K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

lười học,ham chơi đang là vấn nạn cs học sinh hiện nay.ko chỉ dừng lại ở việc ko hc bài và làm bài tập,hiện tượng xảy ra bỏ tiết trốn hc đang là vấn đề đáng lo ngại đc nhà trường và phụ huynh quan tâm.các học sinh ham chơi lười hc,xem các nhân vật hư ảo như người thật,để trò chuyện.cứ thế hs đang dần mất đi cái hiện thực và thay vào đó là thế giới ảo trong trò chơi.ko những thế gây ra bao hậu quả cho bản thân cx như cho gia đình và xã hội. lười học sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến thành tích của lớp, của nhà trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, việc làm đó còn làm cho cha mẹ chúng ta buồn lòng. Còn những bạn ham chơi điện tử, đua đòi thì sẽ làm cho kinh tế của gia đình bị hao hụt,xã hội bị xuống cấp trầm trọng.như vậy,tình hình xã hội đang biến đổi,hs hiện nay đang sống theo 1 hướng tiêu cực,nên ta phải đề ra các biện pháp để giảm bớt tình hình đó.Các học sinh ham chơi điện tử thì phải bỏ, không chơi quá nhiều đến mức nghiện. Tốt nhất là không chơi để không bị ảnh hưởng đến học tập, không đua đòi theo các bạn xấu để xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Phải cố gắng học bài làm bài đầy đủ, phải tự mình có ý thức là học cho mình chứ không phải học cho ai khác. Việc học thật sự rất quan trọng đối với chúng ta.nhà trường phải kỉ luật các hc sinh làm gương cho các hs khác...Mọi người hãy cố gắng học tập chăm chỉ để lấy kiến thức, trong cuộc sống. Chúng ta phải lấy việc học lên làm đầu. Phải cố gắng vì bản thân chúng ta và gia đình.

1 tháng 12 2017

2 phép tu từ lận bn ơi

15 tháng 10 2020

Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay! Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó chính là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa. Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển. Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế. Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương trâm “hòa nhập chứ không hòa tan.” Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa. Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước. Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình. Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.

15 tháng 10 2020

đề bài là đoạn văn mà bạn, bài làm của bạn dài quá!!!!

23 tháng 12 2016

1)

Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đánh giá phần nào về mức độ phát triển và trình độ văn hóa, văn minh của một quốc gia qua bộ mặt của các đô thị và nếp sống của người dân. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên cho nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kĩ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Điều đáng buồn là ở nước ta, hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra những nơi công cộng, bất kể là đâu. Chỉ có thể gọi đích danh hiện tượng trên là lối sống thiếu văn hóa, văn minh.Nguyên nhân của nó thì có rất nhiều. Thứ nhất là xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ ném toẹt ra đường là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận và nguy hại. Bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, sông hồ, kênh rạch…Nguyên nhân thứ hai là do thói quen xấu đã có từ lâu, khó mà sửa đổi. Người ta tiện tay vứt rác ở bất cứ chỗ nào. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi qua. Thản nhiên, vô tư, chẳng có gì mà phải áy náy (!) Cho nên đến cả những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng cảnh hoặc chốn tôn nghiêm như chùa chiền đền miếu… cũng bị biến thành nơi xả rác.Nguyên nhân thứ tư là do việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Thái độ tự giác tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp, cao hơn nữa là thành nếp sống văn minh. Bên cạnh đó, việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa nghiêm túc, cho nên chưa đủ sức răn đe.Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, cần xóa bỏ những tệ nạn tồn tại bấy lâu, trong đó có nạn vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Hành vi ích kỉ, thiếu văn hóa ấy đáng phê phán và chấm dứt để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh-sạch-đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.

