K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2017

2)Hịch tướng sĩ:+Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mắp lấp tai ngơ” trước những hành động tàn bạo của kẻ thù, ông căm thù chúng, làm ông không tiếc lời nhục mạ, cay xé để lên án hành động như nghênh ngang đi lại ngoài đường như một đất nước không vua, “uốn lưỡi củ diều” mà sỉ nhục triều đình, hay thu vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy túi tham không đáy của chúng.Từ lòng căm thù, chính tôi lại càng xúc động và càm thương người chủ tướng khi ông quên an mất ngủ, đau đớn đến thắt tim thắt ruột, “nước mắt đầm đìa” vì uất ức, chưa trả được mối thù nhà nợ nước.Từ đó, tấm lòng xả thân vì nước, nguyện hy sinh trăm thân này cho quê hương của ông đã được làm nổi bật, làm cho bao con người xúc động và than phục.Có thể vì lẽ đó, ông đã phải nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ còn đang sống trong xoa hoa, niềm vui chiến thắng, ông muốn họ phải cùng ông chống lại bọn giặc còn đang lâm le ngoài bờ cõi, ông muốn các tướng sĩ và bao nhiêu đồng bào khác được sống trong ấm no và hưng thịnh, ,được lưu danh ngàn đời.Qua đó, chúng ta mới hiểu được tấm lòng của con người như ông, tấm lòng cao cả và anh minh, tấm lòng yêu nước, thương dân, Hưng Đạo Vương mãi là vị thánh sống trong lòng mọi người, cả xưa và nay.

Bình ngô đại cáo:Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống là thái độ và chí hướng của lãnh tụ. Đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận... là sự rèn luyện, thử thách đối với bản thân, từ trái tim đến khối óc. Không phải một sớm một chiều mà là suốt mười mấy năm trời. Bởi vì trong tâm trí lúc nào cũng canh cánh mối lo toan cứu nước, cứu dân cho nên Lê Lợi luôn ở trọng tâm trạng: Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. Qua hình tượng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã nói lên được tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

26 tháng 8 2017

1) ND:

(1)Hịch tướng sĩ:- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc tuấn đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.

(2)Bình ngô Đại cáo:Bình Ngô Đại Cáo là một bản cáo trạng đanh thép nhằm tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân phong kiến. Qua đó tác giả cũng muốn cho người đọc hiểu được bản chất của con người Việt Nam không chịu lùi bước trước khó khăn vất vả. Anh dũng, kiên cường, Lòng yêu nước sâu sắc.( bạn trích những câu thơ trong bài để làm dẫn chứng).

9 tháng 2 2018

Không thể thay thế từ "quên" bằng từ "không" và từ " chưa" bằng từ "chẳng"

  - Vì nghĩa của câu sẽ hoàn toàn thay đổi, không thể hiện hết dụng ý trong lời nói của Trần Quốc Tuấn: sự căm phẫn giặc đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn đến mức quên ăn, không ngủ được.

    + Quên: biểu thị ý không màng tới, không để tâm tới. Đây không phải từ phủ định

    + Không, chưa: biểu thị nghĩa phủ định.

Câu 5.Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn dưới đây và trả lời câu hỏi“...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng...” ( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai) a. Văn...
Đọc tiếp

Câu 5.Đọc đoạn trích trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn dưới đây và trả lời câu hỏi

“...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng...”

 ( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai)

 a. Văn bản “Hịch tướng sĩ” ra đời trong hoàn cảnh nào? Tên đầy đủ của văn bản là gì?

b. Nêu đặc điểm thể hịch và cho biết kết cấu của văn bản?

c. Em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích?

d. Xét theo mục đích nói, mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu nào? Chúng được dùng để diễn đạt hành động nói gì?

e. Qua đoạn trích trên, em hiểu như thế nào về nhân vật “ta”? Nếu là “tướng sĩ” của nhân vật “ta” trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, em sẽ làm gì trước những “lời bộc bạch thống thiết tâm can” của vị chủ tướng?

g. Từ nội dung đoạn trích và hiểu biết cả em về tác phẩm “ Hịch tướng sĩ”, hãy viết đoạn văn  khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước hiện nay?( 

2
14 tháng 7 2021

a. 

- Hoàn cảnh: được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai ( 1285 ). Khi giặc Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng lòng, ủng hộ của quân, dân. Vì vậy, Trần Quốc Tuấn đã viết bài " Hịch tướng sĩ " để kêu gọi tướng hết lòng đánh giặc

- Tên đầy đủ là " Dụ chư tì tướng hịch văn "

còn các phần khác bn :)

 Đọc đoạn trích dưới đây: (...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ….nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(...)Câu 1: Theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?Câu 2. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn trích dưới đây: (...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ….nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.(...)

Câu 1: Theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?

Câu 2. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.

Câu 3. Hãy phân tích một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục đối với người đọc ở bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

Câu 4: Viết một đoạn văn từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ.

0