1)Trình bày đặc điểm điah hình của khu vực Bắc Âu.(Địa 7)
2)Lập bảng công lao của các vị anh hùng dân tộc trong sự nghệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.(Sử 7)
3)Tại sao tác giả đặt nhan đề là Sống chết mặc bay(Văn 7)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hùng Vương: Quốc tổ của người dân Việt Nam khởi sinh ra thời Hồng Bàng với 18 đời vua trị vì.
- Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) : 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.
- Lý Nam Đế(Lý Bí) : thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
- Ngô Quyền: vị vua đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Ngô.
- Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh): người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
- Lê Đại Hành (Lê Hoàn) : vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.
- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) : người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
- Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược, người viết ra Nam Quốc Sơn Hà được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
- Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
- Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) : vị tướng của Nhà Trần và 3 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.
- Lê Thái Tổ (Lê Lợi) : thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Hậu Lê.
- Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê, người viết ra Bình Ngô Đại Cáo được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần hai của Việt Nam.
- Quang Trung (Nguyễn Huệ) : thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê Chiêu Thống – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp tiến gần đến công cuộc thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược lập ra Nhà Tây Sơn.
- Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.
* Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc:
- Huy động được sức mạnh toàn dân.
- Tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng.
- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc ngầm để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc.
nêu khái quát công lao của 2 Bà Trưng,Lý Bí,Dương Đình Nghệ,Khúc Thùa Dụ và Ngô Quyền trong công cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc và giành độc lập dân tộc?
* Hai Bà Trưng: người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.
- Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.
- Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.
- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
* Lý Bí:
- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.
- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.
* Dương Đình Nghệ: ông khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm.
* Khúc Thừa Dụ:
- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.
- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
* Ngô Quyền:
- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.
nhân dân ta lập đền thờ các vị anh hùng ở nhiều nơi để thể hiện điều gì
- Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...
- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của các vị anh
- Để lưu giữ các kiến thức và sự kiện lịch sử
- Để các thế hệ sau lấy đó làm tấm gương học hỏi
-Các vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc là: Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Lê Hoàn,...
-Nếu được chọn em sẽ chọn vị anh hùng Ngô Quyền vì ông là người tạo ra bước ngoặt lịch sử giúp dân tộc ta lấy lại đất nước.
Các vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho tổ quốc là: Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Lê Hoàn,
mk k bt làm
các bạn làm theo bảng TRIỀU ĐẠI
TÊN CÁC VỊ ANH HÙNG
CHIẾN CÔNG
1. Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcan-di-na-vi: bờ biển dạng fio (Na Uy), hồ đầm (Phần Lan). Ai-xơ-len có nhiều núi lửa và suối nước nóng
3.Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.
Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.
Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
"Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"