Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á. Vậy sông ngòi Việt Nam có đặc điểm nào sâu đây ?
Về mùa xuân có lũ băng.
Nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm dần.
Chế độ nước điều hòa quanh năm.
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nhận định nào không đúng về đặc điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ?
Tỷ trọng tất cả các ngành kinh tế đều tăng.
Giảm tỷ trọng về nông nghiệp.
Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
Tăng tỷ trọng về công nghiệp .
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, cho biết nước nào ở châu Á sản xuất nhiều dầu mỏ nhất ?
In-đô-nê-xi-a.
Trung Quốc .
A-rập Xê-ut.
Nhật Bản.
Xóa lựa chọn
Nguyên nhân chính nào khiến các quốc gia ở khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai động đất, núi lửa ?
Hoạt động của các đập thủy điện.
Ảnh hưởng hoạt động của con người.
Ảnh hưởng từ các hoạt động dưới đáy biển.
Nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn một tỉ dân là do ?
Có chính sách phát triển kinh tế.
Thực hiện “cuộc cách mạng xanh” trong trồng trọt.
Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất .
Thực hiện “ cuộc cách mạng trắng” trong chăn nuôi.
Mang lại lượng mưa lớn cho phần đất liền Đông Á là do:
Gió mùa tây bắc.
Gió mùa đông nam.
Gió tây bắc.
Gió mùa tây nam.
Nhóm nước đang phát triển, nhưng nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là những nước nào sau đây ?
Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.
Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Hàn Quốc.
Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là:
Khí hậu gió mùa và khí hậu núi cao.
Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
Khí hậu lục địa và khí hậu núi cao.
Khí hậu lục địa và khí hậu hải dương.
Vì sao sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển?
Sông ngắn và dốc.
Địa hình bị chia cắt.
Nằm trong đới khí hậu lục địa khô hạn.
Chế độ nước phân theo mùa.
Nền kinh tế giàu có nhưng trình độ kinh tế – xã hội phát triển chưa cao, thuộc các quốc gia nào sau đây?
Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.
Bru-nây, Cô-oét, Ả-rập Xê-ut.
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia.
Phần lớn sông ngòi khu vực Đông Á đổ ra phía nào của khu vực?
Đông.
Tây .
Nam .
Bắc .
Nam Á có các hệ thống sông lớn là
sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang.
sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put.
sông Ấn, Sông Hằng, sông Mê-Công.
sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát.
Việt Nam nằm trong kiểu khí hậu nào của châu Á?
Cận nhiệt đới gió mùa.
Ôn đới gió mùa.
Nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt đới khô.
Nước có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện nhất châu Á là:
Trung Quốc.
Xin-ga-po.
Nhật Bản.
Hàn Quốc.
Dựa vào hình dưới đây, lượng mưa cả năm ở Mum –bai là 3000 mm là do ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố nào dưới đây ?
Nhiệt độ cao.
Biển rộng.
Phía Nam của lãnh thổ.
Gió mùa hạ mang hơi ẩm từ biển vào.
1) kể tên các quốc gia Đông Nam Á,
Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor,Brunei, Singapore
cho biết tên quốc gia có sông Mê Công chảy qua.
- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông
Cửa sông thuộc địa phận nước nào đổ vào biển nào?
cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.
Vì sao chế độ sông Mê Công thay đổi theo mùa
- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.
2) nêu đặc đuểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác của các nước
- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.
3) cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam
Năm nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.
4) nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta, những đặc điểm có ảnh hưởng gì tới môi trường tài nguyên nước ta
Vị trí địa lí ảnh hưởng đến tài nguyên
Do nằm trong vùng nhiệt đới với nhiệt ẩm dồi dào nên tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng.
- Nước ta nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.
- Vị trí địa lí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền (giữa miền Bắc và miền Nam, giữa vùng phía đông và vùng phía tây,…).
5.- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...