Bài 1: trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi vải . ở điều kiện bình thường, các các sợi vải này để bị chập dính vào nhau và bị rối. giải thích vì sao?
Bài 2: Vào những ngày thời tiết khô ráo , khi lau chùi gương soi bằng khăn bông khô, ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích vì sao?
Bài 3: các dụng cụ để sửa chữa của thợ điện (kìm...) ở chỗ tay cầm thường có bọc nhựa hoặc cao su. Giải thích vì sao?
Bài 4: ở dưới gầm các ô tô bao giờ người ta cũng thấy một dây xích bằng sắt. Một đầu của dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Giải thích tại sao?
1.Bình thường sợi vải thô còn nhiều xơ vải khi chúng gần nhau sẽ dễ bị rối , do vậy biện pháp chải sợi sẽ có 2 tác dụng chính để sợi vải không bị rối đó là :
- Làm sợi chỉ mất các sợi xơ nhỏ đi,sợi chỉ sẽ suôn và bóng hơn => ít rối hơn và tăng chất lượng sợi
- Khi chải thì sợi chỉ bị nhiễm điện do cọ xát. Và các sợi này sẽ nhiễm điện cùng dấu. Do vậy chính sẽ đẩy nhau => không bị dính => chống rối rất hiệu quả.
2.Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng cọ xát với khăn bông khô và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi vải.
3.Nhựa, cao su là những chất cách điện tốt. Khi bọc chúng vào cán búa, kìm,...có tác dụng cách điện đối với tay người thợ khi sử dụng sửa chữa điện tránh được nguy hiểm.
4.Vì khi ô tô chạy, thân xe bị nhiễm điện do cọ xát, buộc xích sắt vào gầm xe và thả đầu kia xuống đất kéo lê trên mặt đường là để nối đất làm trung hòa điện tích