K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2019

Hòa ước Nhâm Tuất hay Hiệp ước Nhâm Tuất, được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp (hay Thiếp) với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere.
Đây chính là hòa ước bất bình đẳng "đầu tiên" của Việt Nam ký với Pháp, mở đầu cho "cuốn vong quốc sử Việt Nam" từ nửa đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.

Theo sử liệu thì nguyên nhân chính khiến triều đình Tự Đức phải ký kết hiệp ước là vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của: Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.
Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang huy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.

29 tháng 3 2021

Ý 1:

Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.

Ý 2:

 

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.


Ý 3:

Thái độ của triều đình Huế : nhu nhược trước thực dân Pháp ; hoang mang, chỉ biết thương lương với Pháp để có thể giữ nước.

14 tháng 3 2016

*Hoàn cảnh+lí do: 

vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của:Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.

Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang uy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.

*Nội dung:

_ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
_ Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
_ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
_ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến

 

14 tháng 3 2016

* Hoàn cảnh lịch sử nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Đến tháng 3-1862, sau khi chiếm Đại đồn  Chí Hòa, thực dân Pháp lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và một tỉnh miền Tây là Vĩnh Long.

- Cuộc kháng chiến của 3 tỉnh miền Đông ngày càng phát triển mạnh, các toán nghĩa quân của Trương Định, Lê Duy, Trần Thiện CHính đã chiến đấu anh dũng và lập được nhiều chiến công. Ngày 10-12-1861, Nguyễn TRung Trực chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của giặc trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng nhân dân ta. Quân Pháp gặp nhiều khó  khăn, bối rối, hoang mang dao động.

- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân đang ngày càng phát triển khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

* Nội dung bản Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, ĐỊnh Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (khoảng 280 vạn lạng bạc).

Mở các cửa biển Đà nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương dân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán, kèm theo nhiều nhượng bộ khác về kinh tế, chính trị.

* Nguyên nhân triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp:

- Do triều đình có tư tưởng sợ Pháp, không nhàn thấy tình hình của Pháp mà chỉ thấy sức mạnh vượt trội về vũ khí của Pháp.

- Triều đình muốn hòa hoãn với Pháp ở Nam Kì để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất.

22 tháng 3 2023

a) Hiệp ước Nhâm Tuất (5/8/1862) là hiệp ước ký kết giữa triều Nguyễn và Pháp. Theo nội dung, triều đình Nhà Nguyễn xác nhận sự nô lệ, phải trả tiền bồi thường cho việc Huế phá hoại bãi Bắc Hải, bán quyền thẩm quyền cho những người Pháp, cho phép các đại sứ quán và lãnh sự quán của Pháp được thành lập tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Định, Tourane, Quảng Bình, Bình Thuận, cho phép Pháp tuần tra tàu vào sông Hương, sông Sài Gòn và sông Cửa Đại, cho phép một phần lãnh thổ miền Trung bị Pháp chiếm đóng.

b) Hiệp ước Nhâm Tuất là một thỏa hiệp không đúng mức, phản ánh một sự kém cường quốc trước sức ép của nước ngoài, đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước Việt Nam. Thỏa hiệp này khiến cho Việt Nam mất đi một phần chủ quyền về lãnh thổ, quản lý đất nước, tự do như là một Quốc gia. Nó còn gây ra tranh cãi và xung đột trong xã hội Việt Nam, cả trong thời kì đó và hiện tại. Tuy nhiên, điểm mạnh của hiệp ước Nhâm Tuất có thể là việc giải quyết được một số xung đột giữa Việt Nam và Pháp, giúp tạo ra một môi trường ổn định hơn, tránh tranh chấp quan trọng nhất trong quá trình xây dựng đất nước.

Câu 1: Vì sao nhà Nguyễn lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất?Câu 2: Nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất? Nhận xét?Câu 3: Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kỳ của Pháp lần thứ nhất? Quân triều đình ở Hà Nội thua vì sao?Câu 4: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?Câu 5: Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ khi Pháp xâm lược đến năm 1884.Câu 6:...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì sao nhà Nguyễn lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất?

Câu 2: Nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất? Nhận xét?

Câu 3: Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kỳ của Pháp lần thứ nhất? Quân triều đình ở Hà Nội thua vì sao?

Câu 4: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 5: Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ khi Pháp xâm lược đến năm 1884.

Câu 6: Em sẽ làm gì để bảo vệ biển đảo, quê hương đất nước?

Trắc nghiệm ( trả lời ngắn gọn )

1. Yếu tố nào thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?

2.Theo Hiệp ước Nhâm tuất, triuef đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?

3. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

4. Hiệp ước nào đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình Huế với tư cách là 1 quốc gia độc lập.

5. Năm 1873, Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

6. Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

7. Thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874 vì sao?

8. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?

9. Trong vòng chưa đầy 1 tháng sau khi chiếm Hà Nội, Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?

Ví dụ trả lời trắc nghiệm ngắn gọn: Mục đích của việc ra chiếu Cần Vương là gì? -> kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

2
18 tháng 3 2021

Câu 1 : 

Kí hiệp ước Nhâm Tuất vì triều đình Huế bấy giờ chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ ko hề nghĩ tới đs nhân dân. Triều đình kí hiệp ước vừa ko phải chống Pháp, vừa để cho yên ổn bên trong, nhằm dồn lục lượng để dẹp yên các cuộc bạo loạn đòi lật đổ triều đình của nhân dân ngoài Bắc. Hiệp ước Nhâm Tuất còn đc xem như Văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn.

18 tháng 3 2021

Câu 2:

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :

- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.

- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.

- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.

- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.

 

Nhận xét:

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

28 tháng 3 2021

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

Trong khi phong trào đấu tranh của nhân dân ở miền Bắc đang trên đà thắng lợi, triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Vì:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

 

Thái độ của triều đình Huế là hèn nhát, nhu nhược 

Chính thái độ đó của triều đình Huế đã tạo điều kiện cho Pháp chiếm nhiều nơi ở nước ta

 

28 tháng 3 2021

Hòa ước Nhâm Tuất đã được ký kết với Pháp vào năm 1862. Nội dung của hiệp ước như sau:

Nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.Cho pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.Cho phép các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia. Nguyên nhân: Triều đình Huế phải trả chiến phí (bao gồm 280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha. - Triều đình nhà Nguyễn chính thức ký kết hiệp ước vào năm 1862. Hiệp đồng được ký kết do:Do triều đình xuất hiện tư tưởng sợ Pháp, sợ đe dọa đến ngôi vàngTriều đình hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung KìTriều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân.Thấy Pháp mạnh về vũ khí. - Thái độ triều đình: Hiệp ước đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát, không chủ động tấn công địch của triều đình nhà Nguyễn, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng Thực dân Pháp.
5 tháng 3 2023

Gồm 12 điều, những điều quan trọng và nặng nề nhất là :

+ Triều Đình phải nhượng cho pháp 3 tỉnh miền đông nam kì và Côn Đảo với tất cả chủ quyền.

+ bồi thường cho Pháp : 2880000 lạng bạc

Bản hiệp ước đã đem lại hậu quả nặng nề cho VN

thái độ của triều đình Huế : thờ ơ

3 tháng 8 2019

Đáp án: A

Giải thích: Mục…2 (phần II)….Trang…111...SGK Lịch sử 11 cơ bản