K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2017

I, Mở bài : Gthiệu về đối tượng miêu tả ( dòng sông )

Tuổi thơ của t gắn liền vs những cảnh đẹp của quê hương . Nào là cánh đồg thẳng cánh cò bay , con đường in dâu thân quen ,..... Nhưng có lẽ gần gũi và thân thương nhất vẫn là dòng sông nhỏ chứa đầy tiếng cười trẻ thơ

II ,Thân bài

- Tả bao quát : Nhìn từ xa , dòng sông như 1 dải lụa đào mềm mại uốn khúc quanh co , ôm lấy cả làng

- Tả dòng sông theo trình tự t/g :

+) Buổi sáng : chìm troq màn sương bàng bạc , có những gợn sóng nhỏ , nc troq vắt

+) Trưa về : nắng đổ xuống mặt sông lm mặt sông lấp loáng 1 màu nắng chói chang

+) Hoàng hôn : maq 1 màu đỏ sẫm , đàn cá vội vã chạy về nhà

+) Buổi tối : dưới ánh trăng vỗ về , dòng sông như đc dát bạc

- Cảnh 2 bên bờ : thơ mộng , vs những ngôi nhà văn minh 2 tầng , bãi ngô xanh non mơn mởn , ..........

- HĐ con ng` : các bác nông dân cùng vs pn đồng hành đi kiếm những mẻ cá thơm ngon , .......................

III , Kết bài : cảm nhận về dòng sông

Ôi dòng sông , dòng sông của quê hương , đất nc . Dòng sông đp dịu dàng khi những ngày nắng dịu , sông trắng xóa sau những cơn mưa rào mùa hạ . Đối vs t , sông là 1 người pn dễ thương , dịu dàng chứ k lộng lẫy , kiêu sa ! Con sông quê t là v đó !

P/s : Pn tham khảo dàn ý của mk nhs !

Đề 2:

-Cứ mỗi lần đến 9 giờ sáng là em lại nghe tiếng:"tùng!tung!tung!" bên tai.(mb)
tb
- đó chính là tiếng trống báo giờ ra chơi
- Các bạn học sinh ùa nhau ra sân.
- còn các thầy cô giáo thì đến phòng giáo viên.
-các bạn học sinh thì chơi rất là nhiều trò chơi
- nào là đá cầu, nhảy dây, cầu lông và trò chơi được chơi nhiều nhất là nhảy dây.
- còn một số bạn thì ngồi học bài hay đọc truyện ở các ghế đá dưới các gốc cây
- các ban cười nói rất vui vẻ khiến sân trường trở nên rất nhộn nhịp.
- thời gian cũng dần trôi, thâm thoắt cũng đã đến 9 giờ 45 phút
- một hồi trống vang lên:"tùng !tùng !tùng!"
- thế là đã đến giờ vào lớp, các bạn hs xếp hàng vào tập td và lần lượt vào lớp.
- các thầy cô cũng trở lại lớp học
-sân trường lại trở nên im ắng như ban đầu.
-sân trường giờ đây chỉ còn những hàng cây và những chú chim hót véo von

kb
- thế là một buổi ra choi đã kết thúc

2 tháng 2 2018

Tùng, tùng, tùng…, một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những tấm thân mềm mại quay trái, quay phải và bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

“Khỏe, khỏe!” Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co… Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm dầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khỏe ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hồ vang động.

Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh nhẹn trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

2 tháng 2 2018

Sau ba tiết học đầu giờ là giờ ra chơi. Đối với chúng em, giờ ra chơi vui biết bao. Sân trường thật sự là sân chơi náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười.

Sân trường đang yên ắng bỗng vang lên ba tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Tiếng học sinh reo lên mừng rỡ gần như đồng thanh cùng một lúc với tiếng xếp vở nghe rào rào. Từ các cửa lớp học, học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Các thầy cô giáo thong thả đi về phòng hội đồng. Từng tốp học sinh chơi đùa dưới gốc bàng, gốc phượng. Các bạn gái chơi nhảy dây, chơi ô quan. Các bạn trai chơi đá cầu. Quả cầu be bé bay chuyền từ chân bạn này sang bạn khác rất ngoạn mục, làm cho một số bạn xung quanh vui vẻ hò reo, cổ vũ. Trên hành lang lớp học, một số bạn chơi xếp hình hoặc trao đổi bài và trò chuyện. Một vài nhóm bạn rủ nhau vào thư viện mượn sách hoặc đến căng-tin mua đồ chơi, đồ dùng học tập. Cạnh cột cờ, học sinh các lớp đang chơi cướp cờ. Cảnh tượng các bạn vờn quanh ô cờ, tìm cách cướp cờ nom hồi hộp, vui đáo để. Những em học lớp một, lớp hai chơi trò “Cá sấu lên bờ” hay trò “Rồng rắn lên mây”. Tiếng các em hát bài vè rồng rắn lẫn tiếng hô cướp cờ, tiếng trò chuyện râm ran làm sân trường ồn ã, hoạt náo hẳn. Gần cổng trường, các bạn gái chơi lò cò, nhảy cao, kéo co cũng không kém phần sôi nổi. Thú vị nhất chắc là nhóm bạn chơi trò bắn bi. Học sinh lớn bé nào cũng thích làm người thiện xạ nên rất hăng say chơi bắn bi. Tiếng bi bắn trúng va vào nhau lách cách, lách cách lẫn tiếng các bạn ồ lên thán phục thật vui. Bạn nào thắng hai ván liền sẽ được công kênh rước kiệu rất oai. Một số bạn chơi trốn tìm cười giòn giãvang động một góc sân. Bỗng ba tiếng trống vang lên. Học sinh nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục giữa giờ. Sân trường đang huyên náo trở nên trật tự. Đội hình thể dục thẳng tắp, đều đặn của học sinh trong màu áo quần đồng phục xanh trắng thật đẹp mắt. Đội trưởng Sao Đỏ gõ trống ra hiệu tập thể dục. Hết bài thể dục, chúng em đi từng hàng một về lớp của mình. Sân trường yên ắng, chỉ có nắng nhảy nhót trên sân, chim chuyền cành gọi nhau lích rích, chị Gió trò chuyện cùng bác Bàng, cô Phượng Vĩ lao xao rì rào.

Giờ ra chơi giúp chúng em vui chơi sau những tiết học chăm chú, mệt mỏi. Chúng em được vận động, thư giãn tự do nhưng có nền nếp. Bài tập thể dục giữa giờ của giờ chơi giúp chúng em có thể hình đẹp, khoẻ khoắn hơn. Em rất thích giờ ra chơi và thật hạnh phúc được học tập, vui chơi hồn nhiên như thế.

11 tháng 2 2017

Đề 1:

Gợi ý làm dàn ý bài văn tả cảnh sông nước
I. Mở bài:
Giới thiệu dòng sông (hay bãi biển) cần tả
- Ở đâu?
- Quan sát vào thời điểm nào trong ngày
(Hoặc có thể đưa ra điểm nổi bật, nổi tiếng nhất của dòng sông hay bãi biển sẽ tả)
II. Thân bài:
* Tả bao quát:
Nhìn từ xa, dòng sông (bãi biển) trông như thế nào?

* Tả chi tiết:
- Hình dáng: (dài, uốn khúc, thẳng tắp,...)
- Màu sắc: (sông: màu đỏ nặng phù sa..., biển: màu sắc thay đổi theo sắc mây trời)
- Cảnh hai bên bờ sông (những lũy tre xanh, những rặng dừa trĩu nặng, nhà cửa ven sông,...) hoặc cảnh trên bãi biển ( bãi cát trải dài, hàng phi lao, hàng dừa, sóng vỗ bờ, gió biển ...)

- Cảnh trên dòng sông (thuyền, ghe, bạn nhỏ tắm sông, lục bình trôi,...) hoặc cảnh trên mặt biển (sóng biển nhấp nhô, thuyền bè chài lưới, những ghềnh đá giữa biển, ...)
- Hoạt động của con người trên dòng sông hay gần bãi biển: sông (buôn bán tấp nập trên chợ nổi, từng đoàn người trên tài du lịch trên sông,...) hoặc biển (những người dân kéo lưới, những ghe thuyền đầy ắp tôm cá, cảnh họp chợ hải sản tấp nập trên bãi biển v.v)

III. Kết luận:
Cảm nghĩ về dòng sông hoặc bãi biển đã tả.

Đề 2:

Dàn bài
1- Mở bài:
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...
2- Thân bài:
a- Tả bao quát:
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ).
- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... )
b- Tả chi tiết :
- Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh .... )
- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
- Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... )
- Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... )
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.
3- Kết luận:
Nêu ích lợi của giờ chơi:
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

11 tháng 2 2017

đề 2:

Dàn bài
1- Mở bài:
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...
2- Thân bài:
a- Tả bao quát:
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ).
- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... )
b- Tả chi tiết :
- Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh .... )
- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
- Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... )
- Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... )
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.
3- Kết luận:
Nêu ích lợi của giờ chơi:
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

24 tháng 1 2019

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết.

Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu long lanh… Cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hoà trên mặt sông.

Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng, dễ dãi như một người mẹ đôi với đàn con. Sông vui cười đùa nghịch với chúng em. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em và các bạn em thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó, câu cá hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ cho bạn nghe. Buổi tối dưới trăng, em và các bạn bơi thuyền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lơ lửng rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ. Gió nồm, trăng sáng, trời nước lênh đênh, sóng nước vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. chúng em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy mọi người đều ngơ ngác không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm đềm chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn sông Hồng một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, di tích còn đến ngày nay. Chỗ này là bác Ba xóm ngoài đã cầm mã tấu chém đứt đầu xẻ mặt thằng quan ba của Pháp. Mọi người vừa đi, vừa ngắm chẳng mấy chốc đã về bến.

Dòng sông này đã kể lại cho em những kỉ niệm êm đềm nhất. Nhớ ngày nào em mới lên ba. Mẹ dắt ra bờ sông tắm, em sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Hồi em học lớp một, em đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó em chưa biết bơi. Các bạn em rủ ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ em mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lung liêng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thể nào lấy được nữa. Em không biết bơi nên suýt chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn em đều không biết bơi cả, rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để em nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo em đi qua thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm lấy chỏm tóc em kéo lên và ôm em bằng tay trái rẽ nước bơi vào bờ. Lên bờ, mặt em nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thấy dốc ngược người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lúc sau em tỉnh dậy, thầy bế em về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho em và thương em, về đến nhà, bố mẹ em cho em đến trạm xá. Hai ngày sau về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Quên làm sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở bờ ven sông. Những ngày ấy còn ghi đậm trong trí nhớ của em.

Ôi! Dòng sông! Dòng sông của quê hương, đất nước. Dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng đẹp; dòng sông trắng xoá trong những đợt mưa rào mùa hạ; sông thường hay đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về; sông còn đắm mình trong ánh bình minh.

Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi! Con sông Hồng. Sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sông. Sông đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

24 tháng 1 2019

Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài.

Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.

Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.

Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.

Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê.

Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.

30 tháng 1 2018

 Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

   "Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

   Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

   Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

30 tháng 1 2018

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào rạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng!Tùng!Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà 2 tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiêng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh. Bạn kia chưa đọc xong thì bạn khác đã chạy đến giật để đọc.

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyên gồm 10 que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp 3, 4 ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh.

Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất.

Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung  tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiểu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.

23 tháng 3 2020

Bạn tham khảo nhé !!

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

học tốt

13 tháng 2 2017

đề 2;

Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.

Trong phòng học, tiếng cười nói lao xao rộ lên. Ai cũng muốn nộp bài nhanh để ra chơi. Vài phút sau, từ các cửa phòng học túa ra không . biết bao nhiêu mà kể những cánh áo đồng phục màu mây, rập rờn giữa sân trường như những cánh bướm vào những ngày cuối xuân đầu hạ, Sân trường vốn rết rộng vậy mà giờ đây có cảm giác như bị thu hẹp lại. Nó không đủ chứa những bước chân bay nhảy của tụi trẻ chúng con. Khắp sân trường và cả trên hành lang của những dãy phòng học, đâu đâu cũng rộ lên tiếng cười nói ríu rít y như một bầy chim hót vào buổi sáng mai vậy. Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho một pha chơi đẹp mắt của một “cầu thủ” nào đó. Sôi nổi nhất có lẽ là chỗ quang nắng ở góc phải sân trường nơi các “cầu thủ” bóng đá của hai đội lớp 5A và 5B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho ngày “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Dường như toàn bộ tụi con trai lớp 5A và rải rác một số bạn gái trong lớp đều tụ tập đây động viên cổ vũ cho lớp mình. Xuất sắc nhất trong đội 5A là bạn Thành, đội 5B là bạn Thịnh. Hai cầu thủ ấy là “linh hồn” của mỗi đội. Ở vị trí nào cũng thấy bóng dáng của hai bạn. Cả hai đều khỏe và đá hay chẳng kém nhau. Mới năm phút đầu, được đồng đội đưa bóng tới, Thịnh nhanh nhẹn như một con sóc lừa bóng qua hàng hậu vệ, kẻ một đường bóng căng như sợi dây đàn, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội mình. Tiếng hoan hô như làm vỡ tung cả sân trường. Lúc này đội 5A như hăng hái hẳn lên, mồ hôi bạn nào bạn nấy đổ ra như tắm. Thành đón bóng từ chân “đồng đội” của mình đưa đến, lừa bóng qua được hai cầu thủ đội bạn, chỉ còn hàng hầu vệ nữa. Tiếng hoan hô cổ vũ dẫy lên:
“Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!” Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu , vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”

