soạn bài lỗi dùng từ (tt)
mai nộp rồi nhanh like cho nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Áp dụng t/c dtsbn:
\(\dfrac{x}{2}=\dfrac{y}{3}=\dfrac{z}{4}=\dfrac{3x}{6}=\dfrac{4z}{16}=\dfrac{3x+y+4z}{6+3+16}=\dfrac{18}{25}\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{18.2}{25}=\dfrac{36}{25}\\y=\dfrac{18.3}{25}=\dfrac{54}{25}\\z=\dfrac{18.4}{25}=\dfrac{72}{25}\end{matrix}\right.\)
Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột.
Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu… tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.
- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.
– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỷ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:
- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!
Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran
- Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.
– Tôi bảo lãnh cho em ấy.
Rồi cô bảo tôi:
- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:
- Vâng ạ.
Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.
Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỷ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỷ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:
- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.
Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.
BL
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
đây chỉ là bài tham khảo thôi nha
kb nha
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Tham khảo:
I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?
1. Xác định quan hệ từ trong các câu sau:
a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
(Khánh Hoài)
b. Hùng Vương thứ mười tám có m ột người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
c. Bởi tôi ăn uổng điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay ẹ không tập trung được vào việc gì cả.
(Lý Lan)
Trả lời:
a. của
b. như
c. Bởi ...và ... nên
d. nhưng
2. Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.
Trả lời:
Quan hệ từ “của" liên kết hai từ ngữ “đồ chơi”, "chúng tôi” dùng biểu thị quan hệ sở hữu.
Quan hệ từ “như” liên kết hai từ "đẹp”, “hoa” dùng biểu thị quan hệ so sánh.
Quan hệ từ "và" liên kết hai từ ngữ “ăn uống điều độ”, “làm việc có chừng mực” dùng biểu thị quan hệ đẳng lập.
Quan hệ từ “Bởi... nên...” liên kết hai mệnh đề của câu, dùng biểu thị quan hệ nhân quả.
Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường …và hôm nay …
II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ
1. Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?
a) Khuôn mặt của cô gái
b) Lòng tin của nhân dân
c) Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua
d) Nó đến trường bằng xe đạp
e) Giỏi về toán
g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
h) Làm việc ở nhà
i) Quyển sách đặt ở trên bàn.
Trả lời:
Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ (vì những trường hợp này nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ).
b) Lòng tin của nhân dân
d) Nó đến trường bằng xe đạp.
g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây.
h) Làm việc ở nhà.
Các trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ:
a) Khuôn mặt của cô gái.
c) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua.
e) Giỏi về toán
i) Quyển sách đặt ở trên bàn
2. Quan hệ từ có thể dùng thành cặp:
Trả lời:
Nếu... thì...
Vì... nên...
Tuy... nhưng...
Hễ... thì...
Sở dĩ... vì...
3. Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm:
Trả lời:
- Nếu chúng ta cố gắng thì chúng ta sẽ đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
- Vì trời mưa to nên đường trơn trợt.
- Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng anh ấy vẫn học rất giỏi.
- Hễ trời mưa to thì chúng ta ở nhà.
- Sở dĩ lá rụng nhiều vì gió quá lớn.
Chúc bạn học tốt!Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
- Xác định đối tượng biểu cảm:
+ Cảnh thiên nhiên trong bài thơ;
+ Tình cảm của tác giả.
- Định hướng tình cảm cho bài làm:
+ Chi tiết nào của bài thơ làm em thích thú? Vì sao?
+ Qua bài thơ, em hiểu được gì về tác giả Hồ Chí Minh?
b) Lập dàn bài
Lập dàn ý cho từng phần theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.
- Thân bài:
+ Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;
+ Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;
+ Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;
+ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
- Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ.
LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
PHẦN CHUẨN BỊ :
CHọn bài : Cảnh khuya
1.Tìm hiểu đề, tìm ý :
a.-Đọc bài thơ, có thể thấy cảnh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc rất đẹp, nên thơ, trữ tình. Nét đẹp ấy bình dị, gần gũi, lại có nét cổ điển.
-Tình cảm của bác :Qua bài thơ, có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tư tưởng của Bác : tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước. Tâm hồn của người thi sĩ thống nhất với tư tưởng của người chiến sĩ.
=>Chất nghệ sĩ và chiến sĩ tạo nên phong cách riêng của Hồ Chí Minh.
b.Chi tiết gây chú ý và hứng thú :
Đó là hình ảnh chưa đựng trong câu thơ “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
=>Hình ảnh có sức gợi và phong phú. Mang nét đẹp cổ điển, rất hài hòa.
c.Qua bài thơ, đầu tiên có thể nhận thấy Bác là người có tâm hồn thi sĩ, yêu thiên nhiên sâu sắc. Bác cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên.Nhưng ở Bác, không chỉ có tình yêu thiên nhiên, mà tình cảm lớn lao nhất, là tình yêu dành cho đất nước. Bác ngắm cảnh thiên nhiên, nhưng cũng không quên đi nỗi lo vận mệnh dân tộc. Tương tự, Bác lo cho đất nước, nhưng cũng không vì thế mà từ chối, bỏ qua sự hiện hữu của thiên nhiên => Tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước hòa quyện. Tâm hồn Bác là sự thống nhất giữa thi sĩ và chiến sĩ.
2.Dàn bài
MB :
-Giới thiệu về tác giả và bài thơ Cảnh khuya.
TB:
*Cảm nhận về hình ảnh, âm thanh trong bài thơ :
-Câu 1+2 : cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng.
+Giữa không gian tĩnh lặng của đêm, nổi bật tiếng suối chảy róc rách => nghệ thuật : so sánh, lấy động tả tĩnh.
+Ánh trắng : chiếu sáng mặt đất tạo nên các mảng sáng, tối đan xen nhau => lung linh, huyền ảo.
=>Tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp, huyền ảo, lung tinh, cuốn hút người đọc.
*Cảm nhận về tâm trạng, con người của Bác trong bài thơ.
-Câu 3+4 : Tâm trạng của Bác
+Trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp , Bác say mê ngắm cnahr.
+Bác chưa ngủ : 1 phần vì cảnh khuya xinh đẹp làm say đắm tâm hồn nghệ sĩ, nhưng phần nhiều, là vì lo lắng cho tương lai, vận mệnh dân tộc.
=>Tình yêu thiên nhiên luôn gắn với tình yêu đất nước.
*Cảm nhận chung về thơ bác, con người Bác.
KB: Khẳng định đây là bài thơ hay, thể hiện tâm hồn và tinh thần yêu nước của Bác.
3.Chuẩn bị bài nói :
Bài làm dưới đây mình sưu tầm và trích dẫn từ bài của bạn Lã Thị Na, lớp 7C2 trường THCS Đoàn Thị Điểm.
-MB : Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.
-TB :
Một số đoạn :
+ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.
-KB : Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai.
Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.
Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.
Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên cùa mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.
Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.
I sports day at school. School organizes a lot of games. But I the game more tug. Each class will nominate 20 friends to compete. Hold on to your hands is a large and long rope, in the middle is a red ribbon marks the landmark. There is a white line in the yard to divide the boundaries of the two teams. Once you know your opponent is 3H class, we are happy to play in the field. Everybody expresses great determination. The sound of "start" sounded, both teams put their strength into their hands, their feet clinging to the ground, who leaned back to pull the pull. The strings move to the side of the team, and then to the side of the team. The drumming, cheering cheers of the fans make us even more excited. In the end, after two matches, the victory was for our 3I class. The class hugged each other dancing, excited victory. I to play tug of war because the pull brings us health and solidarity.
A. = 64.(4.9)+(32.2).137-(8.8).73
= 64.36+64.137-64.73
= 64.( 36+137-73)
= 64.100
= 6400
B. = 16.(3.13)+(2.8).150-(4.4).(62.3)
= 16.39+16.150-16.186
= 16.(39+150-186)
=16.3
= 48
C. =49.62+38.73+(31.2).51+(19.2).27
=49.62+38.73+62.51+38.27
= 62.(49+51)+38.(73+27)
= 62.100+38.100
=100.(62+38)
=100.100
=10000
Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?
Trả lời:
Bài thơ kế lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ờ lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh đội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.
Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?
