Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ lớp (thay cho từ hạng) và của từ sẽ (thay cho từ phải) trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lúc đầu Bác dùng các từ hạng, phải, sau đó gạch bỏ):
– Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là /hạng/ lớp người “xưa nay hiếm”…
– Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi /phải/ sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các...
Đọc tiếp
Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ lớp (thay cho từ hạng) và của từ sẽ (thay cho từ phải) trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lúc đầu Bác dùng các từ hạng, phải, sau đó gạch bỏ):
– Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là /hạng/ lớp người “xưa nay hiếm”…
– Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi /phải/ sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào khác, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột.
(Bút tích “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
- Từ "lớp" phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu nên phù hợp với câu văn này. Từ "hạng" phân biệt người theo phẩm chất xấu, tốt, mang nét nghĩa xấu khi dùng với người nên không phù hợp.
- Từ "phải" mang nét nghĩa bắt buộc, cưỡng bức nặng nề không phù hợp với sắc thái nghĩa nhẹ nhàng, vinh hạnh của việc "đi gặp các vị cách mạng đàn anh", còn từ "sẽ" có nét nghĩa nhẹ nhàng phù hợp hơn. Do đó, câu văn này cần dùng từ "sẽ"