa

Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

b. - Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc.Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập . Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương.

8 tháng 5 2018

Cuộc kháng chiến trên sông Bạch Đằng:

* Diễn biến:

- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

* Kết quả:

Cuộc kháng chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo, kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

* Ý nghĩa:

- Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

27 tháng 12 2016

-Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

-Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc

-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

+Sự ủng hộ và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.

+Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

+Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

+Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

+Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống

7 tháng 2 2018

*ý nghĩa lịch sử:

-Đập tan mưu đồ xâm lược của quân Tống

-Bảo vệ nền độc lập dân tộc

9 tháng 3 2021

Tham khảo:

.  Nguyên nhân là: Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết 

- Diễn biến là: Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ). Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan

- Ý nghĩa: 

+ Nền độc lập dân tộc đc khôi phục 

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc, khẳng định ý thức độc lập của dân tộc 

+ Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam 

- Cảm nhận của em về Hai Bà Trưng là: Hai Bà Trưng là hai người con gái dũng cảm đã dám đứng lên khởi nghĩa tuy chỉ là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng bà phất tay 1 cái đã có hàng trăm ngàn hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Em rất ngưỡng mộ và biết ơn Hai Bà Trưng 

9 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé!

 

Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Nguyên nhân trực tiếp

Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên

Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên

Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.

Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:

Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.

Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.

Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.

- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.

- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.

8 tháng 12 2016

do sự phát triển ko đồng dều của CNTB cuối XIX-XX

Do sự mâu thuẫn gay gắt giữa các nc đế quốc về vấn đè thị trường thuộc địa

Hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau

1882 khối liên minh : đức áo-Hung Italia

1907 Khối hiệp ước:Anh Pháp Nga

-> Chạy đua vũ trang phân chia TG

KẾT QUẢ chiến tranh gây nhìu hậu quả cho nhân loại

phong trào CM phát triển mạnh mẽ tiêu biểu nhất là CM tháng 10 NGA

25 tháng 10 2018

Nguyên nhân

- Thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt.

Kết quả

- Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại.

- Đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.

- Bản đồ thế giới được chia lại.

1 tháng 1 2018

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

1 tháng 1 2018

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.