C1: Tại sao khi đun nước, ta ko nên đổ nước thật đầy ấm ?
C2: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
C3: Nếu thí nghiệm môt tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không ? Tại sao ?
C1: Vì khi nấu nước, nước trong ấm sẽ nở ra, đến một thời điểm nước sẽ vượt quá thể tích của ấm (vì chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, nước nở ra nhanh hơn ấm), làm nước tràn ra ngoài.
C2: Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh trường hợp: nhiệt độ nơi sản xuất thấp hơn nơi bảo quản nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm bung nút chai, khó bảo quản nước ngọt thật lâu.
C3 : Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
Câu 1. Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi đun nóng, nước sẽ nở ra vì nhiệt. Nếu đầy ấm, khi nở ra nước sẽ chàn ra ngoài.
Câu 2. Vì khi trời nóng, nước ngọt sẽ nở ra. Nếu đầy chai thì khi trời nóng, nước nở ra sẽ tràn ra ngoài.
Câu 3. Mực chất lỏng dâng cao trong 2 bình không bằng nhau vì cùng 2 cái bình như nhau và mực chất lỏng ban đầu cũng như nhau \(\Rightarrow\) khi đun nóng cùng nhiệt độ thì thể tích thêm vẫn bằng nhau. Mà 2 ống thủy tinh có tiết diện khác nhau nên ống có tiết diện to hơn thì độ cao mực chất lỏng thấp hơn, ống có tiết diện nhỏ hơn thì độ cao mực chất lỏng cao hơn.