K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2017
I.Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX 1.Bối cảnh lịch sử : a. Thế giới: Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đã tiến dần lên và trở thành những nước đế quốc chủ nghĩa. Gắn liền với quá trình đó là nhu cầu tìm kiếm thị trường nguyên liệu, nhân công- trong khi ở chính quốc các yếu tố này không còn - do vậy các nước đế quốc đã ráo riết chạy đua xâm lược thuộc địa. Trong bối cảnh đó các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam với những điều kiện đất rộng người đông, tài nguyên thiên phong phú trở thành miếng mồi săn lùng của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đều phải đương đầu với nguy cơ xâm lược nền độc lập bị đe doạ nghiêm trọng. Bối cảnh lịch sử nêu trên có thể được xem là nguyên nhân khách quan dẫn tới thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam(1858), tuy nhiên cần phải thấy rằng từ việc bị xâm lược đến mất nước là một khoảng cách khá xa, không có nghĩa bị xâm lược là dẫn tới nguy cơ mất nước. Nếu chúng quan niệm như vậy thì vô hình chung chúng ta sẽ phủ nhận đi vai trò của nhân tố chủ quan- nhân tố giữ vai trò quyết định trong sự phát triển của lịch sử. Thực tế lịch sử nhân loại cũng như chính lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng: không phải bao giờ đứng trước sự xâm lược từ bên ngoài một quốc gia, một dân tộc cũng bị đồng hoá. Nếu ta gắn yếu tố khách quan và cho nó giữ vai trò quyết định, bỏ qua vai trò của yếu tố chủ quan thì điều đó có nghĩa chúng ta đã rơi vào thuyết “định mệnh” và như vậy sẽ không thể nào giải thích được những trang sử hào hùng của lịch Việt Nam thời kỳ Lý- Trần. Với quan niệm trên sẽ là kim chỉ nam cho ta nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn. Nói cách khác để có thể đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp cuối thế kỷ XIX chúng ta cần phải quan tâm đến bối cảnh thế giới và khu vực đồng thời cần phải tìm hiểu hoàn cảch thực tế của Việt Nam thời kỳ đó, từ đó rút ra yêu cầu lịch sử đặt ra cho Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX là gì? và đứng trước yêu cầu lịch sử đó triều Nguyễn đã làm gì và làm được đến đâu từ đó chúng ta có cơ sở để đánh giá vai trò và trách nhiệm của triều Nguyễn trong lịch sử. b. Trong nước: Trở lại với hoàn cảnh thế giới và khu vực cuối thế kỷ XIX ta thấy rằng đứng trước sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây thì một yêu cầu khách quan đối với các lịch sử các nước trong khu vực Đông Nam Á- một khu vực đất rộng người đông như chế độ phong kiến lại đang khủng khoảng- là phải nhanh chóng cải cách, canh tân đất nước củng cố quốc phòng, tức là phải nhanh chóng chấn hưng đất nước tạo ra tiềm lực mạnh có thể đối phó được trước âm mưu và hành động xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Việt Nam là một nước trong khu vực cũng không nằm ngoài yêu cầu lịch sử tất yếu khách quan ấy. Tuy nhiên ta cần thấy rằng ngoài những yêu cầu lịch được nêu ở trên thì Việt Nam với những nét riêng của lịch nước mình, đặc biệt là sự thành lập triều Nguyễn là dựa trên sự đàn áp một phong trào nhân dân tương đối tiến bộ với sự giúp sức của tư bản Pháp chính vì vậy mà ngay từ khi thành lập triều Nguyễn đã mang trong mình những mâu thuẫn
29 tháng 4 2017
Sau khi đánh bại Tây Sơn các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp phục hồi chế độ phong kiến đang trên con đường suy vong và ra sức củng cố chế quân chủ chuyên chế nhằm bảo về quyền lợi giai cấp và dòng họ. Về chính trị: các vua triều Nguyễn đã xây dựng một bộ máy nhà nước mang nặng tính bảo thủ chuyên chế. Một loạt các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân táo bạo như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... được đề xuất và được xem như là những biện pháp cứu cánh để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa nhưng triều Nguyễn đã bỏ qua, hơn nữa nhà Nguyễn lại thi hành chính sách thần phục triều đình Mãn Thanh, từ nương nhờ đến cự tuyệt các nước tư bản phương Tây qua chính sách “bế quan tỏa cảng”, "cấm đạo giết đạo". Về kinh tế: Nền nông nghiệp dưới triều Nguyễn ngày càng bi đát nông dân không có ruộng đất, thêm vào đó là thiên tai lũ lụt nên đời sống nhân dân rất cực khổ. Hai nghành công nghiệp và thương nghiệp cũng bế tắc. Về xã hội: Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi qua các vua triều Nguyễn đã thi hành những chính sách bảo thủ đối lập với nhân dân hậu quả là mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. Như vậy: chính sách của triều Nguyễn đã làm cho nước, dân “ sức mòn lực kiệt”, nội bộ chia rẽ sâu sắc đặt dân tộc vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân PháSau khi đánh bại Tây Sơn các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp phục hồi chế độ phong kiến đang trên con đường suy vong và ra sức củng cố chế quân chủ chuyên chế nhằm bảo về quyền lợi giai cấp và dòng họ.Về chính trị: các vua triều Nguyễn đã xây dựng một bộ máy nhà nước mang nặng tính bảo thủ chuyên chế. Một loạt các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tân táo bạo như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... được đề xuất và được xem như là những biện pháp cứu cánh để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa nhưng triều Nguyễn đã bỏ qua, hơn nữa nhà Nguyễn lại thi hành chính sách thần phục triều đình Mãn Thanh, từ nương nhờ đến cự tuyệt các nước tư bản phương Tây qua chính sách “bế quan tỏa cảng”, "cấm đạo giết đạo".Về kinh tế: Nền nông nghiệp dưới triều Nguyễn ngày càng bi đát nông dân không có ruộng đất, thêm vào đó là thiên tai lũ lụt nên đời sống nhân dân rất cực khổ. Hai nghành công nghiệp và thương nghiệp cũng bế tắc.Về xã hội: Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi qua các vua triều Nguyễn đã thi hành những chính sách bảo thủ đối lập với nhân dân hậu quả là mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. Như vậy: chính sách của triều Nguyễn đã làm cho nước, dân “ sức mòn lực kiệt”, nội bộ chia rẽ sâu sắc đặt dân tộc vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.
8 tháng 5 2017
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương. Biển nhiệt đới trong xanh với các rặng san hô có nhiều hải sản, là nguồn sống của dân cư và là tài nguyên du lịch quan trọng của nhiều nước.Phần lớn diện tích lục địa ô-xtrây-li-a là hoang mạc. Ô-xtrây-1i-a nguyên là một phần của lục địa Nam Cực, được tách ra và trôi dạt về phía Xích đạo cách đây từ 55 triệu năm đến 10 triệu năm nên đã bảo tồn được những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt... ở đây có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau. 
Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.  
Ô-xtrây-li-a 
Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm biển và mực nước biển dâng cao độ Trái Đất nóng lên đang đe doạ cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu đại dương. 
8 tháng 5 2017

1

vị trí địa lí, địa hình:

- Châu Đại Dương gồm lục địa Ô xtay li a và quần đảo trong Thái Bình Dương

+ địa hình: là chuỗi đảo núi lửa ( Melađêni) và các đảo san hô ( mioronedi)

- có những trận cuồng phong trên biển như bão nhiệt đới , sóng thần 

2 khí hậu thực vật và động vật :

+khí hậu: phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nóng, ẩm, điều hòa mưa nhiều

+thực vật: rừng rậm nhiệt đới phát triển xanh tốt 

- Nguyên nhân: do nằm ở giữa biển 

- lục địa Ô-xtrây-li-a phần lớn là hoang mạc 

-nguyên nhân : ảnh hưởng của áp cao chí tuyến và địa hình 

+ động vật : nhiều loài độc đáo nhất thế giới như thú có túi, cáo mỏ vịt 

- nguyên nhân do điều kiện tự nhiên

-quần đảo niu-di-len và quần đảo phía nam ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới

10 tháng 3 2022

*Vai trò của nhân dân : 

 -Ngăn cản sự xâm lược và và làm chậm quá trình bình đình của Pháp trên đất Việt Nam, bởi từ trc khi xâm lược Pháp xác định là xâm lược nhanh những mãi 20 năm sau thực dân Pháp mới cơ bản bình định xong việt nam và tiến hành khai thác;

- góp phần để triều đình nhà nguyễn, đặc biệt là các nhà cải cách bắt đầu có ý thức về công cuộc đổi mới, duy tân đất nước; những tư tưởng tiến bộ được xâm nhập vào việt nam;

- Kích thích hoạt động của các nhà hoạt động cách mạng

- Là kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đâu tranh sau này;

- thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào ta

*Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn( triều đình Huế) :

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.  

- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi

17 tháng 4 2022

hkvgyluhl;

4 tháng 12 2021

TK

‘Được về với bà ‘, với người mà em yêu thương nhất là nguyện vọng cuối cùng của cô bé bán diêm. Khi que diêm cuối cùng vụt tắt cũng là lúc giấc mơ của cô bé biến thành sự thực. Người đọc không khỏi chạnh lòng xót xa trước cảnh đầu năm mới, những người chơi xuân nhìn thấy một bé gái nằm chết bên một góc tường, giữa những que diêm cháy dở mà trên gương mặt thơ ngây lại ngời sáng niềm hạnh phúc. Phải chăng với em, cách duy nhất để thoát khỏi mọi buồn đau, cơ cực trong cõi đời này chính là được theo bà về với Thượng đế chí nhân? Và phải chăng ánh lửa diêm dù mong manh, yếu ớt cũng đã sưởi ấm phần nào tâm hồn non nớt của em, để em từ giã cõi đời này một cách nhẹ nhàng, thanh thản đến vậy?Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày An-đéc-xen viết truyện Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ, hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tha thiết của cô bé tội nghiệp: ‘Xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây... Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu’. Cũng như Tiên, Phật, Bụt trong truyện cổ tích Việt Nam, ‘Thượng đế chí nhân’ trong truyện cổ An- đéc-xen là biểu tượng cho một niềm tin hướng tới sự thánh thiện vô cùng cao cả, thiêng liêng, tốt đẹp. ước mơ của cô bé trong câu chuyện là muốn được mãi mãi sống bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi hiện tượng đói rét, khổ đau và nghiệt ngã. Thực tế thì cô bé đã chết đói, chết rét trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà tràn ngập ánh sáng và sực nức mùi ngỗng quay, nhưng dưới ngòi bút lãng mạn, chan chứa tình cảm yêu thương, trìu mến của nhà văn An-đéc-xen, người đọc vẫn có cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang được đi vào thế giới khác, hạnh phúc hơn và sung sướng hơn....

4 tháng 12 2021

Mk cảm ơn bạn^^

22 tháng 11 2016

Giải thích:
-Đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc cho cua là các lạc hầu, lạc tướng. Họ ở bộ máy trung ương. Nước Văn Lang chia làm 15 bộ, đúng đầu các bộ là lạc tướng. Dưới bộ là các chiềng, chạ do bồ chính cai quản. Đất nước chưa có luật pháp, quân đội.
- Đây là tổ chức nhà nước đầu tiên của nươc ta.
- Là một bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
- Tuy tổ chức nhà nước còn sơ khai nhưng có thể điều khiển cả một đất nước.

22 tháng 11 2016

Cao Thanh Phương trả lời rùi mà ko thấy Song Tử tick đúng cho

19 tháng 10 2016

Câu 1: Trả lời:

Cách đánh của Lí Thường Kiệt:

- Tiến công trước để phòng vệ.

- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.