2)

Khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được rằng việc học tập chính là mục tiêu lớn nhất của học sinh. Nhưng thực tế bây giờ dường như tất cả học sinh đã nhường việc học tập sang một bên mà thay vào đó là hiện tượng nói chuyện riêng.nói chuyện riêng là một hành động xấu cần loại bỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập trong học đường.Như các bạn đã biết, nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp, các thầy cô giảng bài trong khi đó các bạn không chú ý mà lại đi nói chuyện riêng, đó là một hiện tượng xấu thể hiện thái độ của học sinh trong học tập. Một bài giảng hay, gây sức thuyết phục thì cần phải có kiến thức của thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh xen lẫn với việc học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bài giảng đó mà còn ảnh hưởng tới những bài học tiếp theo do bài trước không chú ý nên không hiểu bài sau, làm chúng ta mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng, không chú ý nghe giảng dẫn đến chán học, lười học, và khi chúng ra nói chuyện riêng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các bạn xung quanh làm cho mọi người không có ấn tượng tốt về mình.Chúng ta đi học là do bố mẹ đã vất vả kiếm tiền nuôi chúng ta, bao nhiêu giọt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có thể kiếm tiền nuôi chúng ta ăn học, vậy mà đến trường chúng ta không tập trung học tập mà bàn tán nói chuyện riêng thì thật có lỗi với bố mẹ.Nói chuyện riêng trong giờ học là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách, chúng ta có thể rèn luyện về ý thức, xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn khi đến trường, trong đầu các bạn phải đặt mục tiêu của mình lên hàng đầu như vậy mới phát huy được hết khả năng học tập của mình, hạn chế nói chuyện riêng bằng cách hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và quan tâm đến vấn đề mà thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài, chúng ta cần phê bình, góp ý với những bạn hay nói chuyện riêng để các bạn tập trung vào học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần loại bỏ. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức vì môi trường học tập văn minh, vì tương lai tươi sáng để phát triển đất nước.

 
23 tháng 12 2016

làm zùi còn đăng làm gì

4 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Đối với học sinh, một trong những việc quan trọng nhất là học tập...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm học tập là gì? 

Vai trò của việc học: 

+ Giúp cho mỗi học sinh có thêm kiến thức văn hóa, xã hội 

+ Có cái nhìn tốt đẹp về cuộc sống, con người 

+ Giúp cho xã hội có nhiều nhân tài, xã hội ngày càng phát triển 

... 

Dẫn chứng:  

Ví dụ: La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã từng nói: ''Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo'' để nói lên vai trò của việc học. 

Mở rộng vấn đề: 

Trái ngược với những người coi trọng việc học? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện vai trò của việc học đối với bản thân? 

Kết đoạn. 

Trình bày một lần nữa vai trò của việc học. 

_mingnguyet.hoc24_ 

15 tháng 9 2021

ai giúp mk vs

15 tháng 9 2021

BN THAM KHẢO:

Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc. Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

14 tháng 3 2022

Tự giác năng động và sáng tạo là một thứ đáng phải có của mỗi em học sinh .Tự giác năng động và sáng tạo có thể giúp các bạn tiếp thu nhiều thứ mới mẻ , mới lạ .Mỗi học sinh , để thành người có ích cho xã hội thường là  những em học sinh có tinh thần tự giác và sáng tạo . TỰ giác chưa đủ mà cần thêm sáng tạo , cũng như là khi làm một công việc mà họ đã tự giác làm được công việc  đó và trong  khi làm cũng cần thêm một chút sáng tạo của đầu óc ,như vậy mới có thể tạo ra một thứ vô cùng giá trị và ý nghĩa .Vậy, ủng hộ những em học sinh có tự giác năng động và sáng tạo . 

 

14 tháng 3 2022

Tự giác năng động và sáng tạo là một phẩm chất cần thiết mà mỗi học sinh đều phải cần có. Trong học tập, học sinh năng động và sáng tạo sẽ tiếp thu và hiểu rõ những kiến thức của bài. Học sinh sáng tạo, làm các bài tập, câu hỏi một cách dễ dàng. Từ đó sẽ giúp chúng ta có những kiến thức một cách chắc chăn chứ không phải học vẹt. Năng động và sáng tạo sẽ giúp học sinh hoàn thiện bản thân và thành đạt trong học tập

8 tháng 12 2021

tham khảo

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Tham khảo

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề vô cùng quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ. Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.