K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

17 tháng 2 2019

chịu

13 tháng 6 2019

Bài làm :

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

13 tháng 6 2019

Bài làm :

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

   Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

   Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

   Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

   Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

   Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

4 tháng 8 2019

Em sẽ nhắc nhở các bạn không nên mất trật tự như vậy

27 tháng 9 2023

Chuyến tham quan di tích lịch sử K9 Đá Chông là một trải nghiệm thú vị cho những ai quan tâm đến lịch sử và văn hóa của khu vực này.

Khi đến tham quan Đá Chông, bạn sẽ có cơ hội khám phá câu chuyện về tác phẩm nghệ thuật tự nhiên này. Bạn sẽ được nghe các câu chuyện và truyền thuyết về Đá Chông từ các hướng dẫn viên địa phương, những người có kiến thức sâu về lịch sử và văn hoá của khu vực này. Họ sẽ giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa và tầm quan trọng của Đá Chông trong việc bảo tồn di sản văn hóa của K9.

Khu di tích lịch sử K9 ở Đá Chông, huyện Ba Vì, Hà Nội là một địa danh quan trọng trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, có mối liên hệ mật thiết với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi ông còn sống cho đến khi qua đời.

Vào tháng 5 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 cũng như Đá Chông bên sông Đà. Ông dừng lại nghỉ và ăn trưa trên một ngọn đồi có ba mỏm đá nhọn tạo nên hình mũi chông. Ông đã đề xuất xây dựng một nhà làm việc tại đây cho mục đích chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân từ Mỹ.

Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh bằng không quân từ Mỹ vào miền Bắc, vào năm 1959 Bộ Quốc phòng đã ra lệnh xây dựng khu căn cứ Trung ương tại Đá Chông. Ngôi nhà hai tầng trong khu căn cứ này được hoàn thành vào ngày 15 tháng 3 năm 1960 và sau đó được đổi tên thành Khu căn cứ K9. Trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cấp lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã thường xuyên làm việc tại đây. Khu căn cứ K9 còn trở thành nơi tiếp đón các vị khách quốc tế, như bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và ông Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, Khu căn cứ K9 được chọn là nơi để giữ gìn thi hài của ông. Từ đó, khu vực này được đổi tên thành Khu căn cứ K84 và phục vụ như một nơi trọng điểm để chỉnh hình và bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tổ chức các hoạt động viếng thăm và tưởng niệm Chủ tịch.

Nếu bạn quan tâm đến lịch sử và văn hóa, chuyến tham quan di tích lịch sử K9 Đá Chông là một trải nghiệm tuyệt vời để hiểu sâu hơn về vùng đất này và giá trị của nó.

13 tháng 3 2018

Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người để hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.

 

13 tháng 3 2018

Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người để hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.

Câu ai là j : Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu