K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "không thể" thành "có thể" để nâng đỡ con người
Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá nghèo đến không có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xoá nhoà ranh giới giàu- nghèo, sang- hèn thực hiện công bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí, nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì ta đang có hôm nay để gìn giữ cho muôn đời sau.

4 tháng 4 2017

bạn đọc kĩ đề chút nhé

"Qua những áng văn chương đã học trong chương trình Ngữ Văn 7"

nhớ là ngữ văn 7 nha

6 tháng 3 2017

A, Mở bài : Dẫn dắt vào vấn đề hợp lí.

- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài và nhận xét về tính đúng đắn của nhận xét trên.Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong văn học và điều đó thật đúng, trong chương trình Ngữ Văn 7 đã thể hiện rất rõ vấn đề trên.

B, Thân bài :

*Giải thích được thế nào là tinh thần nhân đạo trong văn học?

- Đó chính là tinh thần nhân ái, là sự xót thương, lòng đồng cảm, là thái độ chở che bênh vực cho những số phận con người bất hạnh, là tấm lòng “Thương người như thể thương thân” .

- Luận điểm: Tinh thần nhân đạo được thể hiện trên những khía cạnh: Đó là sự xót thương đồng cảm, sẻ chia với số phận đau khổ; là sự lên án tố cáo những thế lực bất công chà đạp lên quyền sống của con người; là những ước mơ khát vọng về một xã hội công bằng bác ái, tôn trọng phẩm giá của con người.

* Ca dao , dân ca đã nói lên tiếng nói đồng cảm, tiếng kêu than của người dân lao động, vất vả lam lũ nhưng lại có cuộc sống thật cơ cực, lầm than.

Đó là thân phận nhỏ bé qua hình ảnh ẩn dụ trong ca dao nhan dân đã gửi gắm tiếng kêu than như thân phận cái kiến, cái bống, con cuốc, con tằm…

“ Thương thay thân phận con tằm…Dầu kêu ra máu có người nào nghe.” Hình ảnh người lao động hiện lên thật vất vả, khổ cực, họ lại bị bóc lột, bị chèn ép .Đó là nỗi thương cảm, xót xa cho số phận của những người dân lao động quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, mà họ lại chẳng được hưởng bất kì chút thành quả nào.

- Tiếng nói thương cảm cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ còn chịu nhiều bất công, oan trái. Họ có số phận lênh đênh chìm nổi, không có quyền quyết định số phận cuộc đời của mình. Họ thật nhỏ bé, đáng thương trong xã hội phong kiến còn nhiều định kiến:

“ Thân em ….Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”. Hình ảnh trái bần vừa chua, chát giống như cuộc đời người phụ nữ xưa vậy họ luôn chịu tủi nhục trước xã hội, trước cuộc đời. Số phân của họ thật đáng thương luôn lênh đênh chìm nổi vô định, không biết hướng nào, không biết lưu lạc, tấp vào đâu bởi số phận của họ, cuộc đời họ không do họ quyết định mà do định kiến xã hội quyết định.Tác giả dân gian đã cảm thương cho số phận cuộc đời người phụ nữ để nói lên cuộc đời thân phân họ mà khi người đọc đọc lên đều thấy xót thương đồng cảm.

- Tiếng kêu , lên án , tố cáo xã hội bất công bằng “ Cho ao kia cạn cho gầy cò con” , đó là bản án cho giai cấp thống trị tàn ác, vơ vét, bóc lột dân lành.

*Thơ Nôm Trung đại Việt Nam và thơ Đường cũng phản ánh rất rõ điều này

- Bài thơ “ Bánh trôi nước” là hình ảnh, thân phận người phụ nữ. Những định kiến xã hội, và lễ giáo phong kiến đã tước đi quyền tự do hạnh phúc, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác . Đó chính là nỗi thương cảm cho số phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

- Tiếng nói đau thương khi chiến tranh phi nghĩa xảy ra làm tan nát hạnh phúc lứa đôi vợ phải xa chồng, nỗi buồn, sự chia li không đáng có.( Sau phút chia ly)

- Hay còn là ước mơ nhân ái cho những kẻ sĩ trên thế gian này có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian. Ước mơ thật giản dị và cao đẹp biết chừng nào: “ ước được nhà rộng muôn ngàn gian…..nắng mưa chẳng nũng, vững vàng như thạch bàn.”

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá lên án, tố cáo xã hội loạn lạc, chiến tranh đã gay lên sự thất học, hỗn láo của lũ trẻ đáng ra phải biết lễ nghĩa học hành.

* Truyện ngắn hiện đại “Sống chết mặc bay” cũng mang nội dung nhân đạo sâu sắc

- Đó là tiếng kêu thương cho số phận người dân lao động. Qua tác phẩm “ Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã nói lên nỗi đau khổ, tình cảnh đáng thương của những người dân đang trong tình cảnh đê vỡ bằng những lời biểu cảm trực tiếp của tác giả . Đằng sau lời biểu cảm là tiếng nấc nghẹn ngào cùng với dòng nước mắt xót thương của nhà văn đối với số phận bi thảm của người dân thấp cổ bé họng.

- Sống chết mặc bay đã tố caó kẻ cầm quyền vô nhân tính , bỏ mặc sự sống chết của dân lành (dẫn chứng)

C, Kết bài

- Đánh giá khái quát vấn đề

- Bộc lộ suy nghĩ cảm nhận của người viết về vấn đề trên.

16 tháng 4 2017

Hay và đúg vs cái mih đag cần bạn ạ

25 tháng 2 2019

gây cho ta tình cảm ta chưa có: chúng ta sống ở vùng thôn quê yên bình và hạnh phúc , từ l;úc cha sinh mẹ đẻ tới giờ chúng ta luôn cảm thấy cuộc sống nhipk nhàng trôi và chưa cảm nhận được dư vị của sự trải nghiêm. thế nhưng khi đọc song bài vượt thác của võ quảng, chúng ta được biết đến với một anh hùng nơi sông thác và sự kiên trì , mạnh mẽ dường nào. và cũng từ đó mà chúng ta yêu quý thêm những con người lao động và biết thêm về họ

luyện cho ta tình cảm ta sẵn có: chúng ta lớn lên đã biết tình mẹ thật vĩ đại và cao cả. thế nhưng khi đọc song bài mẹ tôi, chúng ta lại thấy yêu thương hơn người mẹ đã sẵn sàng hi sinh mọi thứ vì chúng ta. hiểu thêm về mẹ. yêu thêm . đó chính là tc mà văn chương bồi đắp cho ta

chị bảo em nè: riêng với bài này em tách 2 ý ra maf cm, lấy ví dụ không nhất thiết phải theo chị nha. chị hơn em một lớp thui nên chị vẫn nhớ kiến thức lớp 7 lắm em à

30 tháng 3 2017

Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "không thể" thành "có thể" để nâng đỡ con người
Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá nghèo đến không có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xoá nhoà ranh giới giàu- nghèo, sang- hèn thực hiện công bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí, nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì ta đang có hôm nay để gìn giữ cho muôn đời sau.

30 tháng 3 2017

Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ, khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "không thể" thành "có thể" để nâng đỡ con người
Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".
Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ không bao giờ được chắp cánh nếu không có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá nghèo đến không có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xoá nhoà ranh giới giàu- nghèo, sang- hèn thực hiện công bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí, nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì ta đang có hôm nay để gìn giữ cho muôn đời sau.

18 tháng 3 2016
Đề bài: “Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình”. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.

Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa  … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:

Gió đưa cành trúc la đà 

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

Nhiễu điều phủ lấy giá gương  

Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn 

…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , 

 

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. 

Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều  

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. 

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu  

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. 

Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này  

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta  

Cấy cày vốn nghiệp nông gia  

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công  

Bao giờ cây lúa còn bông  

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông 

Thân em như chẽn lúa đòng  

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.  

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong  

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh  

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

19 tháng 1 2019

Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ béchịu nhiều thệit thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêunước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.