K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2017

Từ khi sinh ra em là một đứa trẻ bị tật nguyền. Hãy kể những giúp đỡ của bố mẹ dành cho em
- Từ khi sinh ra em đã không được may mắn như các bạn cùng trang lứa vì thiếu mất đôi chân
- Bố mẹ vẫn luôn yêu thương ở bên, chăm sóc và lo lắng cho em Khi chăm sóc cho trẻ em khuyết tật, trách nhiệm của bố mẹ lớn hơn rất nhiều lần bởi con không thể tự chăm sóc bản thân, thậm chí những việc cơ bản như ăn uống, vệ sinh hay nghỉ ngơi cũng cần có người bên cạnh giúp đỡ. Một số trải nghiệm dưới đây có thể giúp các bố mẹ trong hoàn cảnh đặc biệt hiểu và yêu thương con nhiều hơn.
Ăn
Trẻ em khuyết tật thường gặp một vài vấn đề trong việc ăn uống bởi rất nhiều nguyên nhân:
- Các khuyết tật về thể chất khiến chức năng nhai, nuốt, hay bú không hoàn thiện
- Các khuyết tật về hệ vận động ngăn cản các con không thể ngồi ăn
- Các khuyết tật về thần kinh cản trở quá trình tiếp thu quy tắc xã hội trong ăn uống
Sẽ mất một thời gian không phải là ngắn để con tự xúc cơm cho mình và hiển nhiên khi làm được việc ấy thì các kĩ năng giao tiếp và hòa nhập sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nếu cảm thấy mất phương hướng, bạn nên tìm đến chuyên gia để có lời khuyên bổ ích trong việc chăm sóc, hỗ trợ con. Ví dụ:
- Sử dụng ngôn ngữ trị liệu có thể cải thiện các chức năng liên quan đến vấn đề nhai, nuốt, thậm chí là giao tiếp (nói)
- Vật lý trị liệu giúp trẻ có thể ngồi ngay ngắn khi ăn cơm
- Chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn định mức khẩu phần thức ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ
Ngủ
Các vấn đề về thể chất như co thắt cơ, khó thở… khiến trẻ em khuyết tật rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Những em bị rối loạn thần kinh lại không thể phân biệt được khi nào cần ngủ và tại sao lại phải ngủ.
Bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa, dùng thuốc đúng liều lượng để phần nào cải thiện tình trạng mất ngủ cho con.
Vệ sinh
Hầu như những đứa trẻ bình thường biết cách sử dụng toilet từ lúc 2-3 tuổi, nhưng trẻ em khuyết tật thì cần tốn nhiều thời gian hơn, một số em khuyết tật về trí tuệ thì đây có lẽ là việc không tưởng.
Nếu bé có vấn đề trong việc đi vệ sinh thì một chiếc ghế ngồi thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật là lựa chọn không thể phù hợp hơn. Bạn có thể giúp ***** chuyển, xử lí các tình huống đơn giản trong nhà vệ sinh, …
Đi lại
Việc đầu tiên là đưa con đến bệnh viện để đánh giá khả năng đi lại, từ đó bác sỹ có thể chỉ định các công cụ hỗ trợ phù hợp. Con bạn có thể sử dụng xe lăn, xe đẩy hay ghế ngồi chuyên biệt tùy vào thể trạng sức khỏe và khả năng đi lại.
Nếu con đi lại trên đường, có thể hướng dẫn vị trí đi lên vỉa hè cho người khuyết tật, hay dạy con cách nhờ người khác giúp đỡ. Đó là kĩ năng cơ bản để con hòa nhập hơn.

13 tháng 11 2017

Bố mẹ đã giúp mình luyện nói

Luyện viết, nghe,.......

