Từ những hiểu biết về nhân vật xưng " tôi" trong tác phẩm " Quê hương" của Lỗ Tấn, em hãy nói về tình cảm của mỗi con người với quê hương
đến 16h ngày mai là thời gian nha. Giúp mình với.. Cảm ơn trước nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Cố hương” của Lỗ Tấn là một câu chuyện của nhân vật tôi kể về chuyến thăm quê hương sau hai mươi năm xa cách với những thay đổi bất ngờ.
Sau hai mươi mấy năm trở về quê hương, bây giờ nhân vật “tôi” mới có dịp trở lại quê hương mình để thăm. Lần về thăm này nhân vật cảm thấy xúc động, tâm trạng lẫn lộn xen nhau, vui có, buồn có, và những ước mơ xa xôi cũng có khiến cho nhân vật tôi vô cùng khó xử khi nghĩ đến cảnh gặp lại những người thân nơi quê nhà, nơi có người bạn thân thủa thơ ấu.
Trên đường về quê ngồi trên chiếc thuyền lòng của nhân vật tôi rộn lên biết bao nhiêu là cảm xúc mừng vui, xốn xang. Gần đến nơi thì “tôi nhìn thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa” lúc này lòng của nhân vật tôi bỗng buồn bởi quê hương chẳng thay đổi được diện mạo chút nào, vẫn xơ xác, tiêu điều và hiu quạnh biết bao nhưng trong lòng của nhân vật tôi lại thấy rất gần gũi,rất thân quen với cái thời thơ ấu của mình
Ở lại quê tận những chín ngày nhưng nhân vật tôi không đi thăm hết bà con được, tôi chỉ biết cùng mẹ và đứa cháu nhỏ buôn bán đồ đạc và thu dọn nhà cửa để cho thời gian có thể trôi nhanh đi, mặc dù trước đây nhân vật rất muốn về thăm quê hương nhưng khi tôi trở về thì bỗng nhân ra rằng mọi người xung quanh đã dọn đi hết, cảnh tượng hiu vắng lại hiện ra trước mắt. Hình ảnh người bạn thời thơ ấu lại hiện ra trước mắt đó chính là Nhuận Thổ, suốt mấy chục năn trôi qua nhưng tình bạn ấy, hình ảnh ấy vẫn đẹp đẽ và trong sáng biết bao nhiêu.
Đó là hình ảnh hai người bạn dễ tâm đầu ý hợp sống hồn nhiên vô tư thời ấy với nhiều những trò chơi. Hồi nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé có nước da ngăm đen, tay cầm đinh ba đang rình con tra để bảo vệ ruộng lúa, ruộng dưa vẫn còn in đậm trong trái tim của nhân vật tôi. Lúc này tôi bồn chồn và lo lắng trông ngóng người bạn của mình, người bạn đã từng kề vai sát cánh một thời đó là Nhuận Thổ. Khi Nhuận Thổ xuất hiện thì nhân vật tôi hết sức hụt hẫng bởi người bạn nhìn ông và chào có vẻ khúm núm “Bẩm ông!”, Nhuận Thổ đã khiến cho nhân vật tôi đau đớn có, xót xa có và bây giờ là một khoảng cách vô định, vô hình nào đó. Nhân vật muốn tâm sự, muốn nói với Nhuận Thổ bao điều nhưng mà cổ họng ông lại nghẹn đắng lại chỉ biết đứng im lặng nhìn bạn mình.
Tôi chỉ biết thương cho gia đình của Nhuận Thổ chứ không giúp được gì và sự an ủi của nhân vật tôi cũng đã phần nào vơi đi được nỗi buồn trong lòng của Nhuận Thổ.
Bây giờ trong đầu của nhân vật tôi không còn hình bóng của một cậu bé có nước da bánh mật, thông minh nhanh nhẹn, mà thay vào đó là cả một khuôn mặt già nua vì in hằn tuổi tác,in hằn nỗi vất vả và khó nhọc của cuộc sống đời thường.
Đối với nhân vật tôi bây giờ quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức của mỗi người, và quê hương đối với nhân vật tôi cũng vậy nhưng giờ đây cái hoang tàn và xơ xác của chốn làng quê đã dập tắt bao kỉ niệm đẹp trong lòng của nhân vật tôi. Không những là người bạn Nhuận Thổ mà trong lòng người khác cũng cằn cỗi trong suy nghĩ. Phải chăng do cuộc sống quá vất vả và bon chen làm cho tất cả mọi người trở thành một con người hoàn toàn khác.
Giờ đây nhân vật tôi và mọi người như một bức hình có sự ngăn cách và nhân vật tôi chỉ biết ngậm mùi, khi biết tình bạn giữa cháu mình và con của Nhuận Thổ thì nhân vật tôi đã cầu mong cho tình bạn của chúng không có sự ngăn cách như mình và Nhuận Thổ.
Một lần về thăm quê hương đã nhen nhóm trong lòng nhân vật tôi bao nhiêu nỗi suy tư và phiền muộn đến day dứt nhưng quê hương trong lòng mỗi người có lẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong trái tim.
Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội.
Bạn tham khảo ạ.Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội.
- Thấm đượm trong bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, bình dị như: chiếc thuyền, cánh buồm, mái chèo,... là những hình ảnh hết sức gần gũi và thân quen với tác giả. Những đồ vật ông chỉ cần nhớ đến đều gợi lên từng kỉ niệm tại quê nhà. Mỗi hình ảnh ông đều miêu tả với tâm thế nâng niu, lưu luyến.
- Con người trong bài thơ được nhắc đến với tình cảm yêu mến, gần gũi, sự kính trọng của một người con xa xứ luôn hướng tới quê nhà.
- Cuộc sống của những người dân chài quanh năm gắn liền với biển cả, gắn liền với chuyến ra khơi và bội thu trở về. Cuộc sống bình dị, yên ả trôi qua trên mảnh đất chài lưới thân yêu của tác giả.
Gợi ý viết đoạn văn:
1. Mở đoạn: giới thiệu, dẫn dắt vấn đề.
2. Thân đoạn: giải quyết vấn đề:
- Giải thích thế nào là tình yêu quê hương.
- Nêu hiện trạng và đánh giá về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ ngày nay:
+ Tiếp nối truyền thống cha ông, họ vẫn là những người yêu nước (chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể như: các bạn trẻ tình nguyện đến khu cách li chống dịch Covid 19, các bạn trẻ có nhiều cống hiến cho kinh tế - văn hóa - xã hội của nước nhà,...) -> Đây là điều đáng tự hào, cần được gìn giữ, phát huy.
+ Bên cạnh đó, vẫn có những cá nhân sống quay lưng với quê hương, đất nước (chứng minh bằng dẫn chứng như: cá nhân theo các tổ chức phản động,...) -> Đây là điều đáng phê phán, loại bỏ.
- Làm thế nào để thế hệ trẻ luôn yêu quê hương, đất nước?
+ Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức.
+ Gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm bồi đắp, giáo dục cho thế hệ trẻ.
+ Nên đẩy mạnh các chính sách khen thưởng, khích lệ những bạn trẻ có đóng góp cho đất nước.
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề + Liên hệ bản thân.
đấy là một tình yêu , một niềm tự hào, lòng thủy chung , sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương không gì sánh nổi.
Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đờiHạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu ko j vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳngcòn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dado, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.