Ở giữa sân trường, dưới những gốc phượng tán lá xum xuê, những bạn gái tụm năm tụm bảy chơi trò banh đũa, nhảy dây… Nhìn những sợi dây tung lên lượn xuống nhịp nhàng theo những đôi chân thoăn thoắt của các bạn, mới thấy hết vẻ điệu nghệ của những “cây nhảy 1 lành nghề”. Thật là một trò chơi bổ ích và hấp dẫn. Trên hành lang của lớp học, các thầy cô giáo trong những bộ trang phục chỉnh tề với màu sắc trang nhã, đi lại ngắm nhìn những học trò thân yêu của mình đang nô đùa bay nhảy giữa sân trường mà lòng rộn lên bao niềm vui cùng tuổi thơ… Hai nhịp trống bỗng vang lên. Không gian như ngưng đọng lại trong giây lát, rồi lại rộn rã bởi muôn ngàn bước chân vội vẩ đi về hướng của lớp mình. Hai mươi phút giải lao giữa giờ kết, thúc.

Chao ôi vui quá! Ước gì suốt cả năm học, tiết trời lúc nào cũng sáng đẹp bồi chỉ có những buổi sáng như thế, chúng em mới cổ được những giờ phút giải lao vui nhộn và thật sự sảng khoái.

Đề 1:

Trí nhớ tôi thật tệ, mỗi khi nhắc về những dòng sông quê hương, tôi chẳng nhớ rõ tên, chỉ nghe trong lòng dấy lên một nỗi nhớ kỳ dị. Hình như tôi chẳng nhớ con sông gì với sông gì, bắt nguồn từ đâu, nhưng hình ảnh và cảm xúc của mỗi dòng sông thì lại đầy ắp trong tâm tưởng. Ví như dòng sông là quê hương, đã gắn bó với con người trong từng chặng đời từng hơi thở, đối với tôi, sông vì thế cũng gắn bó với nhiều kỷ niệm, mà mỗi lúc nhớ lại , nghe có gì thật thắm thiết như con người không thể tách rời với tổ quốc.
Thời niên thiếu, tôi đã có một thời gian dài sống trong ngôi nhà cất ở ven sông. Gọi là sông cho thơ mộng, chứ thật ra chỉ là nhánh của một con sông con chảy vào khu dân cư ở thành phố, tuy thế nó vẫn mang đầy đủ vẻ đẹp của những bờ sông quê mình. Cũng hàng dừa lả lơi soi bóng nước, cũng chiếc cầu khỉ lắt lẻo bắc ngang sông, con đường đất nhẵn thín khi mùa nắng, lầy lội khi trời mưa, và lũ trẻ con í ới gọi nhau trên sông chiều khi nước thủy triều lên.

Đó là dòng sông đầu tiên mà tôi nhớ, theo con mắt nhìn hạn hẹp khi nghĩ về một dòng sông tuổi thơ. Dường như đời tôi gắn bó nhiều với những dòng sông miền Nam, nước đục ngầu phù sa và cọng hoa lục bình lẻ loi trôi trên dòng nước. Tôi lớn lên ở một thành phố nhỏ, kỷ niệm chỉ là con đường có hàng me bay dẫn tới ngôi trường Trung học tỉnh lỵ, có một dòng sông chẳng nhớ là con sông gì hơn là một nhánh của sông Cổ Chiên. Từ bến chợ, tôi đã đứng hằng giờ nhìn theo mấy con đò đưa khách từ bờ bên này sang bờ bên kia, dù rằng vẫn có một nhịp cầu sắt bắc qua phố chợ. Người ta vẫn đi đò để có cái thú bập bềnh trên sông nước, hay là chuyến đò ngang lại nằm trước sân nhà, chỉ cần đi xuống mé sông là đã có phương tiện di chuyển.

Bờ bên này đông vui những hàng quán và vựa cây vựa củi. Bờ bên kia chỉ đi quá vào trong đã là cảnh đồng quê và vườn cây ăn trái, những thửa ruộng bát ngát cánh cò bay. Trong cái rộn rã, đông đúc của chốn phồn hoa náo nhiệt bên này sông, bên kia sông ngược lại chỉ là hình ảnh của một đồng quê hiền hòa và tĩnh mịch. Dòng sông này có hai ngả đi về hai nơi khác nhau, một ra cửa sông Cái để đi ra biển có những làng mạc đất cát chuyên nghề trồng rẫy, một ngả lại đi về hướng trong, đến những làng mạc trồng cây ăn trái và ruộng đồng thẳng cánh cò bay.
Sau này, khi chiến tranh kéo theo những hệ lụy của nó, cũng chỉ có dòng sông mới chứa hết những nỗi oan khiên của một thời chinh chiến. Những xác người trôi sông, buổi tối bờ bên kia vọng sang bờ bên này những tiếng súng nổ vu vơ, chuyến đò về quê biết đâu lại trở thành chuyến đò tang, khi chiếc quan tài của người lính trẻ được chở về quê để yên nghỉ ngàn đời trong tiếng róc rách của lượn sóng vỗ bờ nơi dòng sông quê mẹ.
Trong những kỷ niệm cũ, tôi vẫn nhớ mãi những chuyến đò đưa khách về những làng quê, nằm rải rác hai bên bờ sông. Nhất là đám cưới miền quê đi bằng đò máy quả thực hấp dẫn đối với người thành phố, khi con đò rẽ nước đi vào miền quê êm ả. Nỗi rộn ràng hạnh phúc thơm tho như lúa chín ngoài đồng, mát mẻ như hơi nước trộn lẫn mùi bùn xình phả vào khứu giác cảm gíac ngất ngây, và những bữa cỗ ở miền quê cũng ngon ngọt đầy nét thực thà của rau cỏ. Sân trước vườn sau, con bò con đang bú mẹ được cột ở ụ rơm khô bên đầu nhà, cây mận đỏ lúc lỉu những trái chín treo đong đưa trên cành lá biếc, ngọn cau, lá trầu, làn khói bếp tỏa lên trời mông mênh lẫn vào mây trắng. Thỉnh thoảng lại có tiếng đò máy chạy xình xịch trên mặt sông êm ả, tất cả đã được ghi nhận vào ký ức để vẽ thành hình ảnh một dòng sông quê hương thật tuyệt vời trong trí nhớ.
* * *

Vậy mà đến hơn ba mươi tuổi tôi mới có dịp "quy cố hương", kể từ khi mẹ tôi lếch thếch dẫn mấy đứa con đi từ Bắc vào Nam theo đường biển. Bởi vậy chuyến về quê cũ cũng là một dịp để tôi được đi qua những dòng sông lịch sử nổi tiếng của đất nước.
Miền Trung có nhiều con sông hẹp, không mênh mông như sông Cửu Long nhưng nước trong văn vắt, có lẽ vì thế mà đất đai, ruộng đồng không màu mỡ, phì nhiêu. Tháng bảy trời nóng như nung, mây đứng lặng không buồn trôi, nhìn ra hai bên đường chỉ thấy những đồi cát nối tiếp nhau trắng xóa đến rợn rùng, duy nhất thứ cây xương rồng thân đầy gai tua tủa, tôi chợt nghĩ "đất cày lên sỏi đá" là đây. Làm sao để sống với những giải đất khô cằn như thế, vậy mà trên chặng đường tôi đã đi qua, vắt vẻo lưng chừng đồi là những căn nhà gỗ nằm cheo leo giữa cảnh núi rừng hoang dã, con đường đất bò ngoằn nghoèo giữa những nương sắn nương khoai. Đi qua một nghĩa trang có những ngôi mộ gần như chìm khuất dưới cát bỏng và bóng cây phi lao, ngoài cổng nghĩa trang có tấm bảng vẽ hàng chữ "Chờ Ngày Sống Lại" bỗng nghĩ mà ngao ngán. Tuy biết rằng do niềm tin tôn giáo mà hy vọng ngày sống lại, nhưng sống lại để mà sống trong điều kiện thê thảm như vậy thì thà xin được yên nghỉ nghìn đời dưới lòng cát bỏng.

Dừng lại thị trấn Đông Hà để lang thang trong khu chợ đầy gió cát và hừng hực nóng vì gió Lào thổi về, mấy con lợn cỏ bụng ỏng đi lang thang xục mỏm vào ụ đất, bữa cơm trưa hôm ấy hình như có cát lẫn với cơm. Gió nóng và cát bụi, khiến đôi mắt lúc nào cũng đỏ cộm lên. Tôi bắt gặp những bà mẹ miền Trung nghèo khổ, áo vá vai, trên đôi vai gầy khẳng khiu gánh lỏng chỏng mấy món quà nhà quê trông rất tội. Một bữa cơm nhà quê bất chợt ghé mắt nhìn, chỉ là bát muối vừng, đĩa rau lang luộc và bát nước mắm mặn giầm ớt đỏ cay xé, mấy đứa trẻ con quần áo bẩn thỉu vây xung quanh nồi cơm gạo hẩm chìa bát ra chờ đợi, những đôi mắt trẻ thơ tội tình trên một quê hương khốn khổ. Bây giờ ở những vùng quê miền Trung, Nam, Bắc có còn những đứa bé như thế không nhỉ?

Khi chuyến xe sắp tới sông Bến Hải để đi qua phía bên kia, ranh giới giữa Nam và Bắc thời kỳ chiến tranh, tự nhiên lòng chùng xuống một nỗi buồn mênh mang khó tả. Xe tới cầu Hiền Lương, đa số là người Bắc di cư vào Nam về thăm quê sau bao nhiêu năm chiến tranh, ai cũng cố nhìn xem con sông này có gì đặc biệt hơn những con sông khác, để bao năm đã trở thành vết hằn trong lòng người dân Việt. Cầu Hiền Lương đã cũ, long xòng xọc lên như một người già gần gãy hết xương cốt mà vẫn cố sống để chờ những đứa con đi xa trở về. Sông Bến Hải hẹp té chỉ bằng một cái nhánh của dòng sông Hậu, phong cảnh hai bên bờ xơ xác, ấy thế mà lại có sức đẩy giạt người dân hai miền Nam Bắc tới hai mươi năm, ấy thế mà có người đã bỏ xác khi vượt dòng sông tìm về gia đình, anh em bên này bờ vĩ tuyến.

Hình như chuyến xe hôm ấy đi ngang sông Bến Hải lại im ắng lạ thường, tôi cứ hình dung trong mỗi nhịp đập của trái tim mỗi người, đều dấu kín tiếng thở dài hay chút nghẹn ngào cố nén xuống để khỏi bật ra tiếng khóc vì xúc cảm. Không ai nói câu gì, mắt đăm đắm nhìn xuống dòng sông êm đềm vẫn lặng lờ trôi, nhưng cái buồn của một chiều qua sông Bến Hải vẫn mang theo nhiều ray rứt. Cuối cùng thì chiến tranh chấm dứt, những hoang tàn đổ nát vẫn còn đó, đất nước chưa hồi sinh, miền Trung nghèo quá, bom đạn đã đào xới ruộng đồng khô cằn thành những chiếc ao cạn không nước, nứt nẻ vì tháng hè nghiệt ngã. Tôi không hiểu tại sao người dân ở đây có thể chịu đựng nổi suốt bao nhiêu năm dài với chiến tranh, với khí hậu khắc nghiệt như vậy. Con đường đầy ổ gà khiến chiếc xe nghiêng ngả như sắp ngã, hành khách lắc lư thấm mệt, tiếp tục cuộc hành trình đi về hướng Bắc của Tổ Quốc, qua nhiều vùng đồi đất đai khô cằn và những lùm sim tím trải tít vào những làng thôn thấp thoáng bóng tre xanh.
Nghỉ một đêm ở Đồng Hới, buổi chiều ra tắm tát giặt giũ ở một chiếc ao vuông, xung quanh ao trồng nhiều cây bạch đàn, phong cảnh xem có phần thơ mộng. Người đàn bà đưa cho khách chiếc bánh đa rắc vừng nướng, món quà nhà quê miền Bắc, mắt hướng ra mặt ao nhoẻn miệng cười, nói với khách mà như nói với mình:
" Hết chiến tranh rồi, cây cỏ cũng mọc lại."
Không biết bà ta định nói gì, bấy nhiêu năm chia lìa nay cùng ngồi cạnh nhau gần gũi như lúc này, không nỡ nào nhớ nữa tiếng bom rền, không nỡ nào nhớ tiếng đại pháo dội vào thành phố lúc nửa đêm. Bát nước trà tươi làm trằn trọc khó ngủ, tối ấy trăng treo trên những cây bạch đàn trồng xung quanh ao, dưới ánh trăng miền đất khô cằn cũng đỡ vẻ thê lương. Mặt trăng tự nghìn xưa vẫn là món quà vô giá của trời, nó tỏa sáng trên khắp các nẻo đường đất nước, đêm ấy cũng nghiêng mình soi xuống mặt ao một giải lụa vàng sóng sánh. . . .
Sáng hôm sau trời vừa hừng sáng , chuyến xe đã lên đường. Buổi sáng gió Lào vẫn thổi mạnh, hai bên đường thảm cỏ lau rạp xuống trắng xóa cả một cánh đồng khô khốc. Tôi đã có dịp đi ngang con sông Gianh, một dòng sông lịch sử nổi tiếng đã được đưa vào bài học đầu đời của trẻ em Việt Nam:
" Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ
Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam,
Đây dòng sông, dòng máu Việt còn loang,
Đây cổ độ, xương tàn xưa chất đống..."
Ôi những con sông buồn trong lịch sử dân tộc, vẫn còn đây khi dòng nước vẫn không thể cuốn đi những nỗi buồn trong lòng người dân Việt. Con sông Gianh nghe trong bài học lịch sử là đây, nhìn dòng nước chảy mà lại hình dung ra cảnh chia lìa nồi da xáo thịt thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tai ách đổ lên đầu người dân, lại ngậm ngùi vì sự phân rẽ bằng một dòng sông oan nghiệt.


Những con sông ở quê hương suốt ba miền NamTrung Bắc, dòng sông nào có tội tình gì như người dân quê tôi nào có tội tình gì, dòng nước cứ êm đềm chảy theo năm tháng, lại nghe như trong tiếng sóng bao lời thở than của những oan hồn dân Việt. Nỗi ám ảnh đó đã in sâu vào tâm khảm, để đến nỗi khi qua sông Bến Hải, hay sông Gianh để bước vào ranh giới của miền Trung Bắc Việt, lại nghe như dòng nước chuyên chở mối tương tàn cốt nhục, để nỗi buồn cứ phảng phất mãi đến nghìn sau.
Tôi còn đi qua những dòng sông của miền Bắc, qua cầu Hàm Rồng trên con sông Mã ở Thanh Hóa, nằm vắt trên hai mỏm núi vôi, cây cối hình như trơ trụi không ngóc đầu lên nổi với cái nóng mùa hè, vẳng lên dư âm của vần thơ "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" còn vang vọng mãi trong lòng. Có ai đó chỉ cho tôi nhìn những giải núi phía xa, rồi nói đó là giang sơn của anh hùng áo vải Lê Lợi, chiêu mộ nghĩa quân để chống kẻ thù phương Bắc. Sắp bước vào Hà Nội, chuyến xe lửa chạy qua cầu Long Biên, nhìn xuống sông Hồng nước đỏ ngầu như máu.
* * *
Quê tôi có núi Tản sông Đà, thế nhưng mặt mũi con sông Đà ra sao thì tôi chưa biết. Chỉ biết rằng cách Hà Nội độ sáu mươi cây số, có những vùng đồi thấp và rặng núi Ba Vì mờ mờ trong màn sương , uốn quanh chân núi là con sông Đà lượn theo những làng mạc vùng Trung Du Bắc Việt. Con sông Đà ở quê tôi vẫn chỉ là hình ảnh mịt mờ lẫn lộn với những con sông rộng miền Nam, con sông dài miền Trung, và qua một bản nhạc mà tôi đã được thưởng thức:
"Ai qua bến Đà giang, cho tôi nhắn vài câu, thương về mái tranh nghèo bên hàng cau. Chia ly đã từ lâu, ôi thương nhớ làm sao, bao nhiêu bóng hình quê cũ năm nào. Tôi thương mái chèo lơi, trên manh áo tả tơi, của người lái con đò trên dòng nước. . . "
Tôi nhớ lại bản nhạc quen thuộc của nhạc sĩ Văn Phụng đã khiến lòng kẻ xa quê ngậm ngùi thương cảm. Tôi sinh ra ở miền Bắc, lớn lên ở miền Nam, tôi yêu những con sông nghèo đất Bắc, cũng như những dòng sông phù sa màu mỡ ở miền Nam, yêu nét thơ mộng và buồn bã của những con sông miền Trung. Cho đến bây giờ, mỗi lần đứng bên một bờ sông ở quê người, cũng nước, cũng mây, cũng trời thênh thang gió lộng, vậy mà lòng vẫn mênh mang nhớ hoài cọng hoa lục bình nhấp nhô trên đầu sóng , khi chuyến phà sang sông vào một buổi hoàng hôn trên sông Hậu.

Quê hương có rất nhiều những hình ảnh quen thuộc và để lại những tình cảm chân thành và giá trị lớn lao dành cho cuộc sống của mỗi chúng ta, giá trị to lớn mà cuộc sống này để lại đó là sự chân thành và những tình cảm gần gũi đối với nơi mình sinh ra, đặc biệt quê hương em nổi bật với những hình ảnh cánh đồng, và dòng sông quê hương, những hình ảnh đó đã in đậm trong tâm trí và cảm xúc của mỗi người.

Quê hương có rất nhiều những hình ảnh đẹp từ những cánh đồng bạt ngàn và những cánh cò trắng thẳng cánh cò bay tất cả đều gợi tả ra những giá trị có ý nghĩa và mang lại cho con người nhiều cảm xúc ý nghĩa nhất. Những niềm tin yêu về cuộc sống và sự sống của mỗi người đều có những giá trị riêng và nó không chỉ để lại cho mỗi người những cảm xúc lớn lao và đặc biệt, cảnh vật quê hương gần gũi nó gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta từng ngày, mỗi ngày đi qua đều để lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc nhất. Đặc biệt hình ảnh quê hương em nó nổi bật và đem lại rất nhiều những cảm xúc khó tả và không hề phôi pha trong lòng của mỗi người. Hình ảnh của dòng sông quê hương như một dòng suối mát lành đang dịu mát và chảy trong tâm hồn của em.

Quê em có dòng sông xanh mát với những lũy trên hai bên bờ và nó để lại cho em rất nhiều cảm xúc, những lúc em đi chăn trâu bên dòng sông em đã cảm nhận được rất nhiều những hình ảnh bao quanh nó, từ những cánh bèo trôi dạt trên sống, đến hình ảnh những con thuyền của những bác đang kéo chài lưới kiếm cá về để lo cho cuộc sống của gia đình, những hình ảnh đó đã để lại cho em rất nhiều những cảm xúc đặc biệt và nó như đang nở mát tâm hồn và rạo rực trong cảm xúc của mỗi người, những hình ảnh mang đậm giá trị và có ý nghĩa nhất. Hình ảnh của dòng sông quê em xanh xanh uốn lượn, và nó trải dài theo dòng nước, đôi khi nó để cho em những cảm giác rất đặc biệt và có ý nghĩa đến vô cùng giá trị và niềm tin của nó để lại mang cho em nhiều cảm xúc và giá trị nhất.

Con sông quê em nằm giữa hai bên bờ xanh biếc, với những cây cối mọc bên quanh rậm um tùm nó được so sánh giống như rừng rậm nhiệt đới, hai bên đã thể hiện được những cảnh vật gần gũi và có giá trị ý nghĩa nhất đối với cuộc sống của mỗi chúng ta, những hình ảnh giá trị đó là đưa cho em có cảm giác gần gũi và có giá trị nhiều nhất dành cho con người, những hình ảnh đó để lại cho chúng ta những cảm xúc rất đặc biệt và có nhiều ý nghĩa nhất, những hình ảnh mang lại những giá trị cho cuộc sống và ý nghĩa của mỗi người đó là cảm nhận được thi vị của cuộc sống và mỗi chúng ta đều có thể cảm nhận được tình cảm đó qua cách chúng ta sống và những tình cảm có giá trị dành cho quê hương.

Quê hương là nơi gắn bó và đã nuôi dưỡng chúng ta từ khi sinh ra và nó dang rộng vòng tay đón chúng ta vào lòng, những hình ảnh gần gũi và quen thuộc của quê hương đã thể hiện được mạnh mẽ điều đó và mang lại cho con người những ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa nhất, tình cảm đó thể hiện được những niềm tin và giá trị lớn lao của mỗi người, quê hương của mỗi chúng ta đều có những hình ảnh quen thuộc và có giá trị mạnh mẽ nhất nó không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta được mở mang nhiều hơn mà giúp chúng ta sống tình cảm và có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, những giá trị sống có giá trị và nó thực sự tạo nên những ý nghĩa sâu sắc khi cuộc đời của chúng ta đã trải qua và được thưởng thức những hương vị của cuộc sống đem tặng.

Dòng sông quê hương chính là biểu tượng dòng sông tâm hồn, ngoài biểu tượng đó là hình ảnh do tạo hóa tạo nên thì nó cũng mang vẻ đẹp rất lớn và vô cùng sâu sắc dành cho mỗi người giá trị của nó không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn có giá trị rất lớn lao cho cuộc sống của những người dân, nó đem lại nước tưới cho nông nghiệp, cung cấp nước cho mùa màng bội thu, giá trị của nó thật đáng cho chúng ta trân trọng và hiểu biết về ý nghĩa và hạnh phúc do nó đem lại. Những giá trị to lớn mà nó đem lại làm cho chúng ta được hạnh phúc và bớt đi những nhọc nhằn suy nghĩ của người nông dân Việt Nam.

Hình ảnh dòng sông quê hương luôn thấm đẫm trong tâm hồn của em, bởi nó là dòng sông của những hình ảnh gần gũi với lứa tuổi trẻ thơ của em, mà nó còn đem lại những giá trị to lớn và mạnh mẽ cho mỗi người và đặc biệt là những người dân lao động, nó làm cho mùa mang bội thu bởi đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng của rất nhiều vùng.

~Hok tốt~

@@Mirai

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Học tốt!

6 tháng 6 2018

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

5 tháng 6 2018

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

2 tháng 1 2019

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

Trả lời:

- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người

Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.

Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):

1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?

2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.

3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.

Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):

1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?

3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

1.Chế độ ăn uống:

- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…

- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.

2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:

- Đội nón (mũ) khi ra nắng.

- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

3.Trời lạnh cần:

- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.

4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.

Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.

2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?

Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Trả lời:

- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.

- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.

Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:

- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

- “Rét run cầm cập”.

Trả lời:

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.

Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.

- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

Trả lời:

- Đi nắng cần đội mũ nón.

- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

- Khi trời nóng không nên lao động nặng.

- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.

- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.

- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:

1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau

 a) Tắm ngay khi người đang nóng nực.
 b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh.
 c) Hạ nhiệt một cách từ từ.
 d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa.
xe) Gồm c và d.

2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau

 a) Mặc thật nhiều quần áo.
 b) Mặc đủ ấm.
 c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng.
xd) Gồm b và c.
 e) Gồm a và c.