Trình bày những nét chính về tình nước Mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Mục a
a) Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.
+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.
=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
Mục b
b) Chính sách mới:
- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
- Nội dung:
+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.
+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
tham khảo nhé
Ở Mĩ latinh, phong trào cách mạng lên cao ở nhiều nước. Trong những năm 1917 - 1921, ở Achentina đã xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân (riêng năm 1919 đã diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 người tham gia).
Trong những năm 1920 - 1921, tại một số thành phố và các bang ở Mêhicô đã ra đời các Xô viết. Ở Braxin, làn sóng bãi công tiếp diễn trong suốt năm 1920 đã buộc chính phủ phải có một số nhượng bộ (như thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ và nâng cao tiền lương cho công nhân một số ngành; thi hành chế độ tiền lương mới cho công nhân, thi hành chế độ trợ cấp cho công nhân bị tai nạn lao động).
Ở các nước Mĩ latinh khác, chính đảng vô sản và các tổ chức công đoàn lần lượt được thành lập nhằm lãnh đạo phong trào công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc Mĩ và các lực lượng phản động trong nước.
Nhìn chung, cao trào cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở khắp các châu lục, tiến công vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trong nước, đồng thời góp phần bảo vệ cách mạng Nga và nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Đặc điểm của cao trào cách mạng này là giai cấp vô sản non trẻ đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở nhiều nước, họ đã đóng vai trò lãnh đạo các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Trong điều kiện đó, các Đảng Cộng sản lần lượt được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Aicập (1921), Đảng Cộng sản Braxin (1922), Đảng Cộng sản Cuba (1925)…
*Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...
*Từ năm 1949 đến giữa những năm 70:
- Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược.
Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật...
Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược..
- Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
- Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này. Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn: xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ dân số; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài,...
- Đây đều đã và đang là thách thức lớn đối với châu Phi. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập T5/1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục. Con đường đi tới tương lai tươi sáng của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.
* kinh tế: sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp , tài chính thương mại của thế giới.
+ đứng đầu về sản xuất công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép......
+chiếm 60% trữ lượng vàng trên thế giới
* xã hội: nạn phân biệt giàu nghèo rất lớn
+phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính
+mâu thuẩn giữa tư sản và vô sản diển ra____ phong trào đấu tranh bùng nổ khắp nơi.
2. nc Mĩ trong những năm 1929-1939
_ ngày 24/10/1929, Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế-tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản.................(sgk/94)
-để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Ph. Ru-dơ-ven - tổng thống mới đắc cử cuối năm 1939 , đac thực hiện chính sachs mới..............(sgk /95)
(mk chỉ biết vậy thôi)