Hãy tưởng tượng mình được trò chuyện với vua Lê Lợi trong truyện Sự Tích Hồ Gươm và kể lại câu chuyện đó
MÌNH ĐANG CẦN GẤP. GIÚP MÌNH VỚI NHÉ!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình |
không |
biết |
đâu |
Tưởng tượng mình được trò chuyện với vua Lê Lợi trong truyện Sự tích Hồ Gươm và kể lại cạu chuyện đó
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
bạn xem thử nhé.:
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Tham khảo :
Ngay trước của nhà tôi có một cây nhãn lớn, chim về hót líu lo và làm tổ rất nhiều. Trong đó có một tổ ở chót vót trên tít cây cao, là mái ấm của mẹ con chim. Sau một đêm mưa to, gió lớn, sáng hôm sau, người ta thấy ở tổ chim chót vót trên cành cây cao, chim mẹ giũ lông, giũ cánh cho mau khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên.
Đêm hôm trước, trởi mưa đến là to sau bao nhiêu ngày dài ròng rã với cái nắng chói chang. Những cơn mưa bắt đầu ập đến từ chiều tà. Những đám mây đen kịt không biết từ nơi nao kéo tới, che phue kín cả bầu trời. Đám mây to khổng lồ, nặng nề , báo hiệu một cơn mưa rào thật lớn. Sấm nổ ầm ầm bên tai. Những tia chớp ngoằn nghèo, ánh lên snags rực cả bầu trời tối như mực. Bầu trời như một con người đang giận dữ. Gió thổi từng cơn, cuốn hết bao nhiêu là lá cành. Những cây nhãn, cây bàng, cây xoài,... ngả nghiêng trong cơn cơn gió.
Trái lại với sựdữ dội của cơn mưa sắp tới là hình ảnh của tổ chim, nơi trú ngụ của mấy mẹ con chim với vài ba chiếc lá, những cẳng cây được uốn lại thnahf vòng tròn. Tưởng như một cớn gió mạnh có thể khiến nó rơi xuống bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà chim mẹ hết sức lo lắng. Nó không biết làm sao để có thể giữ yên chiếc tổ mỏng manh của mình. Chim mẹ cứ bay đi lại bay lại như muốn kiếm tìm sự giúp đỡ. Nhưng thật chẳng may, chỉ có mình nó cô đơn mà thôi. Những con chim con non nớt trong tổ vô cùng sợ hãi. Những âm thanh đì đùng của sấm, từng cơn mạnh mẽ của gió, chớp nhì nhằng nơi xa khiến những chú chim non hoảng sợ, chúng kêu lên những tiếng thất thanh, lo sợ.
Và rồi, cơn mưa bắt đầu ập đến vào buổi đêm. Bắt đầu là những giọt li ti, thưa thớt. Dần dần mưa mỗi lúc một mạnh. Những giọt mưa trĩu nặng liên tiếp quật tới tấp vào chiếc tổ bé nhỏ của mấy mẹ con chim. Gió không ngừng rít, cành lá chao đảo. Cái cây phải oằn mình trước giông gió của trận mưa, mấy mẹ con chim cũng phải gắng sức chống chọi với phong ba bão táp. Những tiếng kêu hoảng hốt của chim non vang lên không ngớt.
Mưa to tưởng như cuốn trôi đi tất cả. Thế nhưng mọi hiểm nguy rồi cũng qua đi. Những chú chim non nhờ có sự bảo vệ, bao bọc của mẹ mà có thể say giấc nồngvà không bị ướt. Chim mẹ tuy có vẻ mệt mỏi nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc vì đã bải vệ được đứa con của mình.
Sự can đảm, vững vàng của chim mẹ là hình ảnh thật khiến người ta nể phục. Hình ảnh chim mẹ gợi cho ta thấy vẻ đẹp của tình mẫu tử trong cuộc sống. Mẹ có thể hi sinh tất cả, bảo vệ con trước những giông tố của cuộc đời.
Bài làm
Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ giữ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên. Thì ra…
Hôm qua, khi trời vừa tối thì cũng là lúc những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mặt đất. cây cối nghiêng ngả bởi gió mạnh dần lên, mưa xối xả ào đến. Từ trên cây lim già, chim mẹ vô cùng lo lắng. Các bạn chim đã hốt hoảng bay đi tìm chỗ trú ẩn, còn nó lúng túng trước đứa con út bé bỏng chưa đủ sức bay xa. Nhìn bầu trời đen kịt, gió rít ào ào, chớp giật xé rách bầu trời, sấm như trống thúc liên hồi mà lòng dạ nó tơi bời. Nó không thể bỏ con lại mà bay đi. Cắp con theo mà chống chọi với dông bão, cơn giận điên cuồng của trời đát thì nó không đủ sức. Chim mẹ quyết định cùng con ở lại tổ, phải lấy thân mình che chở cho con. Lúc này tiếng gió thổi tạt đi nhửng tiếng kêu non nớt của chú chim mới chào đời chưa được bao nhiêu. Có lẽ đây là lần đầu tiên chú chim nhỏ tận mắt thấy được sự khốc liệt của cuộc sống, của bão tố.
Chúc rúc vào lòng mẹ, miệng kêu chiếp chiếp liên tục. Chim mẹ dang đôi cánh bé nhỏ che chở cho con. Đối với chú đôi cánh ấy lúc bấy giờ là một ngôi nhà ấm ấp, che chắn cho chú trong trận mưa bão đầu tiên này.
Mưa càng ngày càng lớn. Mưa như trút hết những tức tối, bực bội của đất trời sau bao ngày nắng nóng triền miên. Chim mẹ ủ con vào lòng. Cánh sải rộng ra, móng chim bám chặt vào tổ, nó cố sức ghì chắc để giữ cái tổ mà nó đang xoay các hướng nằm bức ra khỏi ngọn cây. Mưa xối xả vào đầu, mắt, vào da thịt chim mẹ. Nó nghiến răng chịu đau, chịu xót, chịu sự rát bỏng của gió, mưa. Nó phải bảo vệ để không một giọt mưa, không một làn gió nào xâm hại đến đứa con đang run lên vì sợ hãi. Bằng tình thương lớn lao, chim mẹ cố sức chống lại bão tố, chống lại gió thét mưa gào để giữ sự bình yên cho con.
Chú chim non trong đêm đó đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết, có lẽ sự che chở của chim mẹ đã làm cho chú yên tâm, tin tưởng.
Thế rồi một ngày mới lại bắt đầu. Cơn bão đã ngừng. Mưa cũng ngừng rơi và gió cũng ngừng thổi, nhanh như khi nó đến bất chợt vậy. Những tia nắng đầu tiên đã chiếu xuống. Ánh nắng càng làm rõ những giọt nước còn đọng lại trên cành cây, kẽ lá và cả trên người con chim mẹ. Nó khiến chịm mẹ bừng tỉnh. Mọi chuyện xảy ra như một giấc mơ hãi hùng. Nhìn đứa con nhỏ đang say giấc nồng, lông cánh khô nguyên, nó xiết bao sung sướng. Yên tâm, nó khẽ khàng bước ra ngoài tổ, giữ đi những giọt nước mưa cuối cùng còn sót lại, rỉa lông cánh cho mượt mà và chào đón những tia nắng rơi nhẹ xuống tổ chim.
Câu chuyện của hai mẹ con họa mi thật cảm động. Nó khiến chúng ta nghĩ tới công lao và tấm lòng của người mẹ đối với con cái. Ta thầm cảm ơn và yêu quý mẹ ngàn lần.
Tham khảo:
Nhắc đến nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là nhắc đến hình ảnh một người nông dân chịu thương chịu khó, một hình ảnh đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người dân yêu nước da diết, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng một tình cảm thiêng liêng. Đã bao lần tôi mơ ước được một lần gặp nhân vật ông Hai để trò chuyện với ông về câu chuyện cuộc đời ông. Thế rồi một hôm khi vừa khép lại trang truyện, đi ngủ tôi mơ màng thấy mình được nói chuyện cùng nhân vật ông Hai. Đây quả thực là một giấc mơ không thể nào quên được.
Tôi đứng giữa một khoảng không mờ ảo cảnh vật khắp nơi đều rất đơn sơ mộc mạc nó giống với ngôi làng của nhà ông nội tôi vậy. À hình như tôi nhớ ra rồi đây chính là ngôi làng của ông Hai trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Ngôi làng nhỏ lắm ước chừng chỉ được khoảng mấy mươi nóc nhà. Tôi bước đi trong con đường gạch nhỏ giữa làng, xung quanh là dăm ba tốp người đang xì xào chuyện trò nào thì ruộng con trâu cái cày, nào là chuyện ruộng lúa trỗ bông… Tiếng cười nói của tụi trẻ con đang đùa nhau râm ran. Xa xa đàn cò đang sải cánh bay rập rờn….
Tôi đi đến gốc đa ven đường thì nhìn thấy một người đàn ông khoảng trên dưới sáu chục tuổi đang ngồi rít điếu cày trong quán nước gần đó. Người đàn ông hớp miếng nước chè tươi rồi chóp chép cái miệng. Tôi đến gần, lúc này mới thấy rõ được hình dáng của ông, người mảnh khảnh đầu chít khăn gọn gàng. Tôi nhớ hình như đây chính là ông Hai. Tôi liền mạnh dạn hỏi:
- Ông là ông Hai có phải không ạ? Cháu thấy quen lắm ạ?
- Ừ ông là ông Hai. Ôi dào quen gì đây là nơi tản cư ấy mà. Bao nhiêu người đến người đi. Thế bố mẹ cháu đâu mà lại đi lạc thế này? Ông trả lời.
- Cháu không nhớ ạ. Ông có thể đưa cháu về được không?
Ông Hai nhón trong túi trả tiền nước chè rồi dẫn tôi theo sau. Vừa đi ông vừa bảo: “được rồi tôi cứ dẫn cháu về nhà tôi nghỉ lát tí tôi lên báo cho phòng thông tin xã để tìm người nhà cho cháu.
Tôi nối bước theo ông Hai về nhà ông. Dọc đường đi tôi thấy ông chào hỏi mọi người niềm nở à hóa ra mọi người thường gọi ông là ông Hai Thu đấy. Thế là ước mơ của tôi đã thành sự thật rồi tôi đã gặp được ông Hai thật rồi. Về đến nhà ông Hai hỏi tôi vì sao lại bị lạc, ở đâu mà đến đây? Tôi cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra nên cũng chỉ ậm ờ trước câu hỏi của ông. Tôi bèn hỏi ông chuyện khác: “Ông ơi hình như làng mình nhiều anh hùng lắm ạ? Ông có thể kể cho cháu nghe chuyện các chú ấy đánh giặc thế nào không ạ?
Như được chạm đúng vào mạch ông Hai thao thao bất tuyệt kể cho tôi nghe về làng ông, với một nỗi lòng say mê đến lạ. Ông khoe nào thì làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi, cột phát thanh cao quá ngọn tre, mỗi chiều loa gọi cả làng nghe thấy. Nào là cái làng của ông nhiều nhà ngói san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh mưa gió đi chân chẳng dính bùn. Tháng năm ngày mươi vào mùa gặt phơi lúa thì sướng phải biết….
Mặc dù đã được đọc câu chuyện của nhà văn Kim Lân nhưng nghe ông Hai kể chuyện tôi vẫn thấy hào hứng đến lạ. Sau đó ông kể tiếp: Kháng chiến chống pháp bùng nổ, ông muốn ở lại cùng với anh em bộ đội bám làng đánh giặc thế nhưng ngặt nỗi vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải tản cư lên đây. Ở đó không ngày nào ông không nhớ quê hương mỗi khi nhớ quá ông lại kể về làng mình cho những người tản cư nghe. Rồi lại thi thoảng chạy lên phòng thông tin nghe tin tức quân ta đánh được địch mà ông vui như mở hội. Rối ông Hai có vẻ trầm ngâm: Tôi vội hỏi:
- Ông sao thế ạ? Sao ông lại không kể tiếp?
Ông Hai nhấp ngụm nước trà rồi nói tiếp. Hôm ấy ông nghe được tin làng chợ Dầu đi theo Việt Gian ông buồn như nghẹt thở, huyết quản trong ông nhu bị đông lại. Ông nghi ngờ về cái tin ấy mà người ta thì khẳng định chắc nịch. Ông cúi gằm mặt xuống rồi đi một mạch về nhà. Lòng ông nặng trĩu. Có cái gì đó đau đớn tủi nhục khi một người đàn bà dưới xuôi tản cư lên nói: “Cả làng nó đi theo tây rồi ông ạ, từ thằng chủ tịch mà xuống”. Niềm tự hào bao lâu nay của ông như sụp đổ. Giá như cái tình yêu quê hương của ông không sâu đậm đến thế thì ông đã không đau đớn đến thế này.
Về nhà ông nằm vật ra giường. Ông nhìn thấy lũ trẻ mà nước mắt cứ trào ra. Đấy thì ra chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy. Chúng nó cũng chịu sự hắt hủi rẻ rúm đấy. Thế rồi như không thể chấp nhận được sự thật ông tưởng tượng lại trong đầu những người dân làng ông đều là những người yêu nước họ yêu kháng chiến đến thế tại sao lại bán nước? thế nhưng những lời nói kia thì sao? Không có lửa thì làm sao có khỏi? Hôm ấy bà nhà ông về bà cũng khác lạ chỉ đến tối bà mới dám hỏi ông về cái tin tức đấy, lúc đầu ông im lặng sau ông gắt um lên còn bà im bặt.
Phải đến mấy ngày hôm sau ông mới dám bước chân ra ngoài đường ông sợ mỗi lần cái loa phát thanh nhắc đến tin chiến sự. Nỗi đau đớn càng trở nên cao trào khi mà ở đâu người ta cũng đuổi người dân làng Dầu vì không muốn cho lên tản cư. Đến ngày mụ chủ nhà ông cũng cố tình đuổi khéo vợ chồng ông. Thế nhưng ông kiên quyết không đi đâu cả. Đi về là bán nước, bỏ cụ Hồ ông nhất định không làm.
Đến đây tôi cũng thấy nghèn nghẹn chua xót. Tôi thấy có thứ gì đó lấp lánh trong suốt chảy ra từ khóe mắt của ông. Lấy tay quệt vội giọt nước mắt ông hai kể tiếp:
Thế rồi một hôm vào khoảng ba giờ chiều có một người đàn ông đến nhà ông chơi ông ấy rủ ông đi đến tối mới về. về đến nhà ông như hóa thành một con người khác. Đến bậc cửa ông đã hét toáng lên “thằng tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch vừa lên báo thế, ông ấy bảo cái tin làng chợ Dầu theo tây là hoàn toàn sai lầm”. Cái tin này như hồi sinh ông vậy. Ông phấn khởi lắm ông mua quà cho mấy đứa con ông lật đật đi khắp nơi để khoe cái làng ông không theo giặc. Ông chạy sang bác Thứ và lại thao thao bất tuyệt về cái làng của mình một cách đầy tự hào sung sướng.
Nói đến đây ông quệt vội giọt nước mắt sung sướng mỗi lần nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi như đắm chìm trong câu chuyện của ông một con người cả đời dành tình yêu cho làng cho nước cho quê hương bản sứ của mình. Chỉ đến khi nghe tiếng người gọi ngoài cổng “ Ông hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu ông kìa”. Ông Hai mới lật đật bước ra dặn tôi nghỉ ngơi, ông ra xem tin tức gì đồng thời báo cáo về tình trạng của tôi.
Nhìn cái dáng vẻ khắc khổ của ông nhắc đến quê hương mà thấy thật đáng quý thật trân trọng biết bao.
Tiếng chuông báo thức vang lên. Ôi thế là tôi đã đến lúc phải dậy đến trường rồi. Hóa ra tôi đã có một giấc mơ thật đẹp như thế đấy. Cuộc trò chuyện với ông khiến tôi phần nào thấu hiểu cuộc sống lam lũ của người dân trong cuộc kháng chiến vĩ đại nhưng vẫn ánh lên tình yêu nước sự tin tưởng bất diệt vào cách mạng và cụ Hồ.
Em tham khảo:
Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.
Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.
Ông giáo ngạc nhiên hỏi:
-Cụ bán rồi?
Lão Hạc trả lời:
-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:
-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:
-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.
Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.
Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.