Bạn tự kể thêm

13 tháng 11 2017

Từ khi sinh ra em là một đứa trẻ bị tật nguyền. Hãy kể những giúp đỡ của bố mẹ dành cho em
- Từ khi sinh ra em đã không được may mắn như các bạn cùng trang lứa vì thiếu mất đôi chân
- Bố mẹ vẫn luôn yêu thương ở bên, chăm sóc và lo lắng cho em Khi chăm sóc cho trẻ em khuyết tật, trách nhiệm của bố mẹ lớn hơn rất nhiều lần bởi con không thể tự chăm sóc bản thân, thậm chí những việc cơ bản như ăn uống, vệ sinh hay nghỉ ngơi cũng cần có người bên cạnh giúp đỡ. Một số trải nghiệm dưới đây có thể giúp các bố mẹ trong hoàn cảnh đặc biệt hiểu và yêu thương con nhiều hơn.
Ăn
Trẻ em khuyết tật thường gặp một vài vấn đề trong việc ăn uống bởi rất nhiều nguyên nhân:
- Các khuyết tật về thể chất khiến chức năng nhai, nuốt, hay bú không hoàn thiện
- Các khuyết tật về hệ vận động ngăn cản các con không thể ngồi ăn
- Các khuyết tật về thần kinh cản trở quá trình tiếp thu quy tắc xã hội trong ăn uống
Sẽ mất một thời gian không phải là ngắn để con tự xúc cơm cho mình và hiển nhiên khi làm được việc ấy thì các kĩ năng giao tiếp và hòa nhập sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Nếu cảm thấy mất phương hướng, bạn nên tìm đến chuyên gia để có lời khuyên bổ ích trong việc chăm sóc, hỗ trợ con. Ví dụ:
- Sử dụng ngôn ngữ trị liệu có thể cải thiện các chức năng liên quan đến vấn đề nhai, nuốt, thậm chí là giao tiếp (nói)
- Vật lý trị liệu giúp trẻ có thể ngồi ngay ngắn khi ăn cơm
- Chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn định mức khẩu phần thức ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ
Ngủ
Các vấn đề về thể chất như co thắt cơ, khó thở… khiến trẻ em khuyết tật rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Những em bị rối loạn thần kinh lại không thể phân biệt được khi nào cần ngủ và tại sao lại phải ngủ.
Bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa, dùng thuốc đúng liều lượng để phần nào cải thiện tình trạng mất ngủ cho con.
Vệ sinh
Hầu như những đứa trẻ bình thường biết cách sử dụng toilet từ lúc 2-3 tuổi, nhưng trẻ em khuyết tật thì cần tốn nhiều thời gian hơn, một số em khuyết tật về trí tuệ thì đây có lẽ là việc không tưởng.
Nếu bé có vấn đề trong việc đi vệ sinh thì một chiếc ghế ngồi thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật là lựa chọn không thể phù hợp hơn. Bạn có thể giúp con di chuyển, xử lí các tình huống đơn giản trong nhà vệ sinh, …
Đi lại
Việc đầu tiên là đưa con đến bệnh viện để đánh giá khả năng đi lại, từ đó bác sỹ có thể chỉ định các công cụ hỗ trợ phù hợp. Con bạn có thể sử dụng xe lăn, xe đẩy hay ghế ngồi chuyên biệt tùy vào thể trạng sức khỏe và khả năng đi lại.
Nếu con đi lại trên đường, có thể hướng dẫn vị trí đi lên vỉa hè cho người khuyết tật, hay dạy con cách nhờ người khác giúp đỡ. Đó là kĩ năng cơ bản để con hòa nhập hơn.

