Hãy so sánh hai ví dụ về hình thức nghệ thuật (biện pháp tu từ, dùng hình ảnh,...và nội dung biểu đạt) a, Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. b, Lá lành đùm lá rách. Giúp mk z mai fai nộp rui
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu b nì ~
Biện pháp tu từ : nhân hóa
hình ảnh : cái sự vật trong thiên nhiên
nội dung : giống câu a
Học tôt nha ~ kb vs ri'ss ik nek ~
Cái này mk tự nghĩ tham khảo nha !
a, Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Biện pháp tu từ : so sánh ngang bằng , nhân hóa
Hình ảnh : những cây cối trong thiên nhiên , là nhưng củ quả gần gũi vs con ng .
Nội dung : khuyên con ng ta cần đùm bọc nhau nhất là trong gia đình . Cần quan tâm , chia sẻ vs họ .
câu b chốc mk nghĩ
Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt Đềgửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách Đềsau này trở thành người tử tế và hữu ích.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
cj bt lm bài 2 thôi , còn bài thì chịu
Tham khảo:
Người Việt Nam ta có thể tự hào về kho tàng văn học lâu đời đồ sộ, mang những giá trị lớn lao trong cuộc sống. Trong kho tàng ấy, có khi là những trang thơ văn hào hùng mang ý chí giành độc lập, lúc lại là những câu chuyện xúc động mang tính nhân văn sâu sắc, thiết tha... Đặc biệt hơn, trong kho tàng thơ văn còn có những câu tục ngữ hay, tuy ngắn gọn, ổn định nhưng bên trong chứa đựng biết bao là bài học bổ ích, những kinh nghiệm sống quý báu. Chúng ta có thể nhắc đến câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Đó cũng là một đạo lí tốt đẹp mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ con cháu về sau nhằm khuyên nhủ con người trong cuộc sống phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vậy, chúng ta phải hiểu câu tục ngữ trên một cách đúng đắn ra sao?
Quả đúng như vậy, để có thể dễ dàng truyền đạt một cách dễ hiểu cho con cháu những phẩm chất đạo đức, ông cha ta thường hay sử dụng những từ ngữ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. “Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng hoặc bị tác động. “Lá rách” là hình ảnh chiếc lá đã bị phai mòn, rách nát, không còn nguyên vẹn. “Đùm” là từ chỉ sự che chở, bảo bọc cho nhau. Xét về mặt nghĩa đen: lá lành phải biết che chở, đùm bọc cho chiếc lá không nguyên vẹn. Còn khi xét về mặt nghĩa bóng thì nghĩa của câu là chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, che chở, giúp đỡ cho nhau nhiều hơn. Đặc biệt là những người kém may mắn hơn chúng ta.
Có thể nói, sự yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta khuyên nhủ chúng ta phải biết san sẻ cho nhau những điều tốt lành để những người còn khó khăn có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Trong thời đại lịch sử xa xưa, nhân dân ta đã bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột, chịu sự hành hạ về thể xác của bọn chúng. Nhưng không vì thế mà chúng ta chịu khuất phục. Nhân dân ta nhiều lần khởi nghĩa giành lại lãnh thổ của tổ tiên. Nhờ sự đoàn kết, chung lòng cứu nước, cuối cùng dân tộc ta cũng đã đánh đuổi được bọn giặc ngoại xâm. Tóm lại, nhờ có tinh thần đoàn kết của nhân dân mà bọn giặc dữ phải khuất phục dân tộc ta.
Trong xã hội ngày nay, nhà nước và xã hội có thực hiện nhiều chương trình từ thiện, mang tính cộng đồng như Ngôi nhà mơ ước, Vượt lên chính mình, Lục lạc vàng,... Đó là những chương trình được thực hiện nhằm giúp đỡ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống. Các chương trình đó đã thể hiện được sự quan tâm của cộng đồng đến những mảnh đời bất hạnh, đồng thời thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của dân tộc Việt Nam ta. Và nhờ có Các chương trình như vậy mà nhiều gia đình đã dần thoát khỏi cảnh nghèo, cải thiện được cuộc sống của mình. Tóm lại nhờ có những tấm lòng hảo tâm như vậy mà họ đã có được cuộc sống ấm no hơn trước.
Trong văn học cũng tồn tại một vài câu tục ngữ, ca dao thể hiện tinh thần tương thân tương ái lẫn nhau giữa người với người như câu “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”... Những câu tục ngữ, ca dao trên đã thể hiện rất rõ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
Trong cuộc sông đầy bon chen như bây giờ, chúng ta không hiếm gặp những con người “lòng lang dạ thú” đối xử tàn ác với đồng loại của mình mà bỏ quên sự yêu thương giúp đỡ, che chở lẫn nhau. Những kẻ này rất đáng bị phê phán và trừng trị.
Qua các dẫn chứng trên cho ta thấy, sự yêu thương và đoàn kết là vô cùng quan trọng. Nhờ có sự yêu thương và đoàn kết giữa con người với nhau mà chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn trước mắt. Từ câu tục ngữ trên, tôi rút ra được một bài học cho bản thân là luôn yêu thương mọi người xung quanh mình. Và tôi hứa sẽ giúp đỡ những bạn kém may mắn hơn mình để bạn ấy có thể vươn lên trong cuộc sống.
A : Đ
B : S
C : Đ
D : Đ
( Trong này là online math đâu phải online vietnamese đâu thôi kệ mình cũng trả lời lun ) Hihi!
-câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.
-" 1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" ý nhằm chỉ sự đồng cảm yêu thương giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn, họ luôn có nhau.
-" Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong 1 nước phải thương nhau cùng"
ông cha ta viết câu ca dao này muốn khuyên nhủ chúng ta: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
" Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 dàn"
Mượn "bầu" với"bí" là 1 loại cây khác nhau nhưng cùng sống nơi hoản cảnh leo dàn, cha ông ta ngụ ý khuyên nhủ con người ra dù không là anh em, dây mơ dễ má, dù không cùng máu mủ ruột thịt nhưng phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh vì chúng ta cùng chung máu đỏ da vàng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
- Là lành đùm là rách có ý nghĩa nhân hậu.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nói lên sự lo lắng liên hệ đến tính đoàn kết.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong nước phải thương nhau cùng.
-> Ý nghĩa: Lòng yêu thương con người
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình yêu thương con người.
A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
D. Góp gió thành bão.
Câu 2 : Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 3 : Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người kính nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người xa lánh.
Câu 4 : Câu tục ngữ : Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì ?
A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
B. Tinh thần yêu nước.
C. Sự trung thành.
D. Khiêm tốn.
Câu 5 : Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự đoàn kết, tương trợ:
A. Đồng cam cộng khổ.
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
D. Ăn ngay nói thẳng.
Câu 6 : Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Câu 7 : Câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát nói đến điều gì?
A. Sự vô ơn, phản bội.
B. Tiết kiệm.
C. Sự trung thành.
Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình yêu thương con người.
A. Giấy rách phải giữ lấy lề.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
D. Góp gió thành bão.
Câu 2 : Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 3 : Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người kính nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người xa lánh.
Câu 4 : Câu tục ngữ : Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì ?
A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
B. Tinh thần yêu nước.
C. Sự trung thành.
D. Khiêm tốn.
Câu 5 : Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự đoàn kết, tương trợ:
A. Đồng cam cộng khổ.
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
D. Ăn ngay nói thẳng.
Câu 6 : Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Câu 7 : Câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát nói đến điều gì?
A. Sự vô ơn, phản bội.
B. Tiết kiệm.
C. Sự trung thành.
Viết thành bài văn có bố cục 3 phần