Dung dịch !!!!
1/ Để hòa tan 4,8g Mg phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,5M và H2SO4 0,5M
a. Tính thể tích dung dịch hỗn hợp axit trên cần dùng
b. Tính thể tích H2 thu được sau phản ứng ở đktc
2/ Hòa tan 13,2g hỗn hợp gồm 2 kim loại có cùng hóa trị vào 400ml dung dịch HCl 1,5M . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 32,7g hỗn hợp muối khan
a. Chứng minh hỗn hợp A không tan hết
b. Tính thể tích Hiđro sinh ra
Bài 1/
\(Mg\left(0,75x\right)+2HCl91,5x\rightarrow MgCl_2+H_2\left(0,75x\right)\)
\(Mg\left(0,5x\right)+H_2SO_4\left(0,5x\right)\rightarrow MgSO_4+H_2\left(0,5x\right)\)
Gọi thể tích của dd là x (l)
\(\Rightarrow n_{HCl}=1,5x\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{H_2SO_4}=0,5x\left(mol\right)\)
Ta lại có: \(n_{Mg}=\frac{4,8}{24}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow0,75x+0,5x=0,2\)
\(\Leftrightarrow x=0,16\left(l\right)\)
Vậy thể tích dung dịch là \(0,116\left(l\right)\)
b/ Theo câu a thì ta có:
\(n_{H_2}=0,75x+0,5x=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
Bài 2/
Gọi công thức chung của hỗn hợp A là X và hóa trị là a
\(2X+2aHCl\rightarrow2XCl_a+aH_2\)
Giả sử hỗn hợp A tan hết thì khối lượng muối lúc sau sẽ bẳng khối lượng của kim loại cộng với khối lượng Cl
\(\Rightarrow m_{Cl}=32,7-13,2=19,5\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_{Cl}=\frac{19,5}{35,5}\approx0,549\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{HCl}=n_{Cl}=0,549\left(mol\right)\)
Mà theo đề bài thì ta có: \(n_{HCl}=0,4.1,5=0,6\left(mol\right)>0,549\)
Vậy HCl phải phản ứng hết còn kim loại phản ứng dư.
b/ \(n_{H_2}=\frac{n_{HCl}}{2}=\frac{0,6}{2}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{H_2}=0,3.22,4=6,72\left(l\right)\)