Đề 1: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước (Gợi ý: Trong thư gửi một học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào?
Đề 2: Văn học và tình thương (Gợi ý: Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn gợi những ai biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn)
Đề 1:
Mở bài Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã viết thư cho các cháu học sinh, trong đó có câu: " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em."
Thân bài - Giải thích câu nói:
+ Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu "công học tập" của học sinh hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
+ Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của học sinh là quan trọng với đất nước.
+ Như vậy: Bác động viên các cháu học tập tốt.
- Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ?
+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
+ Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh - điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
- Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào ? + Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ...
Kết bài Làm thế nào để thực hiện lời dạy của Bác ? - Mỗi học sinh phải hiểu lời Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức. - Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
Đề 2:Mở bài
- Vẻ dẹp của văn chương là hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương.
- Những tác phẩm học trong chương trình Ngữ Văn giúp ta hiểu rằng: văn học của dân tộc ta luôn tôn vinh những ai biết "Thương người như thể thương thân" và luôn phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước hoạn nạn của đồng loại.
Thân bài
* Văn học dân tộc ta đã ca ngợi những ai có lòng nhân ái "Thương người như thể thương thân".
- Tình cảm xóm giềng:
+ Ông giáo với lão Hạc
+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu
- Tình cảm gia đình:
+ Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng, quên mình bảo vệ chồng
+ Tình cảm cha mẹ với con cái
Cha mẹ thương con: Lão Hạc thương con, Giangvangiang yêu con gái nuôi Cô-dét,...
Con cái thương bố mẹ: Bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ; cái Tí hết lòng thương yêu bố mẹ mình trong tác phẩm "Tắt đèn",..
* Văn học phê phán những kẻ bất nhân
+ Tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta nói riêng, nhân dân Đông Dương nói chung trong văn bản "Thuế máu"
+ Những người chịu ảnh hưởng của các hủ tục phong kiến như người cô của bé Hồng trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu"
+ Bản chất độc ác của bọn cường hào địa chủ Nghị Quế
Kết bài
Văn học đã khơi dậy tình cảm yêu ghét đúng đắn cho con người để con người sống tốt đẹp hơn