Trình bày kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Kết quả:
+ Theo Hòa ước Vec-sai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Năm 1787, Hiến pháp được thông qua góp phần củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
- Ý nghĩa
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mỹ La tinh.
Tháng 9 – 1783, hòa ước được kí kết tại Véc-xai(Pháp). Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mĩ.
Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của nhà nước mới.
Năm 1789, Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
* Ý nghĩa:
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển.
- Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX.
Tham khảo
- Kết quả:
+ Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh; giành được độc lập cho 13 thuộc địa.
+ Đưa đến sự ra đời của một quốc gia mới: Hợp chúng quốc Mỹ
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ
+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới
- Tính chất:
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.
- Đặc điểm:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô
+ Hình thức: chiến tranh giải phóng dân tộc
Tham khảo
Nguyên nhân sâu xa:
- Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
- Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
Nguyên nhân trực tiếp: nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
=> 4 - 1775: chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Kết quả:
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
- Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Tính chất: cuộc cách mạng tư sản.
Đặc điểm chính:
Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạoDiễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.
Ý nghĩa: là một cuộc chiến tranh vĩ đại, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- Kết quả:
+ Theo Hòa ước Vec-sai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Năm 1787, Hiến pháp được thông qua góp phần củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
- Ý nghĩa
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mỹ La tinh.
Câu 1:
+Nguyên nhân:
– Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.
– Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh nhưng thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến tranh bùng nổ
+ Diễn biến:
- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.
- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .
- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.
- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.
- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.
- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
+ Kết quả:
– Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời.
– Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng.
+ Ý nghĩa:
– Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển.
– Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.
Câu 2:
- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Kết quả:
- Tháng 9-1783, Hòa ước Vec-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
- Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí nhà nước mới song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.
*Ý nghĩa
Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ. + Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mỹ La tinh.
Tham khảo:
Cách mạng tư sản | Ý nghĩa |
Cách mạng tư sản Anh | Lật đố nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ | - Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chúng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, - Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La-tinh. - Là cuộc cách mạng tư sản nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ đã trở thành ngọn cờ tự do với những nguyên lí bất hủ, có ảnh hưởng lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. |
Cách mạng tư sản Pháp | - Lật đồ và xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến. - Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết; những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ,... tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu. - Mở ra thời đại mới: thời đại tháng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu - Mỹ. |
Câu hỏi này là do em nghĩ ra hay là thầy cô nào giao bài cho em vậy?
Có thể coi là cuộc chiến tranh chính nghĩa vì đây là cuộc chiến tranh giành quyền lợi cho giai cấp bị trị , đem lại quyền lai chính đáng cho dân tộc (ở đây là những người bị áp bức của thuộc địa anh ở bắc mỹ)
Tháng: 9 - 1783, hoà ước được kí kết ở Véc-xai (Pháp). Theo hoà ước này, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của nhà nước mới.
Theo Hiến pháp, Mĩ là một nước cộng hoà liên bang được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập”: Quốc hội, gồm hai viện, là Thượng viện và Hạ viện, nắm quyền lập pháp ; Tổng thống nắm quyền hành pháp ; Toà án nắm quyền tư pháp.
Năm 1789, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa đã giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển. Về thực chất, đó là một cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XIX.
Tháng: 9 - 1783, hoà ước được kí kết ở Véc-xai (Pháp). Theo hoà ước này, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí của nhà nước mới.
Theo Hiến pháp, Mĩ là một nước cộng hoà liên bang được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập”: Quốc hội, gồm hai viện, là Thượng viện và Hạ viện, nắm quyền lập pháp ; Tổng thống nắm quyền hành pháp ; Toà án nắm quyền tư pháp.
Năm 1789, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa đã giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập một nhà nước mới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển. Về thực chất, đó là một cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XIX.