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin kể lại 1 câu truyện có thật của 1 gia đình trong xóm mình.
-Hôm đó cỡ tháng 8, gia đình chị Phương sinh ra được 1 đứa con nhưng tiếc thay nó không được lành lặng như bao đứa trẻ khác, khuôn mặt bị tật nguyền, tay chân thì co lại. Khi đem con về thì gia đình buồn lắm, mọi người khuyên anh chị nên bỏ đứa con đó đi rồi sinh đứa khác nhưng anh chị vẫn cố giữ lấy. Nhưng sau 2 năm 1 phần vì kinh tế khó khăn và 1 phần vì con mình bị tật nguyền phải nằm yên 1 chỗ nên anh chị nản quyết định đem vứt đứa bé đi, anh đem đứa bé lên núi rồi ném nó xuống (nhẫn tâm thế không biết). Mọi chuyện sau đó vẫn diễn ra bình thường và anh chị quên đi đứa con chính tay mình sát hại. Sau 1 thời gian chị Phương lại có thai và mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Khi anh Khải đi làm không có nhà thì cứ tối đến chị lại nghe tiếng bát đĩa va vào nhau, quần áo thì bị lục tung lên nhưng không mất gì cả, đôi khi còn nghe thấy tiếng khóc của trẻ con. Một hôm chị đi vệ sinh (thời đó nhà vệ sinh cách nhà khoảng 5,6m) chị vừa bước ra khỏi cửa thì thấy 1 bóng trắng bị tật nguyền luôn miệng hỏi:
-“Tại sao cha mẹ lại giết con? Tại sao lại ném con xuống để con chết không được nguyên vẹn? Tại sao? Tại sao? Con có tội tình gì mà cha mẹ nhẫn tâm với con như vây?”
-Khi nghe được như vậy chị ú ớ không ra lời rồi ngất lịm đi, hôm sau tỉnh dậy thì thấy mình đã nằm trong nhà và mọi người xung quanh hỏi tại sao chị lạ ngất ngoài vườn thì chị chỉ nói đi vệ sinh mà mệt quá nên ngất đi thôi (vì cái chết của con chị anh chị nói là nó bị bệnh mà mất) khi mọi người đi về hết thì chị mới kể với anh mọi chuyện, anh kêu thôi để anh đốt nhang làm 1 con gà để cầu xin cho con để cho vợ chồng mình được yên. Sau khi làm xong mọi chuyện trở về bình thường, và ngày chị sinh nở cũng tới, chị dinh được 1 đứa con trai vô cùng kháu khỉnh, anh chị thương yêu nó lắm luôn cưng chiều và chăm sóc nó. Khi nó lên 6 tuổi anh chị dẫn nó đi chơi không biết vô tình hay cố ý mà lại lên ngay núi chỗ anh ném đứa con tật nguyền xuống. Đang ngồi chơi bỗng thấy đứa con đứng dậy và bước tới vách núi (lúc đó được rào chắn cẩn thận rồi) anh chin nghĩ con mình tò mò nên kêu là cẩn thận rớt xuống nha con. Nhưng thấy con mình cứ đứng ngó xuống thì anh chị hỏi con đang làm gì vậy? Thì cậu bé cười lên và quay lại nhìn 2 người với ánh mắt đỏ ngàu của sự giận dữ, nó quay sang hỏi:
-“Cha còn nhớ chỗ này không? Là chỗ cha đã ném con xuống đó, hơn 10 năm rồi cha nhỉ!? Bây giờ con xinh đẹp rồi cha còn muốn vứt bỏ con nữa không?” Hahaha
-Anh chị nghe vậy liền van xin
-“Cha mẹ xin lỗi, vì ngày xưa gia đình mình nghèo khó và con còn bị tật nguyền nên cha mẹ nghĩ quẩn đã vứt con đi, cha mẹ xin lỗi, con hãy tha thứ cho cha mẹ và tha cho em con đi!”
-Thì thằng bé nói với giọng giận dữ:
-“Chả nhẽ cứ tật nguyền là phải chết ư? Chả nhẽ nhà ngheo không nuôi được con cái là có quyền giết nó à? Cha mẹ đã coi mạng sống con người quá tầm thường rồi!”
-Sau đó đứa bé liền leo qua rào và nhảy xuống vực, và từ dưới vọng lên tiếng nói:
-“Đây là giá cha mẹ phải trả khi đã giết tôi”
-Truyện tuy không kinh dị cho lắm nhưng nó cho ta phải suy nghĩ 1 điều:
-“Con người có bao giờ tôn trọng sự sống của người khác chưa? Chính con cái mình cũng có thể giết được hay các thai nhi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời mà chúng ta đã lôi ra khỏi, tự hỏi tâm con người còn hay không?”

1

tuy bạn viết khá lâu r nhg mình bây giờ mới đọc đc và nó thực sự rất hay

22 tháng 10 2017

Những ý kiến em đồng ý là: a, c, d

30 tháng 12 2018

Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:

- Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;

- Làng trẻ SOS;

- Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

- Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

Các tổ chức đó bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, để các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân...
Đọc tiếp

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này

 Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân Lâm, xã Quang Minh.

Sinh ra trong gia đình khó khăn (hộ nghèo từ năm 2009 đến nay), nhà có 2 chị em, cả bố và mẹ đều bị bệnh, nguồn thu nhập chính đều phụ thuộc vào sào ruộng của gia đình... Tự nhận thức được những khó khăn của gia đình, ngoài những giờ học trên lớp em giúp đỡ gia đình làm việc nhà, những công việc phù hợp với sức em, dẫu gia đình khó khăn nhưng thay vì mặc cảm về bản thân, em càng lấy đó làm động lực để phấn đấu vươn lên, kết quả nhiều năm liền em đều đạt học sinh khá và giỏi. Là một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu để nhiều bạn học sinh trong trường noi theo.

Tâm sự về những cố gắng, Thuyên bộc bạch: “Ngoài thời gian học trên lớp, em về nhà cũng chỉ học thêm và xem bài mới trước thôi, thời gian còn lại phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà; mỗi khi em được nghỉ, cứ việc gì em làm được em đều giúp bố mẹ. Với em, chỉ cố gắng học thật tốt thì mới không phụ lòng bố mẹ và thầy cô, ước mơ của em là sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho các bạn có hoàn cảnh giống em”. Với sự cố gắng vươn lên trong học tập, em luôn đạt thành tích cao: Từ lớp 1 đến lớp 3 em đạt học sinh giỏi và từ lớp 4 đến lớp 6 em đều đạt học sinh tiên tiến, đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt những năm qua... Chị Nguyễn Thị Sang - một hàng xóm của Thuyên chia sẻ: “Cháu Thuyên rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng không vì thế mà cháu bỏ bê việc học hành, trên lớp cháu học giỏi là trò ngoan của thầy cô, về nhà cháu cũng là một đứa con hiếu thảo của gia đình và mọi người xung quanh”. Không chỉ học giỏi cho bản thân mà Thuyên rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu rõ em đều giải thích cặn kẽ từng chi tiết cho các bạn hiểu rõ và nắm vững, em cũng được các bạn trong lớp rất quý mến. Nguyễn Thị Kim Thu - một bạn học cùng lớp nhận xét: “Bạn Thuyên trong lớp là người rất hoà đồng, học giỏi, bạn còn hay giúp đỡ em và các bạn trong học tập. Những bài nào em không hiểu em đều hỏi bạn và được bạn ấy giải thích rất nhiệt tình, em rất vui khi có được một người bạn học cùng lớp như bạn ấy”. 

Những thành tích tiêu biểu và nghị lực phi thường vượt khó, học giỏi, em Nguyễn Thị Mai Thuyên xứng đáng là tấm gương để nhiều bạn cùng trang lứa noi theo. Với những nỗ lực cố gắng, hy vọng một ngày không xa những ước mơ hoài bão của em sẽ sớm trở thành hiện thực. 

Thanks nhé

 

2
19 tháng 12 2021

ko hỉu?!~

đọc song đau hết cả mắt mà vẫn ko hỉu?

  Trẻ không phải học nhiều nhưng vẫn rất giỏi, và đây là 3 bí quyết của mẹ NhậtBí quyết nuôi dạy con thường thấy của mẹ Nhật làm cả thế giới ngưỡng mộ.Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách...
Đọc tiếp

 

 

Trẻ không phải học nhiều nhưng vẫn rất giỏi, và đây là 3 bí quyết của mẹ Nhật

tin tức goIOE

Bí quyết nuôi dạy con thường thấy của mẹ Nhật làm cả thế giới ngưỡng mộ.

Một nhóm bà mẹ là cựu sinh viên của trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) gồm 160 người đã đồng ý tham gia một cuộc khảo sát về việc giáo dục con cái. Từ những câu hỏi trong bảng khảo sát, người ta đã tổng hợp ra 5 cách dạy con thường thấy ở những người mẹ Nhật:

1. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều muốn tự mình làm những thứ mình thích. Có đến 31% bà mẹ đồng ý với quan điểm dạy con theo "chủ nghĩa tự do", "được làm những gì mình thích", "tôn trọng tính tự chủ".

2. 21% các bà mẹ Nhật tham gia cuộc khảo sát không yêu cầu con cái của họ phải học quá nhiều. Điều mà họ quan tâm nhất là trẻ phải có đạo đức tốt, có tính kỷ luật cao, khuyến khích tự rèn luyện sức khỏe và hạn chế dựa dẫm vào bố mẹ.

3. Việc học là trọn đời, nhà trường chỉ là một phần trong việc giáo dục, bản thân của mỗi người lúc nào cũng phải không ngừng học hỏi, học từ bạn bè, học từ sách vở, học từ tất cả mọi thứ… Tuy nhiên, chỉ có 16% bà mẹ mong muốn con mình cố gắng học hành nghiêm túc, siêng năng ở trường.

4. 14% bà mẹ đồng ý rằng tính kỷ luật là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu khi giáo dục trẻ. Hơn ai hết, bản thân mỗi người Nhật hiểu rằng, nếu không biết kỷ luật thì mọi thứ đều khó mà làm tới nơi tới chốn được.

5. 4% bà mẹ nhấn mạnh việc dạy dỗ nên từ phía người mẹ. Người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ trẻ nên người. Ngay từ khi lọt lòng, cũng là người mẹ đồng thời cũng chính là người thầy uốn nắn, dạy bảo, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất. Tầm quan trọng của người mẹ được đánh giá rất quan trọng trong xã hội người Nhật.

Cuộc khảo sát trên đã rút ra kết luận: để nuôi dạy một đứa trẻ thành công, các mẹ Nhật có 3 bí quyết chính:

Bí mật thứ 1: Không nói "Phải học"

52% những người tham gia cuộc khảo sát cho thấy không nên ép trẻ học hay làm những gì chúng không thích, trái lại phải để trẻ được tự do làm những gì chúng thích. Chỉ có thích thì trẻ mới say mê học hỏi và khám phá những thứ đó. Điều này giúp bố mẹ nhận biết được trẻ có khuynh hướng quan tâm đến cái gì, về nghệ thuật, về kỹ thuật… để đầu tư cho trẻ phát triển những kĩ năng cần thiết. Bố mẹ những đứa trẻ này chờ đợi sự tự nguyện học tập ở con cái.

Bí mật thứ 2: Thể hiện sự quan tâm, cổ vũ

Bố mẹ lúc nào cũng muốn con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đạt được thành tựu này nọ. Nhưng những bà mẹ này sẽ không bao giờ thể hiện sự quan tâm "quá đáng" của mình trong việc học của trẻ. Những gì họ làm là cổ vũ tinh thần để trẻ tự nỗ lực, tự cố gắng bằng sức lực của chính mình, đồng thời tạo cơ hội mở rộng phạm vi quan tâm dành cho trẻ không chỉ là việc học.

Bí mật thứ 3: Nhất định phải dạy trẻ sự nghiêm túc và kỷ luật

Dù là ở trường hay ở nhà thì mọi đứa trẻ đều cần phải học cách tuân thủ những quy định đặt ra. Ví dụ như không được phép làm phiền người khác, thời gian ăn ngủ là mấy giờ, thời gian xem tivi giải trí là khi nào…

Cần rèn cho trẻ phải biết tính kỷ luật dù là làm bất kỳ việc nào. Chẳng hạn như việc làm bài tập về nhà là bắt buộc, cần xem đây là một thói quen cần phải rèn luyện.

Xây dựng một nền móng cho trẻ từ nhỏ là rất quan trọng

Khi nhận thấy trẻ có thái độ và đạo đức tốt, những bà mẹ Nhật thường sẽ cho phép trẻ được học tập một cách tự do, được phép làm những gì chúng thích. Tuy nhiên, mọi thứ trẻ làm đều phải gắn liền trách nhiệm với bản thân, đây là dấu hiệu của ý thức lớn lên thành một người biết tự lập.
Đồng thời, mỗi bậc phụ huynh đều khuyến khích trẻ tò mò, khám phá mọi thứ ở những lĩnh vực mà chúng quan tâm. Ở mỗi giai đoạn quan trọng như thi cử, bố mẹ đều phải nhắc nhở và quan tâm đến con cái hơn.

Khi trẻ được lớn lên dưới sự bảo đảm và tin tưởng từ bố mẹ, chúng sẽ có xu hướng thoải mái học tập và phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực.

 

2
4 tháng 9 2018

Cảm ơn bạn nha.

Nhưng mình cưa có con...

Vậy phải làm sao để mình có con được đây???

Có con thò mới dạy nó được chứ

4 tháng 9 2018

bộ bn có con rùi hay sao mà đăng như thế

ko đc đăng câu linh tinh đâu nha

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

2
21 tháng 2 2022

MIK THẬT SỰ THÔNG CẢM CHO CẬU DÙ XEM MUỘN

19 tháng 10 2022

ôi đó là một câu chuyện buồn bã

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

0