K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Danh từ:

+ Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

+ Phân loại danh từ:

* Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ đơn vị có hai nhóm:

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ).

Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: danh từ chỉ đơn vị chính xác; danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

* Danh từ chỉ sự vật: có hai nhóm:

* Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,…

Khi viết danh từ riêng, phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể là :

Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp ( không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,… thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

* Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật.

- Cụm danh từ

+ Khái niệm: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ,nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

+ Cấu tạo cụm danh từ: Mô hình cụm danh từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

- Động từ

+ Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,hãy, chớ, đừng,… để tạo thành cụm động từ.

Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất đi khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng,vẫn, hãy, chớ, đừng,…

+ Phân loại động từ: Có hai loại:

Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).

Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm). Loại này gồm hai loại nhỏ:

Động từ chỉ hành động ( trả lời câu hỏi làm gì?)

Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?)

- Cụm động từ

+ Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

+ Cấu tạo: Mô hình cụm động từ đầy đủ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau.

Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa:quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,…

Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,…

- Tính từ

+ Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng chớ, của tính từ rất hạn chế.

Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

+ Các loại tính từ:có hai loại chính;

Tính từ chỉđặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

- Cụm tính từ

Mô hình đầy đủ của cụm tính từ gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau.

Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian;sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; khẳng định hay phủ định;…

Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh;mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;…

- Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự,số từ đứng sau danh từ.

Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

- Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể; nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

- Chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

- Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

+ Các loại : có hai loại lớn:

Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung ý nghĩa liên quan tới hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nên ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian; mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

- Đại từ

+ Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,…

+ Các loại: có hai loại :

Đại từ để trỏ dùng để trỏ người, sự vật ( gọi là đại từ xưng hô); trỏ số lượng; trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

Đại từ dùng để hỏi dùng để: hỏi về người, sự vật; hỏi về số lượng; hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

Chúc bạn học tốt

3 tháng 6 2018

- Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự,số từ đứng sau danh từ.

Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

- Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể; nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

- Chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

- Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

+   Các loại : có hai loại lớn:

            Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung ý nghĩa liên quan tới hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nên ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian; mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

            Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

11 tháng 3 2016

so sánh sự vật này với sự vật kia làm cho sự vật đc so sánh thêm sinh động hơn

nhân hóa là dùng những từ ngữ chỉ người để nói sự vật làm cho chúng sinh đông hơn câu văn hay hơn

ẩn dụ làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho vật

9 tháng 10 2019

Đáp án D

21 tháng 3 2021

Quân Tưởng

* Đối với quân Trung Hoa Dân Quốc:

- Nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế, chính trị như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm; cho phép lưu hành tiền “quan kim”, “quốc tệ”.

- Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” (11-11-1945), rút vào hoạt động bí mật nhằm giảm sức ép công kích của kẻ thù.

* Đối với các tổ chức phản cách mạng và tay sai:

- Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế trong Chính phủ.

- Ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp các tổ chức phản cách mạng.

- Giam giữ những phần tử chống đối lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Lập tòa án quân sự để trừng trị phản cách mạng,… 


 

26 tháng 12 2016

-Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD:

''Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi''.

-Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi''

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”leu

29 tháng 3 2022

á đù,điên à

9 tháng 1 2024

What, rùi là bạn bắt mik phải đếm từ để viết cho đủ 150 từ á?

TL
13 tháng 1 2021

Phó từ là: các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

 

VD:

 

- Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, từng, đang, chưa…

 

- Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, lắm, hơi, khá…

 

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

 

- Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động - tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

 

Phó từ quan hệ thời gian

 

VD: đã, sắp, từng…

 

Phó từ chỉ mức độ

 

VD: rất, khá…

 

Phó từ chỉ sự tiếp diễn

 

VD: vẫn, cũng…

 

Phó từ chỉ sự phủ định

 

VD: Không, chẳng, chưa...

 

Phó từ cầu khiến

 

VD: hãy, thôi, đừng, chớ…

 

- Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

 

Bổ nghĩa về mức độ

 

VD: rất, lắm, quá.

 

Về khả năng

 

VD: có thể, có lẽ, được

 

Kết quả

 

VD: ra, đi, mất.