Bài 1: Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của VB Tôi đi học:
- Nhan đề của VB
- Quan hệ giữa các phần của VB
- Các từ ngữ, các câu thể hiện tâm trạng, cảm giác của nv " tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.
Bài 2: Viết 1 đoạn văn về dòng cảm xúc của nv "tôi" trong truyện ngắn Tôi đi học.
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của VB Tôi đi học:
- Nhan đề của VB
- Quan hệ giữa các phần của VB
- Các từ ngữ, các câu thể hiện tâm trạng, cảm giác của nv " tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.
=> Chủ đề của văn bản là vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản.
Căn cứ vào nhan đề văn bản Tôi đi học và những câu văn sau đây, em biết văn bản này nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường.
- Đó là “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”, tác giả (nhân vật tôi) mặc chiếc áo vải dù đen dài cảm thấy trang trọng và đứng đắn. Lòng “tôi” tưng bừng rộn rã, được mẹ hiền “âu yếm nắm tay” dẫn đi trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”.
- Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người, người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
* Những từ nữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời:
Văn bản Tôi đi học tập tung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” bằng nhiều chi tiết nghệ thuật khác nhau.
- Những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng ăn sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều…” “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”
* Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng bạn đi vào lớp.
- “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi…”
- “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, hay dám đi từng bước nhẹ…”
- “Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu trước”.
- “Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.