K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lá nổi trên mặt nước Lá chìm trong nước

- Hình dạng lá to đẻ nổi dễ dàng trên mặt nước và lấy được nhiều ánh sáng.

- Cây bèo tây có cuống lá ngắn, phình to, chứa khí giúp cây sống trôi nổi trên mặt nước.

- Hình dạng lá nhỏ, dài vì thiếu ánh sáng, thiếu ôxi.

- Cuống lá nhỏ, dài, chứa ít khí, lấy dược nhiều ánh sáng, vì vậy cây cao hơn thích nghi với môi trường cạn.

17 tháng 3 2017

Lá nổi trên mặt nước : hình dạng lá to đẻ nổi dễ dàng trên mặt nước và lấy được nhiều ánh sáng.

Lá chìm trong nước: hình dạng lá nhỏ, dài vì thiếu ánh sáng, thiếu ôxi

4 tháng 2 2016

các bn hok chậm thế?

4 tháng 2 2016

Ngu thế ko biết 

14 tháng 12 2019

- Có 3 loại máu là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

- Sự khác biệt giữa các loại mạch máu:

Các loại mạch máu Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích
Động mạch

- Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch.

-Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
Tĩnh mạch

- Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch.

-Lòng rộng hơn của động mạch.

- Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
Mao mạch

- Nhỏ và phân nhánh nhiều.

- Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.

- Lòng hẹp

Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào.
D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 10 2023

- Nhận xét lượng chảy của dòng nước mưa: Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nước chảy ở đồi trọc.

- Giải thích về sự khác nhau về lượng chảy của dòng nước mưa: Ở nơi có rừng, nhờ có sức cản của tán cây đã cản bớt sức nước chảy nên lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ giảm. Ngược lại, ở đồi trọc, do không có tán cây cản sức nước nên nước mưa rơi thẳng xuống khiến lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ nhanh và mạnh.

- Lượng chảy của dòng nước mưa lớn sẽ rửa trôi đất màu, làm đất bị xói mòn; và cũng do nước chảy nhanh và mạnh nên đất không kịp ngấm nước (khả năng giữ nước của đất giảm).

- Đất có cây sẽ được tầng thảm mục và rễ cây giữ nước, đồi trọc sẽ không có khả năng giữ nước.

→ Đất trên đồi, núi trọc sẽ dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.

1.vi tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài và có đủ các thành phần :vách tế bào,nhân,chất tế bào,...

ko vì khi già nó sẽ rụng đi

đều gồm các thành phần chính :vách tế bào,nhân,chất tế bào,...

mình đang muộn nên về mình trả lời tiếp

 

Sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực:

- Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) rồi giảm dần khi tuổi về già. Giải thích: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.

- Theo giới tính: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở nam thường cao hơn ở nữ. Giải thích: Nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn, hoạt động thể lực cao hơn,… nên cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sống hơn.

- Theo tình trạng mang thai: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai. Giải thích: Phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình thường để vừa cung cấp cho cơ thể mẹ vừa cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

- Theo hoạt động thể lực: Người hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu năng lượng và các cất dinh dưỡng thấp hơn người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể lực nặng. Giải thích: Người hoạt động thể lực nặng tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động làm việc ở cường độ cao nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở những người này cao hơn.

22 tháng 11 2021

Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 1505930”-1604430” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

22 tháng 11 2021

câu hỏi của mình là ở Châu Phi nha

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Cùng một nơi nhưng cây và con vật có sự khác nhau.

   + Hình 1- cây, cỏ, hoa lá tươi tốt, nhiều con vật.

   + Hình 2 - cây, cỏ bắt đầu héo, các con vật không còn, có nhiều rác như chai, lọ,…

- Hai bức tranh có sự khác nhau do con người xả rác ra môi trường.

- Nếu môi trường sống của thực vật và động vật tiếp tục bị tàn phá thì: thực vật sẽ héo khô, động vật sẽ không còn thức ăn và nơi sống dẫn đến số lượng thực vật và động vật sẽ bị giảm sút, thậm chí có thể biến mất.

29 tháng 10 2017

- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.

- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.

* Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 trong hình 21- 4 SGK:

- Trao đổi khí ở phổi:

   + Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.

   + Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nan, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào:

   + Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.

   + Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.