chế độ vận động và dinh dưỡng của trẻ em có liên quan như thế nào đến sự phát triển của người?
giúp mình với T_T mk cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Mới đầu tình trạng phát triển rất nhanh cân nặng, chiều cao của trẻ khiến nhiều bậc phu huynh tưởng lầm trẻ phát triển nhanh nên không để ý tới. Nhưng thực chất những trẻ phát triển nhanh cả cân nặng và chiều cao lại thường ngừng phát triển chiều cao sớm, dẫn đến hậu quả là trong những năm tiếp theo cân nặng/ chiều cao không còn nằm trong mức hợp lý và bắt đầu vào mức béo phì. Càng béo phì, trẻ lại càng ngại vận động. Và càng lười vận động lại khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý như tim mạch, cholesterone cao, tiểu đường.
Bên cạnh đó, một lý do khiến trẻ lười vận động đó là xương không chắc khỏe do thiếu hụt canxi. Khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D và vitamin K2 làm giảm hấp thu canxi gây ra tình trạng đau xương phát triển ở độ tuổi tiền dậy thì cũng khiến cho trẻ không muốn vận động nhiều.
Vậy làm thế nào để có thể nạp đủ lượng vitamin D, vitamin K2 và canxi? Hãy nạp thông qua thực phẩm, đặc biệt là một số loại sữa được bổ sung đầy đủ cả ba vi chất này mới xuất hiện trên thị trường gần đây. Đây là những sản phẩm vừa tiện lợi, dễ sử dụng lại vừa dễ hấp thu và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển về thể trạng của các em bé:
- (a) Chế độ dinh dưỡng không đủ chất có thể khiến trẻ chậm phát triển, còi xương, cổ tay và khủy tay phình to, chân cong,…
- (b) Chế độ dinh dưỡng hợp lí, đầy đủ sẽ giúp trẻ đạt đến sự phát triển toàn diện, cân đối, khỏe mạnh.
- (c) Chế độ dinh dưỡng quá nhiều, dẫn đến hiện tượng béo phì, kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe như gây ra nhiều bệnh như gan nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp,…
Tham khảo:
Nếu trẻ em thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng trong khi hệ tiêu hóa còn chưa phát triển toàn diện, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.
Nếu trẻ không được ăn đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể của trẻ không đủ dưỡng chất để hấp thụ và phát triển bình thường, dẫn đến trẻ còi cọc và thiếu dinh dưỡng.
- Nhu cầu dinh dưỡng của Trẻ em > người trưởng thành > người già vì:
+ Trẻ em cần được cung cấp lượng dinh dưỡng cao cần cho sự phát triển của cơ thể.
+ Người trưởng nhu cầu dinh dưỡng để hoạt động , lao động
+ Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì khả năng vận động là kém hơn
- Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao vì chất lượng cuộc sống và dân trí ở những nước này còn thấp
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lý của cơ thể.
- Hạn chế : lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
- Ý nghĩa :
+ Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
- Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ yếu là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
Điều kiện tự nhiên của La Mã
Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
- Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên.
* Tác động của điều kiện tự nhiên:
- Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước:
+ Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).
+ Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.
- Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế:
+ Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.
+ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
- Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa: vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
Nguyên nhân không chỉ là do bữa ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn do mất cân đối về tương quan giữa các chất dinh dưỡng. Chất lượng bữa ăn của trẻ em ở gia đình và tại trường học chưa đảm bảo đủ về số lượng và mất cân đối về chất lượng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Bữa ăn của trẻ chưa đa dạng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về vitamin A, sắt, kẽm, iode, canxi… Theo kết quả Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á – SEANUTS (thực hiện trên hơn 2.800 trẻ từ 0,5 đến 12 tuổi tại Việt Nam) thì có tới 50% trẻ em Việt Nam có bữa ăn không đáp ứng đủ nhu cầu về 1 số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1,vitamin C và Sắt.
Vậy theo bà, thế nào là một “Chế độ ăn đủ và cân đối”?
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với việc tối ưu sự tăng trưởng về thể chất và phát triển trí não của trẻ em. Vì thế, chế độ ăn hợp lý được đánh giá là có đủ năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị và đảm bảo tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Lưu ý là việc cung cấp về số lượng các chất dinh dưỡng và tính cân cân đối của khẩu phần cần thích hợp theo giới tính và lứa tuổi của trẻ.
Tính cân đối của khẩu phần bao gồm: Cân đối giữa 3 chất cung cấp năng lượng trong khẩu phần (tỉ lệ năng lượng được cung cấp từ chất đạm, chất béo, chất bột đường phải thích hợp); Cân đối về Protein (tỷ lệ protein động vật so với protein tổng số); Cân đối về Lipid (tỉ lệ Lipit động vật so với Lipid tổng số, hàm lượng các acid béo không no cần thiết); Cân đối về chất bột đường (không quá nhiều đường tinh chế); Cân đối về vitamin và khoáng chất.
Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo tính đa dạng của khẩu phần (có ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc) đồng thời chế biến đúng cách để bữa ăn của trẻ đa dạng và giữ được nhiều chất dinh dưỡng.
Bữa ăn đa dạng giúp đảm bảo tính cân đối của khẩu phần ănKhi có một bữa ăn đa dạng và cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng thể lực, phát triển trí não và nâng cao sức khỏe. Trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày thường dễ mệt mỏi, kém hoạt động, tăng trưởng chậm thậm chí gây ảnh hưởng lâu dài đến trí thông minh, suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc 1 số bệnh mạn tính khi trưởng thành. Một số trẻ được cung cấp khẩu phần dư thừa về năng lượng nhưng lại ít vận động thì dễ dẫn đến thừa cân béo phì và các hậu quả kèm theo
Không chỉ các bậc phụ huynh mà cả xã hội chúng ta luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, đặc biệt là đối với vấn đề dinh dưỡng của trẻ, nhất là trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, còn nhiều phụ huynh mới chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ, thích con được “bụ bẫm” mà ít quan tâm tới chiều cao, chưa hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của con mình theo từng độ tuổi, thường mong muốn con ăn nhiều, thậm chí ép ăn, lựa chọn thực phẩm chưa đa dạng… khiến trẻ kén ăn, chán ăn, biếng ăn và sợ ăn… gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Một số phụ huynh đã thực hành dinh dưỡng chưa đúng khiến bữa ăn của trẻ thiên lệch, mất cân đối. Một nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy có tới 53% phụ huynh có con béo phì nhưng không biết tình trạng dinh dưỡng của con đã ở mức béo phì. Nhiều phụ huynh vẫn duy trì chế độ ăn “nhồi nhét” dù cân nặng của trẻ đã vượt quá so với chuẩn trung bình của Tổ chức Y tế thế giới, vẫn để trẻ ăn chưa khoa học: ăn vặt nhiều, ăn nhiều thức ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường tinh chế cao (bánh kẹo, nước ngọt..) hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lý làm trẻ quá đói gây khó kiểm soát cảm giác no khiến trẻ thường ăn nhiều hơn so với nhu cầu (ăn bù).
Do đó, để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về dinh dưỡng như thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm phát triển trí não,… do chế độ ăn mất cân đối gây ra, phụ huynh cần thực hiện dinh dưỡng hợp lý cho trẻ như chế độ ăn đa dạng về thực phẩm, cân đối về các chất dinh dưỡng và khuyến khích trẻ vận động.