Trả lời:
Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy càng làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao đẹp vì đó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thể hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.
Câu 3: Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.
* Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?
Trả lời:
* Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.
- Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng. Bác lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
- Anh đội viên “ Thổn thức cả nỗi lòng " và thốt lén những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.
* Lần thứ ba thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi đinh ninh - Chòm râu phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ vàng nằng nặc mời Bác đi nghỉ "Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mình Bác ngủ!"
- Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thìa tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Bài thơ không kẻ vẻ lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu thì sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thay bằng dấu... để người đọc biết lần ấy. Vả lại chỉ kể hai lần thì mới nổi bật được sự thay đổi khác nhau trong diễn biến tâm trạng anh chiến sĩ.
Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và nhân dân đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.
Càu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Trả lời:
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc, Bác đã “Nâng niu tất cả chỉ quên mình
Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? The thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?
Trả lời:
* Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:
- Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng
- Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng
- Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác - bạc; Bác - Bác).
* Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.
Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.
Trả lời:
* Những từ láy trong bài thơ:
Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.
* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên.
Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp. Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột... Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng. Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân ttrường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. Bỗng "tùng, tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chân vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ. Giờ gia chơi đã giúp các bạn đỡ căng thẳng hơn .
Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ
I. Lặp từ
Câu 1+2: Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp:
a. Từ "tre" được điệp lại 7 lần, "giữ" 3 lần, "anh hùng" 2 lần. Đây là phép lặp có chủ đích nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre.
b. Lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn không trôi chảy, gây cảm giác nặng nề.
Câu 3: Chữa lỗi lặp từ
- Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.
II. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm
Câu 1:
(a): Từ dùng sai là từ thăm quan
(b): Từ dùng sai là từ nhấp nháy
Câu 2: Nguyên nhân dùng sai là do lẫn lộn với các từ gần âm
- Trường hợp (a) này người sử dụng lẫn 2 từ thăm quan và tham quan (nghĩa là tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).
- Trường hợp (b) này người sử dụng lẫn với từNhấp nháy - mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp.
Câu 3: Sửa lại:
- Thay từ thăm quan thành tham quan
- Thay từ nhấp nháy thành mấp máy
III. Luyện tập
Câu 1: Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
Cả ba câu đều mắc lỗi: lỗi lặp thừa từ.
Sửa lại:
(a): Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn ấy.
(b): Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.
(c): Quá trình vượt núi cao cũng làm con người trưởng thành.
Câu 2: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm
- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:
+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khả năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.
+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.
+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.
- Chữa lại là:
+ Thay linh động bằng sinh động
+ Thay bàng quan bằng bàng quan
+ Thay thủ tục bằng hủ tục
Hãy so sánh hiện tượng lặp trong đoạn văn (1) và câu (2):
(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(2) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
Gợi ý: Ở trường hợp (1), lặp được sử dụng có chủ đích, từ “tre” được điệp lại 7 lần là phép lặp nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre. Ở trường hợp (2), lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn rườm rà, gây cảm giác nặng nề.
b) Chữa lỗi lặp từ
+ Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
+ Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.
2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm
a) Mặt âm thanh, hình thức cấu tạo và mặt ý nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ giữa các mặt này. Phải phân biệt được các đơn vị từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Bởi vì âm sai thì cái được biểu đạt (ý nghĩa) cũng không thể chính xác.
b) Trong các câu sau, từ nào dùng không đúng? Hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai và sửa lại cho chuẩn xác.
- Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
- Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
Gợi ý:
- Phân biệt hai từ thăm quan và tham quan: trong tiếng Việt không có từ thăm quan, trường hợp này người sử dụng lẫn với từ tham quan (tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).
- Phân biệt hai từ nhấp nháy và mấp máy: Nhấp nháy – mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp. Như vậy ở đây phải dùng mấp máythay cho nhấp nháy.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
Gợi ý:
- Câu (a), lỗi lặp thừa từ, chữa: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.
- Câu (b), lỗi lặp thừa từ, chữa: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.
- Câu (c), lỗi lặp thừa từ, chữa: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2) Tìm, chỉ ra nguyên nhân và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:
a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
c) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…
Gợi ý: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm
- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:
+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.
+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.
+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.
- Chữa lại là:
+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…