1. Trình bày các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam
2. Phân tích thuận lợi , hạn chế tài nguyên biển nước ta
3. Kể tên các bán đảo ở lục địa Á , Âu
4. Kể tên các bán đảo ở lục địa châu mỹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Châu Âu tiếp giáp với 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương) và hai châu lục (châu Á và châu Phi).
- Giải thích: Phía Tây châu Âu do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên nhiệt độ ấm hơn, lượng mưa lớn. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm và ảnh hưởng của các khối khí từ lục địa thổi ra nên mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng, nhiệt độ tăng lên (tính chất lục địa càng thể hiện rõ) -> Ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng do tác động tổng hợp của dòng biển nóng, gió Tây ôn đới, địa hình và các khối khí lục địa.
2.a)
Châu Âu được chia thành hai khu vực định hình chính :
- Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.
- Địa hình miền núi:
+ Địa hình núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc - nam như: dãy núi Xcan-đi-na-vi (Scandinavia), U-ran,...
+ Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam như: dãy núi Pi-rê-nê (Pyrenees), An-pơ (Alps), Các-pát (Carpat), Ban-căng (Balkan),... Đỉnh En-brút (Elbrus) là đỉnh núi cao nhất châu Âu (5 642 m).
Khí hậu châu Âu phân hoá đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu:
- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm hai kiểu khí hậu:
+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây. Khí hậu điều hoà, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.
+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. So với
kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu này có mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn,có tuyết rơi nhiều; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông
– Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình.
- Ngoài ra, ở các khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ
Các sông dài và quan trọng nhất châu Âu là
-Sông Von-ga (3 690 km)
-Sông Đa-nuýp (2 850 km)
-Sông Rai-nơ (1 320 km).
Tên các nước ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
- Đông Nam Á có 11 quốc gia, diện tích khoảng 4,2 triệu km2, dân số hơn 556,2 triệu người (năm 2005).
- Các nước Đông Nam Á lục địa: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma.
- Các nước Đông Nam Á hải đảo: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Bru-nây và Đông Ti-mo.
Có chim cánh cụt và sư tử biển. Động vật rất nghèo nàn và phải có lớp mỡ dày bao phủ. Chân thường có màng bơi
+ Có chim cánh cụt và sư tử biển.
+ Động vật rất nghèo nàn và có lớp mỡ dày bao phủ. + Chân thường có màng bơi.Tham khảo nha bạn!
- Vị trí địa lí:
+ Châu Đại Dương nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông.
+ Tổng diện tích là 8,5 triệu km2.
+ Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu-di-len, ba chuỗi đảo san hô và đảo núi lửa Ma-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương.
- Địa hình:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
- Các đảo lớn: Pa-pua Niu Ghi-nê, Nu-ven Ca-lê-đô-ni, Ta-xma-ni-a,…
- Các chuỗi đảo: đảo Mê-la-nê-đi, đảo Mi-crô-nê-di, đảo Pô-li-nê-di
THAM KHẢO:
1. Vị trí địa lí và địa hình
- Vị trí địa lí:
+ Châu Đại Dương nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông.
+ Tổng diện tích là 8,5 triệu km2.
+ Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu-di-len, ba chuỗi đảo san hô và đảo núi lửa Ma-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương.
- Địa hình:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
Tham khảo:
1.
Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).
* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
2. + Sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. + Ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.
3.Tập trung ở các vùng đồng bằng lớn.
Câu 1 : Đặc điểm về vị trí địa lí , kích thước lãnh thổ châu Á :
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu , nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo , tiếp giáp với châu Âu , châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương , Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương .
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km\(^2\) ( kể cả các đảo ) .
Câu 2 : Châu Á có nhiều đới khi hậu khác nhau là do
+ Sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo .
+ Ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng , có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa .
+ Trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao .
Câu 3 :
Tokyo
Seoul
Trùng Khánh
Thượng Hải
Kuala Lumpur
a) Diện tích: 14,1 triệu km2
Động vật: chim cánh cụt, cá voi xanh,...
b) Tham khảo
diện tích 8.725.989 km²
Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các chuỗi đảo hình vòng cung bao quanh.Các chuỗi đảo gồm:
+Chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê-di
+Chuỗi đảo san hô Mi-crô-nê-di
+Chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di
a) Diện tích: 14,1 triệu km2
Động vật: chim cánh cụt,chó sói,tuần lộc.....
.b)có diện tích 8.725.989 km²
Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các chuỗi đảo hình vòng cung bao quanh.Các chuỗi đảo gồm:
-Chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di
-Chuỗi đảo san hô Mi-crô-nê-di
mình chỉ biết thế thôi, thiếu hay sai mong bạn thông cảm
Tham khảo
*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
tham khảo
* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
1. 3 bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam : vùng đất , vùng biển , vùng trời .
a) Vùng đất:
+ Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích là 331.212 km2.
+ Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền (đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400 km, Việt Nam – Lào dài gần 2100 km, Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100km).
+ Đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
+ Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
b) Vùng biển:
Vùng biển của nước ta bao gồm:
– Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
– Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).
– Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.
– Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như Công ước quốc tế quy định.
– Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
c) Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn độ bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
2.
– Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,…), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh… thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển – đảo, giao thông vận tải biển…
– Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển…