K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2017

Sự xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà nước không chỉ dẫn đến áp bức, bóc lột, đấu tranh... mà còn là một biểu hiện của thời đại văn minh, trong đó con người sản xuất được của cải dồi dào hơn trước và sáng tạo trong đời sống văn hoá tinh thần.

a) Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

b) Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

c) Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

d) Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.



25 tháng 6 2017

1, Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học:

Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.

2, Chữ viết

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

3, Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

4, Kiến trúc

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người...

8 tháng 6 2017

- Lịch và thiên văn học: Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch có tác dụng rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

- Chữ viết: Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý, tượng thanh. Đây là phát minh quan trọng giúp chúng ta hiểu phần nào về lịch sử thế giới cổ đại.

- Toán học: các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học, phát minh ra chữ sô 0 của người Ấn Độ,...

- Kiến trúc: Hàng loạt các công trình kiến trúc ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lí trường thành,...

22 tháng 12 2020

Câu 1: Em hãy đánh giá các thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại.

 

- Các thành tựu văn hóa thời cổ đại rất phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó.

- Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.

22 tháng 12 2020

Câu 2: Người Hi Lạp, Rô- ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?

- Lịch: Sáng tạo ra Dương lịch dựa vào sự chi chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

- Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c.

- Khoa học: đạt tới trình độ cao trong nhiều lĩnh vực, nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go,… đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.

- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng còn được bảo tồn đến ngày nay.

5 tháng 1 2023

gia đình em đã tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ và tiếp tục phát huy văn hóa tốt đẹp của khu dân cư  

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI:Câu 1:  So sánh sự khác nhau của cơ sở hình thành văn minh phương đông và văn minh phương tây cổ đại.Câu 2: Làm rõ những đóng góp của văn minh phương đông cổ đại vào kho tàng văn minh nhân loại. rút ra đặc trưngCâu 3: Làm rõ những đóng góp của văn minh phương tây cổ đại vào kho tàng văn minh nhân loại. rút ra đặc trưngCâu 4: Cơ sở hình thành và những đóng góp của văn minh Xô Viết. liên hệ...
Đọc tiếp

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI:

Câu 1:  So sánh sự khác nhau của cơ sở hình thành văn minh phương đông và văn minh phương tây cổ đại.

Câu 2: Làm rõ những đóng góp của văn minh phương đông cổ đại vào kho tàng văn minh nhân loại. rút ra đặc trưng

Câu 3: Làm rõ những đóng góp của văn minh phương tây cổ đại vào kho tàng văn minh nhân loại. rút ra đặc trưng

Câu 4: Cơ sở hình thành và những đóng góp của văn minh Xô Viết. liên hệ Việt Nam

Câu 5: Cách mạng KHKT nửa sau thế kỉ XI( nguyên nhân, đặc điểm, thành tựu, ý nghĩa)

Câu 6: Phân tích cơ sở hình thành Chủ nghĩa Mác Lê Nin( lý luận, thực tiễn, vai trò của C.mác và Ăngghen). trình bày nội dung, đóng góp của C.Mác và Ăngghen.

Câu 7: trình bày nguyên nhân ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử củaVăn hóa Phục Hưng 

giúp tớ với!!!!!

0
1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?
2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?
4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?
5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào?
6.Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?Và trong điều kiện nào?Có ý nghĩa như thế nào?
7.Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến gì?
8.Hãy trình bày những điều kiện (hay lí do) ra đời của nhà nước Văn Lang
9.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
10.Sau khi đánh tan quân Tần xâm lược,Thục Phán đã làm gì?
- P/S:Trả lời nhanh giúp mình nha.

7
25 tháng 12 2016

Câu 10 :

Sau khi đánh thắng quân Tần , Thục Phán đã :

  • Xưng là An Dương Vương
  • Đóng đô ở Phong Khê
  • Tổ chức lại bộ máy nhà nước
26 tháng 12 2016

9.-Ở nhà sàn -Đi lại bằng thuyền -Ăn:Thức ăn chính là cơm nếp,cơm tẻ,rau,ca,thịt,cá. -Mat:nam:đóng khố,minh trần,đi chân đất.nữ:mặc váy,áo xẻ giữa,có yếm che ngực.Tóc nhiều kiểu....

thời cổ đại có thành tựu văn hóa của cá quốc gia cổ đại phương đông và phương tây 

thành tựu của các quốc gia cổ đại phương đông :thành Ba - bi - lon , cổng đền I - sơ - ta, các kim tự tháp Ai Cập ,.....

thành tựu của các quốc gia cổ đại phương tây : đền Pác - tê - nông , đấu trường Cô - li -đê , tượng vệ nữ Mi- lô ,....

em thấy chúng rất cổ đại , lớn và chúng còn là những thứ còn lại sau bao nhiêu cuộc đấu tranh 

em mới học lớp 6 nhưng có gì sai anh/chị thông cảm

Ủa  thế là đúng hả ????????????

20 tháng 2 2016

                 mình làm câu 2,3 trước còn câu 1 làm cuối cùng

2 Phương đông

chữ viết,chữ số - dùng chữ tượng hình

                         - sáng tạo ra chữ số

khoa học          - Ai Cập giỏi hình học

                         Lưỡng Hà giỏi số học

 Các công trình nghệ thuật -Kim tự tháp ở Ai Cập

                                          -Thành Ba-bi-lon của Lưỡng Hà

3 Phương tây

   chữ viết, chữ số -sáng tạo ra chữ cái a, b, c

   Khoa học           - họ đạt đc trình độ khá cao trong koa học: toán hoc, thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lý

   Các công trình nghệ thuật -đền Pác-tê-nông của Hi lạp

                                            -đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma

                                            -lực sĩ ném đĩa

                                             tượng thần vệ nữ Mi-lô

1 các công trình nghệ thuật của các quốc gia cổ đại phương đông và tây

3 tháng 10 2016

1. Chữ viết; số; các thành tựu khoa học; lịch; các kiến trúc nghệ thuật 

2. Làm ra các chữ cai abc.  Lịch các môn như: toán học; hình học ngữ văn; vật lý;vv. Các kiến trúc nghệ thuật cổ 

3. Làm ra các số từ 0den9 ; lịch; các kiến trúc nghệ thuật cổ 

9 tháng 2 2022

c

9 tháng 2 2022

d

tk

Hai nền văn hóa khảo cổ Sa Hùynh và Đồng Nai đều có niên đại khoảng 3500 đến 2000 năm cách ngày nay. Cùng với văn hóa Đông Sơn, ba nền văn hóa này đã trở thành 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta, vừa có những nét chung nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng khác biệt, làm nên sự đa dạng của những khu vực văn hóa tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á thời cổ. Từ những nghiên cứu về văn hóa Sa Hùynh và văn hóa Đồng Nai giai đoạn sơ kỳ sắt, bài viết nhìn lại sự tương đồng và khác biệt cơ bản nhất về các di tích mộ chum của hai nền văn hóa này, góp phần làm rõ hơn sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam.

Hai nền văn hóa khảo cổ Sa Hùynh và Đồng Nai đều có niên đại khoảng 3500 đến 2000 năm cách ngày nay. Cùng với văn hóa Đông Sơn, ba nền văn hóa này đã trở thành 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta, vừa có những nét chung nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng khác biệt, làm nên sự đa dạng của những khu vực văn hóa tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á thời cổ. Từ những nghiên cứu về văn hóa Sa Hùynh và văn hóa Đồng Nai giai đoạn sơ kỳ sắt, bài viết nhìn lại sự tương đồng và khác biệt cơ bản nhất về các di tích mộ chum của hai nền văn hóa này, góp phần làm rõ hơn sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam.