1/Nung nóng 1,521g hỗn hợp gồm hai oxit CuO, FeO. Dẫn 0,784 lít khí H2 ở (đktc) đi qua hỗn hợp. Cho biết, kết thúc phản ứng, chất nào tham gia phản ứng hết, chất nào còn dư. Biết hiệu suất phản ứng đạt 100%.
2/ Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 về khối lượng, phần còn lại là chất trơ. Nung 500g đá vôi một thời gian thu được chất rắn có khối lượng bằng 78% khối lượng đá vôi trước khi nung. Tìm hiệu suất của phản ứng .(Biết chất trơ không tham gia phản ứng)
1/ Cách làm mang tính chất tham khảo:
\(n_{H_2}=\dfrac{0,784}{22,4}=0,035\left(mol\right)\)
Các PTHH hoá học xảy ra:
\(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\left(1\right)\\ FeO+H_2\underrightarrow{t^o}Fe+H_2O\left(2\right)\)
Giả sử trong hỗn hợp chỉ có: FeO \(\Rightarrow n_{FeO}=\dfrac{1,521}{72}=0,021125\left(mol\right)\)
\(\left(2\right)\Rightarrow n_{FeO}< n_{H_2}\left(0,021125< 0,035\right)\Rightarrow H_2dư\)
*Nói thêm về cách giải của mình:
Đây là "phương pháp bỏ bớt chất (giả thiết)" khá phổ biến, tuy nhiên nó chỉ có thể đúng khi áp dụng cho các cation hoặc gốc axit có cùng hoá trị. Ở đây nhận thấy được FeO, CuO có tính chất bị H2 khử giống hệt nhau (Chỉ khác mỗi phân tử khối) nên có thể áp dụng phương pháp này. Cơ sở của phương pháp như sau:
\(M_{FeO}< M< M_{CuO}\Rightarrow\dfrac{m}{M_{CuO}}< \dfrac{m}{M}< \dfrac{m}{M_{FeO}}\Rightarrow n_{CuO\left(gt\right)}< n_{hh}< n_{FeO\left(gt\right)}\)
Ở trên mình tính được: \(n_{FeO\left(gt\right)}< n_{H_2}\) cũng có nghĩa \(n_{hh}< n_{H_2}\Rightarrow H_2dư\)
cảm ơn cậu nhiều nha <3