Viết tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành một đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) : Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ nhiều phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trong đoạn có dùng phép thế để liên kết câu và khởi ngữ (chỉ rõ).
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. Biết Trương Sinh có tính hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào phải xảy ra thất hòa. Khi xa chồng, nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”. Đó còn là khoảng thời gian Vũ Nương phải một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Với mẹ chồng, nàng là người con dâu hết mực hiếu thảo, “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”. Đặc biệt, hoàn cảnh éo le xảy ra- Trương Sinh đi lính về, do hiểu lầm về lời nóicon trẻ mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi. Nàng hết lời phân trần nhưng chống không nghe. Cuối cùng, nàng đã chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá của mình, lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Thật ai oán biết mấy! Như vậy (khởi ngữ), Vũ Nương, một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” . Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” . Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .
Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” . Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” . Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .
Tham khảo
Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. ... Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực.
Em tham khảo:
Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là(trợ từ) một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Than ôi!(Câu cảm thán) Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.