K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2017

Qua dòng hồi tưởng, vẻ đẹp của Việt Bắc hiện lên gần gũi, nên thơ:

- Vẻ đẹp trải dài theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya.

   + Bức tranh tứ bình của Việt Bắc : ( mùa xuân: mơ nở trắng rừng/ mùa đông: hoa chuối đỏ tươi/ mùa hạ: ve kêu rừng phách đổ vàng/ mùa thu: trăng gọi hòa bình)

- Thiên nhiên trở nên đẹp và hữu tình khi có sự gắn bó của con người:

   + Thiên nhiên có sự khắc nghiệt riêng của núi rừng Tây Bắc

   + Có những khoảnh khắc đẹp, thơ mộng

   + Hình ảnh khó quên: khói bếp, sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương

   + Âm thanh của nhịp sống yên bình, yên ả

-> Thiên nhiên Việt Bắc là sự giao hòa bốn mùa hòa với không khí kháng chiến, vất vả, gian khổ nhưng lạc quan, hào hùng

   + Cảnh làng bản ấm cúng

   + Cảnh chiến khu sinh hoạt

   + Cảnh lãng mạn, ân tình

b, Những hồi tưởng về con người Việt Bắc

- Trong dòng hồi tưởng, nhà thơ nhớ tới con người Việt Bắc trên nền chung của núi rừng

   + Nhớ tới con người Tây Bắc gắn với những hoạt động sinh hoạt đặc trưng: cô em gái hái măng, người đan nón, người đi rừng, nhớ tiếng hát ân tình thủy chung

   + Cuộc sống kháng chiến khó khăn nhưng có sự sẻ chia, đồng cảm:

   Thương nhau chia củ sắn bùi

   Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng

-> Tác giả nhớ tới tình cảm nghĩa tình, những ngày được đồng bào Tây Bắc che chở, đùm bọc dù cuộc sống khó khăn, gian khổ

5 tháng 3 2023

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ,

 

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

- Chí "nam nhi": "Công danh trái" Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.

- Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người

và xã hội.

- "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. à Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

- Chí "nam nhi": "Công danh trái" Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.

- Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.

- "Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu": Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. à Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy:

- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang”: diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt nhưng khung cảnh mở ra không hề buồn thương mà chói chang sắc mây.

- “vạn trùng san” (núi non muôn trùng): cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế. Nơi đây “vượn kêu không dứt”, “rừng núi muôn trùng” nhưng tâm trạng của chủ thể trữ tình lại hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ). Đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).

=> Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, mang đậm hơi thở sinh động của vạn vật. Đó là nét đặc trưng rất riêng trong việc miêu tả non nước hữu tình. Thiên nhiên khoáng đạt, cảnh vật và con người tự tại, phiêu du.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi sự tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

→ Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hau nhân vật chính trong tác phẩm.

6 tháng 1 2022

Tình cảm của người bà dành cho người cháu là : Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

còn câu hỏi kia bạn thông cảm , mik chưa có giúp bạn đc

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Thời gian: Đêm khuya.

- Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

- Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

 - Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn. 

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc kĩ khổ thơ 6.

Lời giải chi tiết:

     Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ.

7 tháng 5 2023

     Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ.