K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

d) Chép lại n~ câu ca dao, dân ca đã học ở kì I vào vở bài tập ; nêu ngắn gọn tình cảm, thái độ của nhân dân thể hiện trong mỗi câu hát đó theo bảng sau : Những câu hát về tình cảm gia đình : ............................................................................................................................ Nội dung (thể hiện tình cảm gì ?)...
Đọc tiếp

d) Chép lại n~ câu ca dao, dân ca đã học ở kì I vào vở bài tập ; nêu ngắn gọn tình cảm, thái độ của nhân dân thể hiện trong mỗi câu hát đó theo bảng sau :

Những câu hát về tình cảm gia đình :
............................................................................................................................
Nội dung (thể hiện tình cảm gì ?) :
............................................................................................................................
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người :
...................................................................................................................................
Nội dung (thể hiện tình cảm gì ?) :
...................................................................................................................................
Những câu hát than thân :
...................................................................................................................................
Nội dung(thể hiện tình cảm, thái độ gì ?) :
...................................................................................................................................
Những câu hát châm biếm :
...................................................................................................................................
Nội dung (thể hiện tình cảm, thái độ gì ?) :
..................................................................................................................................

giúp mk vớihuhukhocroikhocroikhocroikhocroi

mai mk đi hok rùi

3
18 tháng 4 2017
Những câu hát về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

=> Nội dung ( thể hiện tình cảm gì?):
Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người:

- Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục ,bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

...

- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

=>Nội dung (thể hiện tình cảm gì?):
Thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.
Những câu hát than thân:

1. Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

2. Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

=> Nội dung( thể hiện tình cảm, thái độ gì?:
Diễn tả tâm trạng , thân phận của con người, bày tỏ lòng đồng cảm với những số phận khổ đau đắng cay của con người lao động, đồng thời còn mang yếu tố phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
Những câu hát châm biếm:

1. Cái cò lặn lội bờ ao,

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

2. Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, chả có đàn ông.

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

=> Nội dung ( thể hiện tình cảm, thái độ gì?):
Phơi bày các sự việc mâu thuẫn , phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

16 tháng 4 2018
Những câu hát về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

=> Nội dung ( thể hiện tình cảm gì?):
Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người:

- Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục ,bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

...

- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

=>Nội dung (thể hiện tình cảm gì?):
Thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.
Những câu hát than thân:

1. Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

2. Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

=> Nội dung( thể hiện tình cảm, thái độ gì?:
Diễn tả tâm trạng , thân phận của con người, bày tỏ lòng đồng cảm với những số phận khổ đau đắng cay của con người lao động, đồng thời còn mang yếu tố phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
Những câu hát châm biếm:

1. Cái cò lặn lội bờ ao,

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

2. Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, chả có đàn ông.

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

=> Nội dung ( thể hiện tình cảm, thái độ gì?):
Phơi bày các sự việc mâu thuẫn , phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
16 tháng 11 2021

Câu 1:

   Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

   Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu 2:

-Bài ca dao trên trích trong chùm ca dao, dân ca "Những câu hát về tình cảm gia đình"

Câu 3:

-PTBĐ chính: biểu cảm

16 tháng 11 2021

Câu 1: Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

       Núi cao biển rộng mênh mông

       Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Câu 2:

-Bài ca dao trên trích trong chùm ca dao, dân ca "Những câu hát về tình cảm gia đình"

Câu 3:

-PTBĐ chính: biểu cảm

10 tháng 9 2021

Câu 1:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Câu 2:

Bài ca dao trích trong ''những câu hát về tình cảm gia đình''

Đặc điểm của ca dao là:lời thơ của dân ca.Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung vs lời thơ của dân ca.

Câu 3:

- Nội dung: tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người, những câu ca dao về gia đình khiến chúng ta thêm yêu, thêm trân quý tổ ấm của mình hơn.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát giàu nhạc điệu

+ Hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng

+ Lối độc thoại đặc sắc như lời tâm tình, nhắn nhủ

+ Tình cảm gia đình được diễn tả sâu sắc trong cả bốn bài ca dao.

+Biện pháp tu từ đc sử dụng trong hai câu thơ đầu là ''so sánh''

+Tác dụng:

So sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc so sánh còn có thể giúp hình ảnh, hiện tượng hay sự vật đó trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy sự cụ thể để so sánh với cái không cụ thể hoặc trừ tượng. Với cách này sẽ góp phần giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được rõ hơn về sự vật, sự việc đang nói đến.

Bên cạnh đó, biện pháp so sánh còn giúp cho câu nói, lời văn trở nên bay bổng và cuốn hút hơn. Vì thế mà nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng trong chính tác phẩm của mình.

16 tháng 4 2018

Ca dao là tiếng nói ân tình thủy chung son sắt, là những bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về đất nước về con người Việt Nam. Những câu ca dao viết về nông thôn thường rất hay và đó là những câu ca dao tả về một đêm trăng tát nước, về một đàn cò trắng bay trên cánh đồng,… Và trong đó có một bài ca dao nói vé cánh đồng lúa mà em rất thích đó là bài:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát 
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong em, đọc bài ca dao trước mắt em như hiện lên một bức tranh tuyệt đẹp, cả cánh đồng như chiếc thảm màu xanh khổng lồ mượt mà, mềm mại trong gió và đâu đây mùi hương lúa thơm ngát. Có thể nói đó là một bức tranh tràn đầy sức sống, thân thuộc về cây lúa, bởi lúa là một loài cây quen thuộc, một biểu tượng của nông thôn Việt Nam gắn bó với người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Lúa không chỉ là nguồn sống, là nguồn lương thực quý nuôi sống con người mà cây lúa còn có những vẻ đẹp rất riêng đó là sự mềm mại, thanh mảnh, uyển chuyển lại khỏe khoắn. Đất nước ta 80% là nông nghiệp nên những cánh đồng có khắp nơi và chính vì vậy nhà thơ Nguyễn Đình Thi nhìn thấy những cánh đồng lúa như biển lúa:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu thơ là cảm xúc tha thiết, thân thương của nhà thơ trước vẻ đẹp của những cánh đồng lúa của chúng ta và nhà thơ khẳng định “đâu trời đẹp hơn”, vẻ đẹp của những cánh đồng đó dường như chỉ có ở Việt Nam. Vậy vẻ đẹp mà Nguyễn Đình Thi cảm nhận đó có lệ bắt đầu từ hình ảnh:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng hên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông

Một bức tranh chân thật sống động, đầy sức sống hiện ra trước mắt chúng ta, đó là một màu xanh bất tận choán hết cả tầm mắt của chúng ta. Câu thơ được viết dài như khắc họa rõ nét hơn những cánh đồng lúa bao la bát ngát mênh mông. Hai câu thơ được tạo nên bởi hai vế đối rất hoàn chỉnh và phép đảo ngữ càng gợi cho ta cảm giác mênh mông bất tận của lúa của màu xanh mướt. Và trong câu thơ, tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ rất giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, những từ đó miêu tả cái dài rộng bất tận của đồng lúa là “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông”. Câu thơ gợi cho ta cảm giác trù phú, có sản lượng lúa nhiều, từ “cũng” là một sự khẳng định về sự giàu có và trù phú của quê hương ta.

Biển lúa ấy đang báo hiệu một mùa bội thu:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Lúa đang lên đòng là giai đoạn lúa tốt tươi và sung sức nhất. Màu xanh đó không phải là màu vàng rực rỡ khi lúa đã chín nhưng cái màu xanh của lúa đang vào thời kì sung sức ấy lại gợi cho ta sự sống tràn trẻ báo hiệu mùa vàng sắp tới. Ở đây tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh để nói lên vẻ đẹp của những cây lúa đang thì con gái, chúng cũng mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển như những cô gái thôn quê mới lớn dậy. Đó là một vẻ đẹp khỏe mạnh, tươi mới. Việc sử dụng biện pháp so sánh là biện pháp quen thuộc thường thấy trong ca dao xưa khiến cho câu ca dao trở nên sinh động hơn, thể hiện được rõ nét hơn vẻ đẹp của những sự vật cần miêu tả. Đồng thời đối với câu ca dao này còn giúp cho ta có cái nhìn chính xác hơn về những cô gái ở nông thôn Việt Nam. Hình ảnh cô gái ở câu thơ này được ví với chẽn lúa, một sự ví von, so sánh rất độc đáo bởi người ta thường ví các cô gái với những loài cây như liễu, như mai thế mà ở đây lại ví cô gái với lúa. Có lẽ tác giả dân gian đã tìm thấy vẻ đẹp của các cô gái thôn quê khác với các cô gái ở đô thị, nếu các cô gái ở đô thị mang vẻ đẹp đài các, kiêu sa thì các cô gái thôn quê lại mang vẻ đẹp chân chất, giản dị như những cây lúa, một vẻ đẹp cũng khiến cho người ta phải đắm say.

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng bạn mai.

Câu thơ cuối càng thể hiện rõ hơn vẻ đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển của của các cố gái miền thôn quê. Đọc câu thơ này chúng ta hình dung cánh đồng lúa đung đưa trong nắng sớm mai như những cô gái đang tung tăng vui đùa, đây là một hình ảnh thật đẹp và thật sinh động. Màu nắng hồng rực rỡ ấy như tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái thốn quê duyên dáng, dịu dàng và rất đỗi bình dị.

Như vậy chỉ bằng bốn câu thơ cùng vối lời lẽ giản dị, mộc mạc, tác giả dân gian đã cho ta thấy vỏ đẹp rực rỡ của thiên nhiên của con người việt Nam, đó là vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sức sống của những cánh đồng bát ngát và qua đó ta còn thấy vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của những cô gái thôn quê. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối, bài ca dao là một trong những viên ngọc quý sáng lấp lánh và luôn gợi cho người đọc cảm giác tươi mới, đồng thời ta có thể khẳng định ngôn từ của chúng ta rất đẹp và rất trong sáng.

4 tháng 12 2021

Đang thi ko bày

9 tháng 11 2017

- Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn xinh xắn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và lịch sử. Trước đây ca dao được truyền miệng, ngày nay ca dao đã được sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều công trình có giá trị.

- Dân ca là những bài hát dân gian có làn điệu in đậm sắc thái từng miền quê. Nó thể hiện niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ và hi vọng… của nhân dân, của người lao động trong cuộc đời.

- Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.

Một tay tuốt chỉ luồn kim

Một tay làm ruộng, một tay hái dầu.

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vo gạo, một cầu cúng ma.

Một tay khung cửi, guồng xa

Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.

Một tay đi củi, muối dưa

Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn.

9 tháng 11 2017

trong sgk có ca dao dân ca là gì rồi

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2021- 2022I. VĂN BẢN1. Nội dung: Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học trong chương trình*Văn bản nhật dụng:- Mẹ tôi- Cuộc chia tay của những con búp bê* Ca dao – dân ca:- Những câu hát về tình cảm gia đình- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người- Những câu hát than thân- Những câu hát châm biếm* Thơ Trung đại:- Sông núi...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2021- 2022

I. VĂN BẢN

1. Nội dung: Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học trong chương trình

*Văn bản nhật dụng:

- Mẹ tôi

- Cuộc chia tay của những con búp bê

* Ca dao – dân ca:

- Những câu hát về tình cảm gia đình

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Những câu hát than thân

- Những câu hát châm biếm

* Thơ Trung đại:

- Sông núi nước Nam

- Phò giá về kinh

- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

- Bánh trôi nước

- Qua Đèo Ngang

- Bạn đến chơi nhà

2. Yêu cầu: Đọc - hiểu các văn bản

- Nắm được các tác giả, tác phẩm của từng văn bản; hiểu đặc trưng của từng thể thơ (thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật...)

- Học thuộc các tác phẩm thơ

- Tóm tắt được các văn bản nhật dụng, trữ tình…

- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật…trong các văn bản.

- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về văn bản, đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật, nhan đề…

II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập toàn bộ chương trình tiếng Việt

1. Nội dung:

- Từ ghép

- Từ láy

- Đại từ

- Từ Hán Việt

- Quan hệ từ

- Từ đồng nghĩa

- Từ trái nghĩa

- Từ đồng âm

2. Yêu cầu:

- Nắm được kiến thức về các nội dung trên: khái niệm, đặc điểm, tác dụng, phân loại….

- Vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập:

+ Nhận biết (xác định trong ngữ cảnh cụ thể)

+ Thông hiểu (phân tích tác dụng cụ thể…)

+ Vận dụng: Viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt

III. TẬP LÀM VĂN:

*Viết đoạn: Vận dụng kiến thức từ các văn bản đã học, viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt

*Yêu cầu:

- Nắm được kiến thức về cách xây dựng đoạn văn.

- Biết tạo lập một văn bản theo yêu cầu….

…………H

1
11 tháng 11 2021

I. Văn bản:

1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.

2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.

3.Ca dao.
*  Những câu hát về tình cảm gia đình:
                                  Công cha như núi ngất trời,
                            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
                                  Núi cao biển rộng mênh mông,

                            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
              Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
              Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
                         Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
               Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
                              Cái cò lặn lội bờ ao
                     Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
                              Chú tôi hay tửu hay tăm,
                     Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
                              Ngày thì ước những ngày mưa,
                     Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
-
Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“  Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
                                Thương thay thân phận con tằm,
                         Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
                                Thương thay lũ kiến li ti,
                         Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
                                Thương thay hạc lánh đường mây
                         Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
                                Thương thay con cuốc giữa trời,
                          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:

+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.

 II. Tiếng Việt

1. Từ láy

- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.

- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.

2. Từ ghép

- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

3. Quan hệ từ

- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé 
Thanks

 

17 tháng 12 2018

-Các bài hát về tình cảm gia đình

-Các bài hát về tình yêu quê hương ,đất nước ,con người

-Các câu hát than thân

-Các câu hát châm biếm

(Đúng kết bạn với mình na!)

11 tháng 9 2021
- Những câu ca dao về tình cảm gia đình - Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước,con người - Những câu hát than thân - Những câu hát châm biếm
24 tháng 5 2017

Các bài ca dao có từ “Thân em”

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ

15 tháng 5 2022

a, Gạch dưới các chữ viết sai s/x rồi chép lại câu ca dao cho đúng chính tả

Ai xui con sáo sang sông,

Để cho con sáo xổ lồng bay đi

15 tháng 5 2022

 

 xui - sang sông,

sáo

28 tháng 1 2019

Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được nhwungx tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.

Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà,, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:

Ngó lên nuộc lạc mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

Hay:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Công cha nhu núi thái Sơn

Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ac dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta :

Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Anh em nhu thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thaanvui vầy.’

Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:

Anh em như chân với tay,

Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.

Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ,anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:

Rủ nhau đic cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên dduowong hôm nao.

Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước

Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :

Thương nhau ta đứng ở đây

Nước non là bạn, cỏ cây là tình.

Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tinh f yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:

Bầu ơi thương lấy bis cùng

Tuy rằng khác giông như ng chung một giàn.

Hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi : Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô thị có chùa Tam thăng, Thăng Long phồn hoa thì có : phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.

Còn miền trung thi Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.

Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng n hững lời lẽ đẹp, nên ca dao đã dduocj nhiều người yêu thích.

Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.

chúc bạn hok tốt