K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2017

Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.

5 tháng 5 2017

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

1 tháng 9 2018

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực

- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.

13 tháng 4 2017

a, Bài văn Tấm gương ca ngợi tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá

b, Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh

Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi trung thực

c, Bố cục bài văn gồm ba phần: đoạn đầu là Mở bài, đoạn cuối là đoạn kết bài

Thân bài nói về các đức tính của tấm gương. Nội dung khẳng định tính trung thực. + Dẫn chứng: hai tấm gương tiêu biểu về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, người đáng thương, nhưng nếu soi gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật

d, Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ

Hình ảnh tấm gương có sức kêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn

 
3 tháng 10 2021

Tham khảo:

  Tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả bày tỏ tình thương yêu trân trọng đối với con người, đồng thời ông ngầm khẳng định: Một con người tài sắc vẹn toàn như Kiều rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cuộc đời nàng bị đọa đầy, bất hạnh thì đó chính là do tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội gây ra.

3 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

Từ lâu, "Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã được xem là một tác phẩm có giá trị độc đáo, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về cả nội dung và nghệ thuật truyện thơ Nôm ở thế kỉ XVIII. Mặc dù, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du được sáng tác dựa trên cuốn tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, nhưng những dụng ý, tư tưởng nghệ thuật và sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" có những bước đột phá mới mẻ, đậm đà giá trị nhân văn, nhân đạo, nhân bản, nhân sinh sâu sắc. Và một trong những sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo khéo léo của Nguyễn Du làm nên sự thành công của tác phẩm đó là nghệ thuật tả người. Điều này được thể hiện rất rõ, rất cụ thể trong trích đoạn "Chị em Thúy Kiều" qua vẻ đẹp chân dung và tài năng của nhân vật Kiều.

 

Đọc đoạn trích: Nghĩa của từ "bụng"    Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.    Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích: 

Nghĩa của từ "bụng"

    Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

    Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

Tác giả trong đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

1
16 tháng 9 2019

Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng.

- Là bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày

- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ đối với người, với việc nói chung

→ Cùng một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau: nghĩa gốc và nghĩa chuyển

27 tháng 2 2017

Cải thiện được biểu hiện thông qua tấm lòng nhân ái, hào sảng của ông Ngư.

    + Sau khi cứu sống Vân Tiên, ông cưu mang chàng

    + Thương cho tình cảnh khốn khổ của Vân Tiên

   + Chia sẻ cuộc sống đói nghèo, nhưng đầm ấm tình người

    + Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp

- Cuộc sống lao động chân chất, đẹp đẽ của ông Ngư:

    + Cuộc sống của người dân chào bình thường trên sông nước được thi vị hóa, trở nên thơ mộng

    + Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, ô trọc, cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng

    + Thảnh thơi giữa sông nước, đầy ắp niềm vui con người tự do, làm chủ, ứng phó với mọi tình thế

    + Cuộc sống xa lạ với những toan tính nhỏ nhe, ích kỉ mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên đạo đức nhân nghĩa

Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người động bình thường, qua việc làm nhân đức, nhân đạo cao cả Ngư ông

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ thơ 3.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.

Lời giải chi tiết:

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

7 tháng 5 2023

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,...

=> Qua đó, hình ảnh người lính hiện lên vừa oai hùng, mãnh mẽ nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời, vui vẻ.

2 tháng 2 2019

Em thương

Em thương làn gió mồ côi

Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây

Em thương sợi nắng đông gầy

Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.

Nguyễn Ngọc Ký

a) Trong bài thơ, làn gió  sợi nắng được nhân hóa nhờ những từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người. Em hãy tìm những từ ngữ ấy.

-  Các từ đó là : làn gió mồ côi, không tìm thấy bạn, vào ngồi, sợi nắng gầy, run run ngã.

b) Em thấy làn gió và sợi nắng trong bài thơ giống ai ? Chọn ý thích hợp ở cột B cho mỗi sự vật nêu ở cột A.

Làn gió Giống một người bạn nhỏ mồ côi
Sợi nắng Giống một người gầy yếu


 

4 tháng 11

tìm các biện pháp tu từ , động từ , tính từ , từ láy , từ ghép Cái trống trường emMùa hè cũng nghỉSuốt ba tháng liềnTrống nằm ngẫm nghĩBuồn không hả trốngTrong những ngày hèBọn mình đi vắngChỉ còn tiếng ve?Cái trống lặng imNghiêng đầu trên giáChắc thấy chúng emNó mừng vui quá!

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

1

Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....

- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng: 

+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế. 

Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới. 

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau. 

+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta. 

+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian. 

Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc.