Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 15-20 câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu: Độc ác thay,trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay,nước Đông Hải không rửa hết mùi giúp mình nha đang cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1 : Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo
câu 2; HQL phế truất vua Trần , lên ngôi , lập nên nhà Hồ
câu 3:Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước
câu 4 Rơi vào tình trạng hỗn loạn "loạn 12 sứ quân"
câu 5Vương triều Gúp-ta.
Nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc. Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong trào tập quán lâu đời của người Việt, thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa. Tội ác và chính sách thâm độc có được Nguyễn Trãi viết trong bình ngô đại cáo như sau:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”.
Chủ quyền quốc gia độc lập, vậy nếu bất cứ kẻ nào xâm phạm đều mang trong mình trọng tội. Bè lũ gặc Minh và bọn bán nước cầu vinh lúc bấy giờ thì:
Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Cớ gì mà vị quân sư chính trực của Lê Lợi lại khẳng định một cách tận cùng về tội ác của bọn chúng như vậy? Cả một đoạn văn có lẽ thấm đẫm nước mắt, căm hờn sục sôi mà bao lâu nay bị dồn nén được Nguyễn Trãi viết ra một cách tường tận. Từ âm mưu xâm lược thâm độc Nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ thừa cơ gây họa, lợi dụng tình hình rối ren của đất nước do nhà Hồ gây ra, chúng mang theo luận điệu xảo trá phù Trần diệt Hồ, nhằm bịp bợm nhân dân. Đến những hành vi xâm lược, bóc lột tàn bạo, dã man không thể diễn tả nổi. Dưới góc nhìn của Nguyễn Trãi, qua lăng kính của tư tưởng nhân nghĩa, yên dân thì tội ác không thể chấp nhận được của bọn chúng là dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế. Vì vậy bút pháp phóng đại, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giọng điệu đanh thép đã chắp bút để ông vạch trần bộ mặt man rợ, trắng trợn của bè lũ cướp nước. Thật đau xót, tê dại khi nhớ lại:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Cái đáng sợ của bọn giặc Minh là ngay cả đến dân đen, con đỏ cũng chẳng tha. Hai động từ nướng, vùi đã lột tả trần trụi đến rợn người về sự tàn sát của chúng. Nhưng đâu chỉ có vậy, chúng còn Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt, ép dân xuống biển dòng lưng mò ngọc, vào núi đãi cát tìm vàng. Biết bao người dân vô tội phải thiệt mạng vì cá mập thuồng luồng, vì bệnh tật nơi rừng sâu nước độc. Thảm cảnh Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng chỉ là một trong số vô vàn những đau khổ chúng để lại cho dân lành. Về kinh tế, chúng cũng cũng đẩy đất nước rơi vào cảnh kiệt quệ. Năng thuế khóa để bóc lột, vơ vét tài nguyên, khoáng sản, tàn phá cả nghề trồng lúa, nghề dệt vải… Đến cả giống côn trùng cây cả cũng không tha. Các từ ngữ chốn chốn, nơi nơi chỉ không gian rộng và Gây binh kết oán trải hai mươi năm chỉ thời gian dài khiến Bại nhân nghĩa nát cả đất trời. Tội ác của bọn chúng đúng là trời không dung, đất không tha, cả thần và nhân không chịu nổi. Bản cáo trạng như thấm đẫm cả máu, nước mắt của nhân dân mà Nguyễn Trãi đã tổng kết lại. Từng chữ, từng câu chất chứa nỗi uất nghẹn, căm hờn. Những chứng cớ về tội ác ấy là bản cáo trạng đanh thép nhất, là thực tiễn lịch sử xác đáng nhất để chứng tỏ phải diệt trừ lẽ lũ ngang tàng, bạo ngược, dối trá – giặc Minh là một việc làm đầy chính nghĩa của nhân dân ta, mà đội quân Lam Sơn là người gánh vác sứ mệnh.
SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
EM BÉ THÔNG MINH
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Mik lm thiếu
THÁNH GIÓNG
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.
Hãy đứng yên khi tổ quốc cần”-thông điệp mà chúng ta thường nghe thấy trong suốt 2 tháng qua(1).Bây giờ,Việt Nam cũng như toàn thế giới đang chung tay chống đại dịch Côvid 19(2).Trong khi những người bác sĩ,những người chiến sĩ đang chữa trị cho người nhiễm bệnh,những người công dân việt nam đủng hộ tiền,sức lực vào trong công cuộc chống dịch thì lại có những người chạy lung tung ra đường khi không cần thiết.Chúng ta không cần phải thể hiện mình là người giàu có,đi du lịch đi chơi khắp nơi như mọi ngày.(4)Chúng ta không ủng hộ nhiều tiền,không phải là bác sĩ,y tá chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng không có nghĩa là chúng ta không yêu nước.(5) Chúng ta có thể thể hiệ tình yêu nước đó bằng cách”ở nhà”và “đeo khẩu trang” khi ra ngoài đường. (6)“Hãy đứng yên khi tổ quốc cần” câu nói nhắc nhở chúng ta rằng hãy ở nhà để thể hiện mình là 1 người yêu nước.(7)nếu chúng ta thực hiện tốt thông điệp này cùng với những lời khuyên của bác sĩ,nhà nước thì tôi chắc chắn bạn xẽ không phải là bệnh nhân tiếp theo của coovid.(8)thông điệp trên cũng muốn nhắc nhở từng người việt nam chúng ta là hãy ở nhà để bảo vệ tổ quốc,cùng chống lại dịch covid như chống lại giặc ngoại xâm.”Chúng tôi ở nhà vì bạn,bạn cũng ở nhà vì chúng tôi chứ?
chúc bạn học tốt
Câu 1:
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Câu 2:
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Câu 3:Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.Chúc bạn học tốt!Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc.
Câu 2:
Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
Câu 3:bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
Có thể nói, Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn là nhà văn trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận lỗi lạc. Và, nhắc đến văn chính luận Nguyễn Trãi, ta không thể không nhắc đến bài “ Đại cáo bình Ngô “ mang những nét rất đặc trưng, cơ bản của thể cáo.
Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra “ Đại cáo bình Ngô”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “ thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. “ Bình Ngô đại cáo” đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. “ Đại cáo bình Ngô” được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau.
Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả.
Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn
tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh” khốn cùng”.
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng:
“ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được ? “
Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.