Đọc bài ca từ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : Nghe em hát chiều nay bên dòng suối Mỡ,Xôn xao lòng tôi thắm xanh núi đồi. Quanh co, quanh co con đường lên dốc, Đền Trung, đền Thượng hương khói vi vu, Róc rách suối reo, hoa lá thầm thì. Ơi Lục Nam ! Đất quê ta sinh người quê ta, Nước sông quê nuôi ngọt giọng ca, Tiếng hát em bay lả bay la, Lúp xúp mâm xôi, hoa vải trắng đồi. Bắc giang mình ơi ! Nơi có bao...
Đọc tiếp
Đọc bài ca từ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Nghe em hát chiều nay bên dòng suối Mỡ,
Xôn xao lòng tôi thắm xanh núi đồi.
Quanh co, quanh co con đường lên dốc,
Đền Trung, đền Thượng hương khói vi vu,
Róc rách suối reo, hoa lá thầm thì.
Ơi Lục Nam ! Đất quê ta sinh người quê ta,
Nước sông quê nuôi ngọt giọng ca,
Tiếng hát em bay lả bay la,
Lúp xúp mâm xôi, hoa vải trắng đồi.
Bắc giang mình ơi !
Nơi có bao dòng sông đều trong xanh,
Sông Thương, sông Cầu nước chảy lơ thơ,
Cho bao tâm hồn ý nhạc lời thơ,
Sông Lục Nam trôi nghiêng nghiêng bóng một con đò.
Xa xa dãy núi Huyền Đinh, linh thiêng non nước ngàn năm.
Lưu luyến mãi lời ca em hát, người ơi ơ hơ...
Buông áo ra về tình quê lai láng.
Ơi người em gái Lục Nam, em là con gái Bắc Giang.
(Theo lời ca từ bài hát Gửi về sông Lục núi Huyền, Đỗ Hồng Quân)
a. Xác định PTBĐ chính có trong bài ca từ trên.
b. Trong bài ca từ, tác giả đã nhắc tới những dòng sông, dòng suối, dãy núi nào của Bắc Giang ?
c. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ, đảo ngữ được sử dụng trong việc miêu tả hình ảnh những đồi vải thiều trên quê hương Bắc Giang có trong lời ca từ :
Lúp xúp mâm xôi, hoa vải trắng đồi.
( Nêu từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó )
e. Em hiểu nội dung câu ca từ : “Đất quê ta sinh người quê ta/ Nước sông quê nuôi ngọt giọng ” như thế nào ? Từ đó nêu ít nhất hai việc làm, hành động của bản thân để góp phần xây dựng quê hương Bắc Giang ngày càng tươi đẹp.
a) sự vật được nhân hoá: con suối
b) những từ ngữ được dùng để nhân hoá con suối: ngọt ngào, reo, trầm, yêu, bước chân, bày tỏ, về, nằm, kể,
đúng ko ta? :)