K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2019

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

29 tháng 9 2017

Nội dung chính của đoạn trích: Lời dặn của người cha với con:

- Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người.

- Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.

14 tháng 10 2018

- Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày.

- Tác giả dùng từ hành khất vì:

   + Tác dụng phối thanh.

   + Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).

13 tháng 9 2018

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.

Chẳng ai muốn làm hành khấtTội trời đày ở nhân gianCon không được cười giễu họDù họ hôi hám úa tànNhà mình sát đường họ đếnCó cho thì có là baoCon không bao giờ được hỏiQuê hương họ ở nơi nàoMình tạm gọi là no ấmAi biết cơ trời vần xoayLòng tốt gửi vào thiên hạBiết đâu nuôi bố sau này.                                          (Trần Nhuận Minh)1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?2. Xét theo mục...
Đọc tiếp

Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.

                                          (Trần Nhuận Minh)
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
2. Xét theo mục đích nói, câu: "Biết đâu nuôi bố sau này?" thuộc kiểu câu gì?
3. Theo em tại sao tác giả lại nhắc con: "Con không bao giờ được hỏi/Quê hương họ ở nơi nào" ?
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ: 
                                Mình tạm gọi là no ấm 
                                Ai biết cơ trời vần xoay 
5. Bài học mà em nhận được qua đoạn thơ trên là gì? ( trả lời từ 5 - 7 câu ). 

3
8 tháng 4 2022

1. thể thơ tự do

2. Câu nghi vấn.

-Mục đích nói: mỉa mai.

3.

Nguyên nhân khiến người ha dặn dò con: Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào.

+  Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có họ hàng, làng xóm,…Ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết mong nhớ.

+  Những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.

8 tháng 4 2022

4,

- Mình '' tạm '': có nghĩa là gia đình mình chỉ tạm ấm no hơn một số mảnh đời nghèo khó hơn ngoài xã hội kia

- Cơ trời '' vần xoay '': có nghĩa là cuộc sống luôn vần xoay, không thể lường trước điều gì

* Tác dụng:

- Làm cho lời khuyên của người cha trở nên thấm đậm lòng người hơn;

- Thể hiện quan điểm nhìn xa trông rộng và sâu sắc của cha dành cho con của mình;

- Làm cho câu thơ giàu ý nghĩa hơn.

 

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:Dặn conChẳng ai muốn làm hành khấtTội trời đày ở nhân gianCon không được cười giễu họDù họ hôi hám úa tànNhà mình sát đường họ đếnCó cho thì có là baoCon không bao giờ được hỏiQuê hương họ ở nơi nàoCon chó nhà mình rất hưCứ thấy ăn mày là cắnCon phải răn dạy nó điNếu không thì con đem bánMình tạm gọi là no ấmAi biết cơ trời vần xoayLòng tốt gửi vào thiên...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Dặn con
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh)

1, Việc lặp lại "con không...con không" ở khổ 1,2 thể hiện thái độ gì của nhân vật?

2, Hãy thử lí giải tại sao người cha lại dặn con: "Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào"

3, Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?

4, Đọc bài thơ này em có liên tưởng đến bài thơ nào đã học?

5, Nêu nội dung chính.

6, Em có suy nghĩ gì về lời dặn của người bố

0
4 tháng 8 2021

* Trả lời :

Nguyên nhân khiến người ha dặn dò con: Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào.

+  Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có họ hàng, làng xóm,…Ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết mong nhớ.

+  Những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.

⟹ Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.

- Điều đó sẽ làm họ buồn, làm họ đau lòng.

- Điều đó như đâm một nhát dao vào trái tim họ.

nha bạn

4 tháng 8 2021

* Trả lời :

Việc lặp lại “Con không…Con không…”  ở khổ 1,2 là những câu khẳng định có ý nghĩa mệnh lệnh thể hiện thái độ nghiêm khắc căn dặn con của nhân vật trữ tình. Người cha muốn khắc sâu trong con những điều tuyệt đối không được làm khi gặp những người hành khất tránh gây nên sự tổn thương về tinh thần cho họ.

 tác dụng: nhấn mạnh thái độ nghiêm khắc căn dặn con của người cha

nha bạn kb với mình