- Lựa chọn địa điểm phù hợp.

- Chiến lược phù hợp, đúng đắn.

- Chủ động giảng hòa, giữ danh dự cho nhà Tống, thể hiện tinh thần giáo bang 2 nước.

- Chủ động xây dựng phòng tuyến ở sông Như Nguyệt để chặn địch vào Thăng Long.

19 tháng 10 2016

Câu 1 :

*Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:

   - Tiến công thành Ung Châu để tự vệ .

   - Chủ động xây dựng phòng tuyến  Như Nguyệt  để chận địch vào Thăng Long .

   - Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi .

   - Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống .

=> Nhận xét : Đây là cách đánh của Lý Thường Kiệt là một cách đánh độc đáo, mưu trí, sáng tạo

6 tháng 8 2021

a, \(2\sqrt{3}-\sqrt{4+x^2}=0\Leftrightarrow\sqrt{4+x^2}=2\sqrt{3}\)

\(\Leftrightarrow x^2+4=12\Leftrightarrow x^2=8\Leftrightarrow x=\pm2\sqrt{2}\)

b, \(\sqrt{16x+16}-\sqrt{9x+9}=0\)ĐK : x >= -1 

\(\Leftrightarrow4\sqrt{x+1}-3\sqrt{x+1}=0\Leftrightarrow\sqrt{x+1}=0\Leftrightarrow x+1=0\Leftrightarrow x=-1\)

c, \(\sqrt{4\left(x+2\right)^2}=8\Leftrightarrow2\left|x+2\right|=8\Leftrightarrow\left|x+2\right|=4\)

TH1 : \(x+2=4\Leftrightarrow x=2\)

TH2 : \(x+2=-4\Leftrightarrow x=-6\)

c: Ta có: \(\sqrt{4\left(x+2\right)^2}=8\)

\(\Leftrightarrow\left|x+2\right|=4\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x+2=4\\x+2=-4\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=2\\x=-6\end{matrix}\right.\)

21 tháng 1 2019

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

22 tháng 1 2019

có dùng học tốt hay giải k nè

15 tháng 11 2016

Những vần thơ ấy gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm với những số phận bọt bèo bé nhỏ đồng thời thấm thía cái bạo tàn, thối nát của chế độ phong kiến suy tàn.

Trong xã hội cũ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao. Họ phải làm lụng vất vả, lam lũ như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc,...
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trái nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.
Thân phận người nông dân quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc...:
- "Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia".

- “Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”
Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cùng không có người động lòng, thương xót... Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh cua những con vật bé nhỏ, tội nghiệp.
Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:
“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đáy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.

15 tháng 11 2016

Ca dao Việt Nam là kho tàng văn học vô giá, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… ca dao Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Qua những bài ca dao đó, chúng ta cảm nhận được sự thống khổ mà người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ phải gánh chịu, đồng thời còn cảm nhận được sự tố cáo của người dân về chế độ thối nát tàn bạo, coi thường mạng sống của dân.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội. Họ chỉ biết lam lũ một nắng hai sương, làm việc quần quật suốt ngày không ngừng ngỉ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao, như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc…

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.

Người nông dân trong xã hội lúc bây giờ đều có chun một số phận, quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc…

– “Thương thay thân phận con rùa

Xuống sông đội đá lên chùa đội bia”.

– “Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

Thương thay con cuốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Mọi loại vật được ví von đều chung một nỗi khổ và đều cần phải được đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót… Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

Trên đây với chỉ là số ít trong số những bài ca dao viết về người nông dân, người nông dân đã phải chịu muôn vàn nỗi khổ. Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:

“Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”

Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể dầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha ta từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.

Ca dao tục ngữ Việt Nam thật phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt trong đời sống của con người. Ca dao đã góp phần phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân và lên án cái xã hội thối nát đó đã đẩy con người xuống tận cùng của xã hội, một xã hội phải được loại bỏ.

Bạn tham khảo bài viết này nhé! Nó sẽ giúp cho bạn rất nhiều.